loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 1824 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'trình pháp & chiêm nghiệm'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 22-09-2018

Câu hỏi:

Thưa thầy, con xin trình về thấy pháp nơi con. Người hàng xóm cố ý bỏ rác qua bên phần nắp cống của nhà (2 nhà có cùng chung nắp cống). Con thấy con hậm hực và muốn kiềm chế lại. Ngày sau đó con tức giận nói với chồng về cảm nghĩ của mình, con nhìn cơn giận đó trào lên và để yên cho nó hoạt động nhưng không làm gì hết. Qua tới ngày thứ 3 thì lạ ghê, nhìn bọc rác mà con không có khởi lên gì hết và lại hoan hỷ, cười thái độ của mình mấy ngày trước. Con nghĩ pháp đã dạy con đâu là cái ảo của tính sở hữu về cái của ta vẫn còn đó mà con tưởng mình không còn nữa.
Rồi có 1 ngày con nhìn ra được cái hình ảnh bất như ý của tưởng khởi lên, và trong thân (lưng) thấy chán con thấy rõ tiến trình này và lập tức nó bị đánh tan. Lần này như đánh cầu lông mà trúng 1 cái, con vui lắm dù là vô số lần đánh hụt. Con cảm ơn thầy đã lắng nghe con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-09-2018

Câu hỏi:

Truoc tien cho con cui dau danh le thay, kinh bach thay, con rat ham tu hoc phat, bat cu phap mon nao co tren doi nay con deu nghien cuu va thuc hanh, tuy nhien qua mot thoi gian con deu cam thay no khong hop voi can tanh cua con, cho den mot hom con tinh co vao trang youtube tren smartphone, con thay co rat nhieu phap thoai cua nhieu vi tang truong, nhung con van thay no sao sao ay, khong phu hop voi con va con tiep tuc tim kiem, cho den khi con nghe duoc phap thoai cua thay, con thay nhu minh tim duoc cai cua minh da mat tu lau, tung loi giang cua thay con nghe toi dau no di vao trong con nhu the da tung nghe nhu hoi nao vay do. Kinh bach thay, ban than con rat ngu muoi, nghe nhieu ma hieu thi rat it, tham chi co luc nghe thi cu nghe nhung hieu thi khong hieu, cho den mot hom, con nghe phap thoai cua thay ve minh hay vo minh, con loang thoang thay duoc cai gi do trong loi giang cua thay, con ben thuc hanh nhu sau: con dat trong long con mot ben la minh va mot ben la vo minh, con tu hoi chinh con chon minh hay la vo minh? con suot ngay quanh quan chi mot cau hoi do thoi khong gi khac, la la khi do trong con chi co mot cau do thoi, khong co bat cu thu gi khac o trong tam con, con chi cam nhan mot su vang lang va sang suot luon hien dien chi voi cau hoi do, qua mot thoi gian, con luon chu tam den su vang lang va sang suot do va quen di cau hoi truoc do va chi hoi viec gi xay ra va day la gi? cho den gio con van chua tra loi duoc su vang lang va sang suot do la gi. No co dieu ma con thac mac ma con muon hoi thay la trong bat cu luc nao con lam hay khong lam bat cu viec gi, con noi san hay co bat ky uoc muon gi, no dieu co mat mot cach trong sang va lang le, nhu the no dang xem coi con dang lam cai gi ma no khong xen vo can thiep. Con kinh hoi thay vay cai thay con vua trinh bay o tren do la cai gi dang xay ra o trong con? rat mong thay chi day cho con, con vo cung biet on thay.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-09-2018

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ thầy.
Thưa thầy con xin trình pháp.

1. Qui trình hoạt động của cái ta lý trí hiện hành. Nhận thức đối tượng và phản ứng trên đối tượng đã nhận thức. Đối tượng của cái ta lý trí bao gồm: Các đối tượng bên ngoài đưa đến hoặc tập khí khởi lên (một sự việc trong quá khứ, một cảm xúc của tâm... tự động khởi lên). Cái ta nhận thức các đối tượng trên theo kinh nghiệm, quan niệm, khái niệm đã có sẵn định hình, định danh, định tính chất của đối tượng và liền sau đó là phản ứng trên đối tượng theo các khuynh hướng sẵn có của nó và khổ cũng tự động phát sinh theo tiến trình này. Cái ta chấp cái khổ là ta khổ.

2. Tuy nhiên cái chính trong hoạt động của cái ta là những tình trạng tâm hoạt động một cách vô thức:
- Tình trạng một tập khí khởi lên nhưng không phải cái ta hiện hành nắm bắt đối tượng mà là thái độ tự hư cấu của tập khí (thể hiện là sự tưởng tượng) tạo thành một chuỗi các sự kiện tương tự như giấc mơ. Tuy các hoạt động này diễn ra một cách tự động và vô thức nhưng vẫn có cái ta ý thức trong đó là chủ thể. Cái ta ý thức chìm trong vô thức vẫn thể hiện rõ khuynh hướng của cái ta như tham, sân, ngã mạn…
- Giấc mơ
- Tình trạng khi cái ta lý trí đang hiện hành thì vẫn có tập khí khởi lên tiếp ứng với cái ta hiện hành (ví dụ như khi mắng chửi một ai đó thì ngoài ý thức ra còn có sự cộng tác của vô thức là cung cấp thông tin, cung cấp các thái độ đã đưa vào tiềm thức)
- Thái độ tự phản ứng một cách máy móc mà chất liệu của nó là những kinh nghiệm, quan niệm, khái niệm đã đưa vào tiềm thức từ trước. Ví dụ như sợ ma. Có thể ý thức biết là không có vấn đề nhưng những phản ứng máy móc vẫn diễn ra và sự sợ hãi vẫn đi kèm. Người ta thường gọi tình trạng này là mất kiểm soát.

3. Thái độ nhận thức, phản ứng không có cái ta: Khi chánh niệm tỉnh giác một cách tự nhiên thì không có các tình trạng trên vì không có cái ta.

Sai lầm của cái ta lý trí là nguyên nhân đưa đến đau khổ:
- Chấp trong thái độ nhận thức là ta nhận thức: Ta biết, ta khổ, ta đang khó khăn... Cái ta thì không có chỉ có là cái thái độ chấp hiện hữu trong tình trạng vô minh mà nó lại là ảo.
- Cái ta nhận biết pháp một cách chủ quan và hời hợt rồi thì kết luận pháp bằng một khái niệm về tên gọi, tính chất, hình tướng. Nhận thức không đúng với thực kiện mà tưởng là chính xác vì vậy mà đã sai càng thêm sai. Trên thực tế khi nhận thức qua khái niệm thì cái khái niệm đó không liên hệ gì với pháp cả. Nhưng cái ta lại ngộ nhận khái niệm là pháp.
- Đau khổ là hệ quả của một thái độ nhận thức và hành vi sai lầm. Đau khổ là tâm, là hệ quả của tiến trình bản ngã tạo tác. Nhưng cái ta lại cho đau khổ là do duyên bên ngoài đưa đến.
- Thái độ cái ta này làm duyên cho thái độ cái ta kia tạo ra ảo tưởng là cái ta miên mật.
Đó là những gì con đã thấy. Con thành kính tri ân thầy. Con chúc thầy luôn mạnh khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-09-2018

Câu hỏi:

Kính bạch thầy
Con đã nghe những bài giảng của thầy khoảng 1 năm, cảm giác rất gần, rất hợp, con đã thực tâp cho dù chỉ là khởi niệm nhỏ vì con thấy cứ mỗi lần khởi niệm muốn chồng con thay đổi tốt hơn hoặc vui mừng thấy anh ấy thay đổi thì lập tức nghịch duyên đến chỉ trong vòng 1tuần, và con lại buồn, nhờ vậy mới biết con vẫn còn phiền não, vẫn tham, vẫn 1 chút sân, vậy cứ để cho pháp diễn tiến theo tự nhiên phải không thầy? Thật là khó giữ cho tâm không buồn không vui trong cõi này, tâm con vẫn còn dao động, nếu như mình thực tập quan sát tâm, quan sát pháp kể cả lúc không việc, thỉnh thoảng lo ra nhưng con vẫn biết con đang lo ra thì đó có phải là mất chánh niệm không thầy? Chỉ tu tập với pháp hằng ngày trong cuộc sống như vậy thì có cần phải ngồi thiền, học kinh không thầy? Con thì thấy kinh điển nhiều nhưng cũng giống nhau thôi tại sao phải học nhiều vậy, con nghĩ vậy không biết có đúng không? Kính mong thầy giảng dạy, con mong được gặp thầy. Khi nào thầy qua Toronto? Thầy có giảng pháp ở Chùa Từ Thuyền không? Con rất mong đảnh lễ thầy.
Con Ng.Th

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-09-2018

Câu hỏi:

Con kính thưa thầy.
Con có 1 trải nghiệm khi nằm tỉnh giác, nhắm mắt, để cho thân tâm buông thư hoàn toàn tự nhiên. Tâm con không còn lăng xăng. Các pháp đến đi con đều nhận biết rất rõ ràng. Một lúc, con thấy tâm mình mở rộng ra mênh mông như cả vũ trụ dường như con hoà vào đó. Con thấy ánh sáng mờ rồi sáng lên như ban ngày, tiếp theo là một ánh sáng vàng rực chói loá làm con giật mình dù đang là ban đêm và con nhắm mắt. Y như là mình mở toang cánh cửa phòng chứa đầy ánh sáng diệu kỳ. Con giật mình thì ánh sáng đó biến mất. Khi đó tâm con vẫn tỉnh giác và một cảm thật an lạc và khinh an xuất hiện. Chưa bao giờ con có cảm giác thăng hoa như thế. Khi đó con chưa có duyên nghe pháp của thầy, chưa biết thế nào là thiền minh sát, cũng chưa giác ngộ được gì. Cũng vì cuộc sống quá nhiều phiền não khổ đau nên con tìm đến Phật pháp như một chỗ dựa tinh thần. Nhưng giờ đây, nhờ duyên lành con được thầy chỉ dẫn tâm con đã thông suốt hơn và thường quay về nương tựa chính mình để thấy ra vô thường, khổ, vô ngã. Con xin thành kính tri ân Thầy, Người thầy mà con chưa có duyên gặp mặt. Và con xin hỏi thầy là ánh sáng mà con trải nghiệm đó có phải là tánh biết chói sáng khi tâm đã hoàn toàn vô vi vô ngã không thưa thầy? Con cảm ơn thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-09-2018

Câu hỏi:

Thưa Thầy,

Con mới nghe xong bài Pháp thoại của Thầy tại Hà Nội ngày 15/9 vừa qua, con thấy có một câu thú vị là: "Khi Tâm không thanh tịnh trong sáng mà Khởi Tâm thì chỉ có sai lầm và khổ đau". Con ngẫm nghĩ đúng với con trong thời gian qua, và con cười thầm. Tuy nhiên, con thấy trong sai lầm, đau khổ thì con có thêm nhiều trải nghiệm mới và thấy ra cái Bản Ngã ngủ ngầm bấy lâu nay.

Tự nhiên, con mới nghe Bản Ngã nói với con là: hơn 1 tháng qua, Bản Ngã ngủ ngầm của ta bị nhà người đánh thức và bắt ta phải làm Giám Đốc điều hành Tâm (CEO) nên ta làm việc rất hăng say, tạo tác đủ thứ việc và di chuyển nhiều nơi làm ta gần kiệt sức. Bây giờ ta mệt mỏi và chán nản với vai trò CEO này rồi, và ta chuyển chức vị CEO lại cho ông "Pháp" làm thay ta. Nên nhà ngươi hãy làm theo lời mách bảo của Mr "Pháp", nếu không Mr "Pháp" sẽ giận bỏ đi thì nhà ngươi sẽ gặp ông Sếp mới (Bản Ngã) còn dữ dằn hơn ta làm CEO nữa thì nhà ngươi sẽ tiêu luôn!

Ngẫm nghĩ về hành trình làm lính cho ông Bản Ngã thô và Bản Ngã vi tế thật thú vị và cũng thật khổ sở Ạ. Con thấy chẳng có gì để hối tiếc.

Con cảm ơn Thầy đã nhẫn nại, từ bi, vị tha và trí tuệ giúp con thấy ra cái Bản Ngã tinh vi và xảo quyệt này a. Để bây giờ Nó sợ bỏ chạy và nhường vị trí CEO lại cho "Mr Pháp" a.

Chúc Thầy luôn khoẻ mạnh và an vui trong hương vị Pháp.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-09-2018

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy!
Nhờ nhân duyên con có dịp nghe Thầy giảng nhiều bài pháp. Hôm nay con xin được trình bày việc con thực tập như sau ạ.

Trước khi nghe pháp của Thầy, con có đi đến 1 chùa để thực hành thiền Tứ niệm xứ. Lúc hành thiền đi các thầy bảo nên quan sát bước chân, bước chậm rãi để thấy rõ bước chân như thế nào... Sau đó con cũng bước đi chậm rãi và "cố gắng" quan sát nhưng con vẫn không thấy ra bất cứ điều gì ngoài việc "đang tập trung" bước đi. Nhưng một hôm nọ, khi ngủ dậy, bình thường con hay lười và thích ngủ thêm, nhưng hôm đó khi nghe đồng hồ, con mở mắt rồi liền biết con mở mắt, sau đó con chống tay ngồi dậy như thế nào con đều nhận biết và quan sát thấy, đến khi bước đứng dậy con "bỗng thấy" không có cái gì điều khiển hay cố gắng hết, cơ thể hoàn toàn tự nhiên và con thấy rõ mồn một như nó đang xảy ra, con xúc động vô cùng! Con thấy không có 1 sự cố gắng hay sự chú ý nào mà trước đó bản ngã làm nên, tất cả đều rất tự nhiên, rỗng lặng mà thấy!
Rồi những lần con bị đau hay có những cảm thọ con đều quay lại trọn vẹn trên chính những cơn đau hay những cảm thọ đó và con thấy điều đó rất "tuyệt vời". Con thấy "à, đây rồi, tất cả đều ở đây", rồi tự nhiên con thấy sự hoàn hảo của Pháp mang lại, con thấy rõ tất cả những gì diễn ra trên thân, rồi có 1 niềm xúc động tột cùng thưa thầy!
Con xin chân thành tri ân Thầy ạ! Trước kia con rất sợ phải đối diện chính mình, con tìm đến Phật pháp nhưng trước đó là sự cầu khẩn, và mong chờ 1 sự thiêng liêng nhiệm mầu nào đó. Nhưng khi cố gắng, cố gắng con càng rối loạn. Và con rất may mắn khi được gặp Thầy ạ! Bây giờ con dám nhìn vào chính mình, khám phá chính mình, và con cảm thấy thú vị vì điều đó!
Con xin Tri Ân Thầy!
Con kính chúc thầy nhiều sức khỏe!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-09-2018

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Con xin phép Thầy cho con hỏi 1 câu:
Con thường nghe câu chuyện "nghe thì biết nghe, thấy thì biết thấy... không có ông trong đó!" Vậy có phải ý Đức Phật là: nghe, thấy, ngửi... bằng "CÁI TÂM" không hả Thầy? Mà "CÁI TÂM" chỉ nghe, thấy... được khi nó tĩnh lặng trong sáng? Con hỏi vậy vì:
1/ Chiều hôm qua như thường lệ con phải ngồi ở 1 quán cà phê vỉa hè
2/ Từ khi theo Pháp thoại của Thầy, con luôn tận dụng lúc rảnh rỗi để chiêm nghiệm nên khi ngồi quán cà phê con cũng cố "nghe, thấy..." giống như câu chuyện trên.
3/ Kết quả: Con nghe thấy cả tuần mà cũng chỉ nghe tiếng xe cộ ồn ào, thấy mấy căn nhà xinh xắn, cây lá hoa người trong công viên... Nghĩa là chẳng có gì thay đổi trước khi con tập tễnh nghe Pháp thoại.
4/ Chiều qua còn tệ hơn: Đầu óc con mụ mị chẳng tinh tấn hay chánh niệm nổi 1 giây đồng hồ nói gì đến nghe thấy... không có ông trong đó ==> Con mặc kệ không thèm quan tâm nữa. Con chỉ nghĩ chắc Pháp này đang đến và đang giễu cợt hỏi con "ngươi biết ta là gì không?"
5/ Con ngồi suy nghĩ hoài cũng không có câu trả lời. Con nổi cáu nghĩ, "ngươi là gì kệ ngươi, ông đây không quan tâm. Mệt!"
6/ Ngồi chút nữa con đi vệ sinh, rồi quay lại ghế cũ. Vừa ngồi xuống ghế bất ngờ con nhìn thấy cái cột đèn đường trước mắt cách con 25 mét & chỉ thấy đúng cái cột đèn tầm thường đó và giây phút chớp nhoáng đó con thấy cái cột đèn trước mắt sống động đang chờ đến lúc nó sáng lên khi trời tối. Con không thấy gì khác nữa.
Sau đó mọi cảnh vật trở lại như cũ. Còn con ngồi sửng sốt rất lâu!

Kính thưa Thầy con mạo muội suy đoán (vì trình độ Phật pháp con còn kém lắm, con mới theo Pháp Thầy khoảng dưới 1 tháng nên không dám tự mình kết luận): Hay là Pháp muốn dạy con "nghe, thấy... không có ông trong đó" là để tâm nghe tâm thấy tâm ngửi... chứ không phải là mắt tai mũi miệng? Và muốn vậy thì tâm phải tĩnh lặng trong sáng trước đã như Thầy dạy?
Con kính chào Thầy và con kính chúc Thầy luôn dồi dào sức khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-09-2018

Câu hỏi:

Dạ con kính chào Thầy ạ!
Con vừa mới nghe Thầy chia sẻ trong buổi trà đạo có câu hỏi liên quan đến vấn đề thiên vị. Con thấy mình cũng đang gặp phải vấn đề này trong mối tương giao quan hệ xã hội. Nhiều lần con thắc mắc rằng sao mọi người lại không chơi, không nói chuyện hay ngại tiếp xúc với con. Sau này con hiểu được rằng do năng lượng của con không tốt (con bị bệnh nên rất sợ khi người khác hỏi về mình) nên con cũng biểu hiện điều đó ra bên ngoài như hình thành cho mình cái vỏ bọc ấy thầy. Còn 1 cái gì đó vướng mắc trong lòng mà con chưa thể nào thoát ra được để sống cởi mở hòa đồng với mọi người. Tính con không trách người khác mà chỉ quay lại nhìn lỗi bản thân tại sao lại như vậy. Lúc trước con nhìn theo kiểu tự ti hạ thấp mình. Từ ngày con nhận ra được vấn đề thì con nhìn khách quan hơn xíu. Nhưng dần dần con thấy rằng mình đã đánh mất đi chính mình mà đem sự hài lòng cho người khác (giai đoạn này con rất là khổ), khi con tỉnh ra được rồi thì con sống tự nhiên, tìm lại nhìn nhận lại gốc chân thật của mình là gì. Nhưng khi con làm như vậy thì mọi người bảo con thay đổi. Và con dần rất ít bạn. Các mối quan hệ của con cũng rất nhạt. Đối với con, ai cần gì con sẽ giúp hết mình. Nhưng giúp rồi lại ít khi nói ra lắm. Con nói chuyện không hay, nói ra sự thật thì mọi người lại không thích, bạn bè con thì hay nói đùa này kia nhưng con lại không nói được kiểu ấy nên con hay im lặng và cười thôi à.
Hiện giờ con đang rất phân vân trong việc ứng xử với tương giao và mối quan hệ. Con biết là tùy duyên thuận Pháp nhưng mà với người đang bị vướng mắc trong lòng thì sao ạ? Con hiện giờ thì đang nhìn thấy bên ngoài để tiếp tục học bài học của mình và quay lại bên trong soi sáng tâm mình. Trong quá trình giải phẫu để thấy ra như vậy cũng sẽ có nhiều gai góc hiện ra bên ngoài. Đây có phải là 1 lý do không thầy?
Với lại từ nhỏ con đã thích sự tự do trong tâm. Nhưng con thấy mọi người thích kiểu ràng buộc ấy ạ. Nên con mà nói chuyện nhiều con cũng sợ họ nảy sinh tình cảm với mình. Lại khổ họ nữa. Đây cũng là suy nghĩ của con khiến con ngại tiếp xúc với những bạn nam.
Xin thầy chỉ dạy giúp con với ạ.
Con cảm ơn thầy và con kính chúc thầy sức khỏe ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-09-2018

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy hôm qua con có trình pháp trong suốt thời gian thực hành. Nhờ Thầy soi sáng thêm cho con. Nhưng chắc con bị sai trong việc trình pháp nên không thấy Thầy trả lời. Nếu con có sai gì trong việc trình pháp con xin sám hối với Thầy. Kính mong Thầy từ bi tha tội cho con. Đôi lúc con sợ mình sai trong việc thực hành rồi đi sai con đường giác ngộ giải thoát. Vì hiểu sai 1 tí là thực hành sai rồi. Vì con còn vô minh nhiều quá Thầy ạ. Một lần nữa con xin sám hối Thầy.

Xem Câu Trả Lời »