loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 35 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'sáng suốt - định tĩnh - trong lành'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 15-04-2022

Câu hỏi:

Kính thưa sư ông, sư ông có thể giải thích từ sáng suốt là gì định tĩnh là gì, trong lành là gì được không ạ

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-04-2022

Câu hỏi:

Con chào thầy,
Con có một câu hỏi, nghe thì có vẻ lạc đề không liên quan đến Phật Pháp nhưng con nghĩ là có liên quan.
Khi mà mình làm 1 việc gì đó thì luôn có đối thủ cạnh tranh. Nếu mình làm tốt hơn, đối thủ sẽ cố gắng chơi xấu để hạ mình xuống hoặc copy cách mình làm + modify để tốt hơn. Vậy trong trường hợp này mình cần phải làm gì? Lời dạy của Phật là giữ tâm bình tĩnh, tĩnh lặng, trong sáng thì sau đó mình sẽ có solution, đúng ạ? Có khi nào khi mình bình tĩnh lại thì mình không thấy ai là đối thủ cả, mà đối thủ lại chính là mình không ạ?
Con cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-03-2022

Câu hỏi:

Thầy ơi! Mục đích sống và tu tập của con kiếp này là cố gắng vun bồi phước báu và trí tuệ mong sao mình mất đi được ĐI LÊN. Con mong muốn sau khi ra đi được sinh về cõi trời để tu tập tiếp. Vậy con nên tu pháp gì và tu những gì thưa thầy?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-03-2022

Câu hỏi:

Kính thưa Sư Ông,

Con xin trình pháp về cái thực và cái ảo.
Cái thực, chính là nhu cầu tự nhiên của cuộc sống: ăn, uống, ngủ, nghỉ. Với tình hình kinh tế xã hội của nước ta hiện tại (không có chiến tranh...) , mỗi người lao động đều có thể làm việc để tự lo cho các nhu cầu tự nhiên của mình. Tùy vào trình độ, điều kiện... mỗi người sẽ có mức độ dư giả khác nhau; có thể dùng để giúp người, lập gia đình, nuôi con... quan trọng là cần căn cơ trong chi tiêu, để không phải vay mượn, phụ thuộc vào người khác, có chút tiết kiệm để đề phòng. Duy trì cuộc sống như vậy sẽ luôn an nhiên, tự tại, vô lo. Tâm sẽ an định một cách tự nhiên.

Cái ảo, chính là nhu cầu thể hiện của bản ngã: so đo hơn kém với người. Lối sống này dính mắc vào các xu hướng xã hội, vào sự đánh giá bên ngoài; tâm luôn phải lo lắng bảo vệ những cái đã có (hình ảnh về bản thân, quan điểm, tài sản...) và mong cầu những cái mà người khác có mà mình chưa có... Do vậy mà tâm luôn vọng động, có định được thì chỉ là nhân tạo, nhất thời.

Pháp của Sư Ông là giúp người ta bình tĩnh sáng suốt để thấy ra cái ảo, bớt dần cái ảo để trở về cái thực, hướng dần đến cuộc sống an nhiên, hòa hợp, định tĩnh, trong lành.
Con hiểu như vậy có đúng không ạ?
Con xin cảm ơn Sư Ông.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-02-2022

Câu hỏi:

Kính thưa sư ông,
Con có rất nhiều thao thức trong sự thực tập quán niệm sự thở vô thở ra, chính vì thế con đã dành nhiều năm tháng để thực hành và chiêm nghiệm ý nghĩa của kinh quán niệm sự thở (anapanasati sutta). Có nhiều lần con còn chia ra từng bước trong phép quán niệm sự thở để thực hành, nhưng càng thực tập như vậy thì càng thấy không thông. Cho tới thời gian gần đây, khi ý đồ phân tích không nhúng tay vào, con mới khám phá ra rằng tuy chia ra 16 phép quán niệm nhưng chỉ cần sáng suốt rõ biết tức thì buông xả là đã tóm thâu được ý nghĩa tu tập. Điều này cũng giống như câu sáng suốt - định tĩnh - trong lành mà sư ông thường dạy. Điều này sẽ lợi ích rất nhiều cho những ai đang thao thức tìm kiếm trong việc thực hành pháp quán niệm sự thở ạ. Con cảm ơn sư ông.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-02-2022

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Nếu bản thân mình chưa đủ trong lành, định tĩnh, sáng suốt, chưa có được "trong nghe chỉ nghe, trong thấy chỉ thấy" thì mình phải tránh xa những người thường gây cho mình phiền não khi tiếp xúc cho dù họ là những người thân thiết không ạ?
Mặt khác, mình phải thấy được không chấp vào sự khác biệt đúng không Thầy.
Thật sự để tâm không chấp vào sự khác biệt với người ngoài, cảnh xa lạ đối với con cũng dễ nhưng đối với người thân thiết, cảnh gần gữi khó quá Thầy ơi. Nó cứ ràng buộc, đan chéo rất khó vô tâm đối với sự vật hiện tượng đó.
Con kính đảnh lễ tri ân Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-12-2021

Câu hỏi:

Dạ con kính lễ Thầy ạ.
Thầy dạy:
Khi đối cảnh với tâm rỗng lặng trong sáng thì hướng tâm trên thực tánh của đối tượng gọi là như lý tác ý.
Con xin trình bày hai trường hợp:
Khi có người đang nói điều gì không đồng ý với con, con lắng nghe với tâm không hài lòng, chỉ chờ người ta dứt lời là phản bác lại: phi như lí tác ý.
Lần sau cũng người đó nói điều tương tự, nhưng lần này con lắng nghe mà tâm không phản ứng gì, con vẫn hiểu ý của người nói, con nghe từng âm thanh nối tiếp nhau đến khi dứt. Có khi con trả lời thích hợp, có khi không, vì thấy không cần thiết. Như vậy lần này có phải là như lí tác ý không? Và "thực tánh pháp" chính là từng âm thanh đang vang lên nối tiếp nhau, có phải không ạ?
Dạ con cảm ân Thầy dạy đạo cho chúng con ạ. Thiệt tụi con đời này cũng còn có chút phước mọn mới gặp chánh pháp và gặp Thầy dạy cho.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-11-2021

Câu hỏi:

Con chào thầy, con có đọc nhiều KRISHNAMURTI có đoạn như sau:
"Chỉ khi tâm trí im lặng hoàn toàn mới có thương yêu..." Thưa thầy con muốn hỏi chỗ này ạ:

1. Tâm trí im lặng hoàn toàn: nghĩa là không có bất kỳ suy nghĩ nào cả... chỉ là TÁNH BIẾT RỖNG LẶNG TRONG SÁNG - đúng không thầy?
2. Trong giao tiếp hàng ngày phải dùng suy nghĩ, tâm trí... thì lúc đó không thể TÂM TRÍ IM LẶNG HOÀN TOÀN được, chẳng lẽ lúc đó không có thương yêu à thầy?
3. SUY NGHĨ CỦA ĐẠO NHÂN... LÀ SUY NGHĨ khởi xuất, ĐÁP ỨNG TỪ tánh biết rỗng lặng trong sáng - phải không ạ?

Con mong sư ông giải đáp cho con hiểu nhé. Cám ơn sư ông rất nhiều

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 31-10-2021

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy! Mong Thầy giải đáp giúp con ý này ạ. Trong cuộc sống, làm bất kỳ việc gì cũng phải thận trọng, chú tâm, quan sát, càng những việc mới làm thì mức độ thận trọng chú tâm quan sát càng tăng lên. Vậy khi mình ngồi thiền, lúc này không làm gì cả, thì việc thận trọng chú tâm quan sát sẽ như thế nào ạ! Con mới tìm hiểu nên con xin Thầy từ bi chỉ dạy giúp con ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-10-2021

Câu hỏi:

Kính gửi thầy!
Con xin chia sẽ câu chuyện của con. Trong lúc làm việc con thường soi chiếu lại thân tâm nếu nghĩ quá khứ vị lai thì trở về. Mà lúc nào nhớ thì thấy biết k nhớ thì thôi. Lúc k có việc gì thì thường để thân nghĩ ngơi, tâm nghĩ ngơi k nghĩ gì cả (rõ ràng thấy biết). Lúc đầu thì vừa trở về mới vài giây là phóng tâm rồi, hoặc ngồi im thì tâm k yên. Dần dần sao h con nằm xuống thư giãn buông xả hay tư thế nào đi nữa thì tâm vẫn rỗng lặng, có vọng tưởng nhưng lâu lâu mới khởi lên. Có điều con thấy ngộ là có lúc con suy nghĩ rất nhiều chuyện để phục vụ nhu cầu đời sống đến nỗi đau đầu luôn. Trong lúc đang nghĩ nhiều như vậy mà con thử buông ra thì nó yên liền luôn, tâm liền rỗng rang, lặng lẽ. Lúc đấy đau đầu mà lại thấy lạc. Lúc đầu con cứ tưởng là tâm mình ít vọng đọng thì ngồi lại nó mới yên. Vậy mà lúc tư duy vô cùng nhiều hễ trở lại cái là tánh biết liền soi chiếu, ở đâu cũng được, bất kể tư thế nào. K biết con tu đúng nguyên lý thầy chỉ chưa mong thầy chỉ thêm. Cuối cùng thầy cho con hỏi tánh biết khi ngủ với khi nằm mơ của người hành thiền lâu thì như nào ạ? (hành ý con là thường trở về trọn vẹn với chính mình). Tại hôm bữa con có nằm mơ thấy mình bị 1 con vật rất to lớn tấn công. Trong lúc đấy thì con vẫn biết là mình đang biết vẫn thấy rõ sợ hãi và có thử đứng lại bình tĩnh xem con vật làm gì, quan sát mình trong giấc mơ. Trong mơ con vẫn thấy rõ mình có điều k biết mình đang mơ thôi. Đứng lại quan sát thì cảnh đó tan biến con giật mình tỉnh giấc. Con k biết có phải mình tu quá thành ảo tưởng không. Thầy giải đáp giúp con.

Xem Câu Trả Lời »