Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 08-04-2022
Câu hỏi:
Kích bạch thầy,
CHẾ NGỰ TÂM HAY RÕ BIẾT TÂM?
Hôm nay con đá quả banh vào tường rồi đá ra, cứ đá như vậy con hiểu rõ khoảng cách cũng như tính chất quả banh mà đá mạnh hay nhẹ tránh mất kiểm soát, con thấy rằng tâm con người cũng như quả banh khi vô sự thì lặng lẽ quan sát còn khi hữu sự thì ứng ra cần rõ biết uyển chuyển để phù hợp với hoàn cảnh trong đời sống tránh lăng xăng mà đánh mất mình khi hành động thái quá hay là thụ động.
Con chỉ chia sẻ cảm nhận của mình, rất mong thầy góp ý ạ.
Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật!
Ngày gửi: 18-02-2022
Câu hỏi:
Thưa thầy con thấy khi tiếp xúc với các "phương tiện" thì phương pháp "khẩu niệm tâm hành" thật tốt quá, nhờ khẩu niệm tâm hành mà ngay khi nhìn vào ngôn ngữ ta không thấy hình thức ngôn ngữ mà thấy luôn thực tướng tức khắc hiện tiền, khi nhìn vào ngón tay ta không thấy hình thức ngón tay mà thấy luôn mặt trăng tức khắc hiện tiền, tốc độ của tâm quả không thể nghĩ bàn.
Ngày gửi: 11-02-2022
Câu hỏi:
Thua Thay!
Cau hoi cua con la:
Do thay ro khong co gi la ta, cua ta nen tam khong chay theo, nen tam co suc manh. Luc nay co the lam duoc nhung viec kho khan. Neu chua thay ra ma ren luyen de tam them vung manh la ban nga. Con nhan thuc vay co sai xin Thay sua.
Con cam on Thay!
Ngày gửi: 11-02-2022
Câu hỏi:
Thưa thầy theo con thấy, quả thật nếu như không nhận thức được tầm vóc của Tâm và thiếu nhẫn nại mà coi thường, bỏ qua cái đơn giản, cái thân cận thì thật khó thâm nhập vào ý nghĩa chân thực, đơn giản mà cũng tinh tế, thân cận mà cũng thâm viễn của giáo pháp, phải sống tỉnh thức trong từng sát-na thì mới nhận ra được chân tướng tinh vi.
Ban đầu con bắt đầu minh ngộ từ câu Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm, sau đó là Đương xứ tức chân, rồi Bát Nhã không quán, rồi Thực tại hiền tiền,... Sự tiến bộ giúp con tự do tự tại hơn trong tư duy và hành động, đường kiếm cũng thanh thoát và chính xác hơn trước. Nhưng con cảm thấy con vẫn còn thiếu một thứ gì đó, đã rất gần nhưng chưa tới. Con vẫn còn an tâm trên từng sát na hiện tiền của cái thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm, tư duy,... của thế giới hiện tượng mà chưa thể nắm bắt được cái Một, cái Nhất, vẫn còn sự phân biệt vi tế giữa Tâm và Vật, giữa Năng và Sở, muốn làm mờ tâm để hiện rõ vật, muốn làm mờ chủ thể nhận thức để hiện rõ đối tượng nhận thức, thực tại hiện tiền vẫn chưa hiện tiền kiên cố toàn vẹn nên dễ bị tập khí chi phối phá vỡ khi gặp phải những kích động mạnh từ ngoại giới.
Nhưng trong một lần cuốc đất, con bị cha mắng, vọng tình lại dấy động nổi lên, con lại "thực tập" trở về trọn vẹn với cảnh duyên người và vật hiện tiền, quán chiếu tính vô ngã vô thường, thâm nhập tính không vô tướng vô tác, nhưng chỉ được một lúc, con nghĩ có lẽ đó chưa phải là trong lành định tĩnh sáng suốt chân thực mà chỉ là các tầng định trong Sắc Giới chẳng qua chỉ khác ở đối tượng nhận thức không phải là các đề mục mà là thực tại hiện tiền. Rồi con lại nghĩ thực tại hiện tiền này có lẽ chỉ là thực tại hiện tiền nơi Đối tượng, nơi Ngoại giới, nơi Sắc chất, nơi Hiện tượng nên mình bị luôn cuốn theo từng sát na sinh diệt của nó mà bị Thất niệm, Luân hồi.
Con mới nghĩ đến Tâm địa pháp môn rồi thử thực hành quán chiếu Tâm Giới thì mới thấy rằng Tâm không có Giới, nhất thiết hiện tiền đều là Tâm hiện tiền, tất cả mọi hiện tượng sắc thanh hương vị xúc pháp, dù là người hay vật, dù là đất đá dưới chân hay các vì sao trên trời hay trạng thái tâm lý hiện tiền đều là những tín hiệu nơi tâm mình, tâm mình không vô tướng vô tác nên mới hiện ra mọi thực tại thân thọ tâm pháp vô ngại như nó đang là, nó đang là cũng chính là tâm đang là, cho nên nhìn vào con phố trước mắt kia cũng chính là nhìn vào tâm mình trong hình thức con phố, nhìn vào những vì sao xa xôi kia cũng là nhìn vào những tín hiệu nơi tâm mình trong hình thức vì sao, nhìn vào cục phân trâu kia cũng là tâm dưới hình thức cục phân trâu,... Không còn ranh giới giữa Tâm-Vật, Nội-Ngoại, Chủ thể-Đối tượng nữa, chỉ có Thực Tại Hiện Tiền nơi vật cũng tức là Thực Tại Hiện Tiền nơi tâm, nơi vật có thì nơi tâm có, nơi tâm có thì nơi vật có, tất cả hoà trộn nhau trong tâm Nhất Tinh Minh thành ra cảnh Lục Hoà Hợp, Tâm mới là nền đất là cửa ngõ luôn thường trực và thân cận nhất. Trước đây con chỉ hiểu câu nói "Đem tâm ra đây, ta an tâm cho" theo nghĩa là để người nghe rời khỏi quá khứ rời khỏi vị lai về với các hiện tượng thân thọ tâm pháp đang là, nhưng vì chưa thấy căn bản nên còn tách rời thân thọ tâm pháp thành bốn đối tượng riêng biệt để quán niệm, cho nên tuy nói là Tâm nhưng vẫn là Sắc tâm, là Ngoại, là Vật chứ không phải cái Tâm chân chính nơi mình, giờ con mới biết thân thọ tâm pháp chỉ là một nơi tâm mình; tuy là một, bất động, ở nơi mình nhưng lại tự động tức khắc hiển thị bất cứ thứ gì ở bất cứ mọi nơi.
Ranh giới thật mong manh, cũng là câu kinh ấy, thoại đầu ấy, nhưng trong mắt người coi thường và thiếu nhẫn nại với những sự thật gần gũi đơn giản nơi tâm mình, cứ hướng ngoại cầu chân và hướng ngoại cầu huyền thì còn không bằng những lý thuyết trong bộ môn tâm lý học; song dưới con mắt tâm địa pháp nhãn thì đó là cả thế giới chân thực, vi diệu. Thật may con được nghe pháp "Khẩu niệm tâm hành" trong Đàn Kinh, được nghe pháp thoại của thầy, được lấy Kiếm Đạo làm chiếc cầu nối Giáo Pháp với Thực Tiễn nơi mình. Chưa bao giờ con lại thấy Tâm thực tế và vĩ đại như lúc này:
"Trùng trùng thế giới triển khai,
Đều do tâm thể Như Lai chói loà,
Rút đao cắt mảy trần sa,
Đều do tác dụng Thiền Na nhiệm màu,
Cứu cánh nào có xa đâu,
Luôn luôn thể lộ ngay đầu lông mi,
Gần gũi đơn giản vô vi,
Mà bao quát mọi thần kỳ biến thông".
Ngày gửi: 25-12-2021
Câu hỏi:
Bạch sư Ông
Nếu tánh biết hoàn toàn trong sáng và mình bám vào thân xác để hình thành nên cái ta, vậy khi thân xác này mất đi thì tâm mình sẽ về đâu?
Ngày gửi: 15-10-2021
Câu hỏi:
Con kính chào sư ông, hôm nay con muốn hỏi sư ông điều này ạ:
"Trải qua những bước thăng trầm
Mới hay bậc trí giữ TÂM làm đầu"
Theo sư ông nên hiểu chữ TÂM như thế nào cho đúng ạ?
Lúc nào sư ông rảnh rỗi giải đáp cho con hiểu ạ. Chân thành cám ơn sư ông
Ngày gửi: 10-09-2021
Câu hỏi:
Con kính chào Sư ông!
Sư ông có khoẻ không ạ?
Con chưa hiểu rõ câu”… muôn sự tại tâm, vạn pháp tại thức…” mong sư ông chỉ dạy!
Con cám ơn sư ông thật nhiều!
Ngày gửi: 05-08-2021
Câu hỏi:
Con kính bạch trên Thầy, con xin Thầy chỉ dạy cho con khúc mắc này ạ.
Chữ "Ý" và chữ "Tâm" là hai chữ cùng nghĩa hay khác nghĩa ạ?
Và trong kinh Tứ niệm xứ thì con hiểu Tâm là pháp sinh - diệt, như vậy không phải ta, không phải của ta, không phải tự ngã của ta. Nhưng mà nhiều bài kinh lại có câu "Tâm của vị ấy giải thoát khỏi dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu", khi đọc câu này con lại khởi lên suy nghĩ tâm là của mình. Như vậy chữ Tâm ở trên và chữ Tâm ở dưới là một hay là khác ạ? Con xin thành kính biết ơn Thầy ạ.
Ngày gửi: 09-04-2021
Câu hỏi:
Con xin đảnh lễ và kính chúc Sư Ông sức khỏe thân tâm thường an lạc! Xin Sư Ông hoan hỷ giải thích giúp con một vấn đề sau.
Theo con hiểu trong thiền tông, cái biết là thường, cái bị biết là vô thường, nhưng mình vẫn không trụ tâm ở cả thường và vô thường phải không ạ?
Con xin bày tỏ lòng biết ơn Sư Ông đã khai thị trong các bài pháp trên mạng!
Ngày gửi: 08-04-2021
Câu hỏi:
Con thành kính đảnh lễ Thầy,
Con thường xuyên nghe pháp thoại của Thầy, có nội dung 2 câu sau con chưa rõ, con mong Thầy hoan hỉ giúp con: "Đối cảnh tâm sổ khởi" và " Khi xúc chạm việc đời, tâm không động không sầu..."
Con thành kính tri ân công đức vô lượng của Thầy ạ.
Kính Thầy