loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 21 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'tâm lý học'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 19-05-2022

Câu hỏi:

Con kính bạch trên Sư Ông,
Con thấy trong tâm lý học họ có phân chia giữa “người hướng nội” và “người hướng ngoại”. Vậy xin Sư Ông cho con hỏi là nếu một người ở trong một hội chúng hoặc một lãnh vực không phù hợp, thường được nhìn nhận là hướng nội, nhưng khi tiếp xúc với môi trường thích hợp thì xu hướng hướng ngoại lại trỗi lên rất mạnh, thì người đó sẽ là hướng nội hay hướng ngoại ạ?
Con cám ơn Sư Ông

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-03-2022

Câu hỏi:

Thưa thầy có phải trong Tam Tạng kinh điển, Phật không nói về vật lý, hoá học, sinh học, địa lý học, thiên văn học... mà nói về tâm học, nhưng tâm học thông rồi thì vật lý, hoá học, sinh học, địa lý học, thiên văn học,...sẽ tự trình hiện như thực.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-02-2022

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy con xin phép được chia sẻ với người bạn có con hay nghĩ đến chuyện chết ạ.
Con bạn và bạn cần phải được gặp một chuyên gia tâm lý để tham vấn (bạn cần lựa chọn những người giỏi có tâm, có đủ kiến thức và hiểu biết sâu sắc về tâm lý trẻ em để tham vấn cho cháu, việc này cũng phải cẩn trọng vì hiện nay những chuyên gia dởm cũng nhiều lắm). Sau nữa con cũng xin chia sẻ lại những trải nghiệm của cá nhân con về việc này.
Con là một người thường xuyên bị ám ảnh bởi cái chết. Dù cuộc sống của con cũng bình thường như bao người khác có đủ buồn vui sướng khổ, bề ngoài con thông minh, mạnh khỏe, nhanh nhẹn vui tính nhưng nội tâm con khá phức tạp. Ngày xưa cha mẹ mải làm ăn cũng không gần gũi để nắm bắt tâm tư con trẻ, và thời ấy cũng không có những dịch vụ tâm lý như bây giờ nên con đã có lần tìm đến cái chết may mà được cứu khỏi trong gang tấc, tuy nhiên đến mấy chục năm sau con vẫn không thoát được. Trong con cứ như có cái gì đó thôi thúc, hơi có chuyện gì là con nghĩ: hay là chết quách đi? Đứng trước biển hay trước dòng sông rộng con thường nghĩ bây giờ mình bước xuống và đi dần dần ra xa, đứng trên nhà cao tầng con thường nghĩ nếu mình bay xuống kia thì sao, hoặc cầm con dao nhọn thì nghĩ đến việc đâm vào người mình... Phải đến tận thời gian gần đây con quy y Tam bảo, nghe Pháp, đọc kinh sách nhiều, hiểu về nhân quả nghiệp báo, thấm nhuần Chánh Pháp, hàng ngày hồi hướng và từ bi với mọi chúng sinh... thì những sự thôi thúc ấy mới dần dần rời xa con.
Đến bây giờ thì con có thể chắc chắn rằng không có một điều gì có thể bắt con tự tìm đến sự giải thoát bằng cái chết nữa cả. Con xin tạ ơn Tam bảo. Mong sao hai mẹ con bạn cũng tìm được những giải pháp tốt đẹp cho mình.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 31-01-2022

Câu hỏi:

Bạch Thầy,
Con đọc được thông tin này, con nghĩ sẽ có ích nên xin chia sẻ ạ.
Vào giữa năm 1990, giáo sư thần kinh học Marcus Raichle tại Đại học Washington St. Louis và các cộng sự đã phát hiện ra một vùng não bí hiểm. Nó tắt điện khi một người tập trung vào công việc, mục tiêu gì đó. Nhưng sẽ bật sáng và hoạt động ngon lành khi chúng ta tưởng chừng như "không làm gì cả".
Họ đặt tên là: "Default Mode Network" - mạng thần kinh chế độ mặc định. Đây là phần não rất quan trọng, ngốn 60-70% năng lượng bộ não.
Có thể nó chính là vùng não được kích hoạt khi Newton ngẫu nhiên nhìn quả táo rơi mà phát hiện ra lực hút trái đất. Hay Archimedes đang trần truồng tắm bồn đã hét lên Eureka.
Quý đạo hữu có thể tìm hiểu thêm trong cuốn sách: "Thay đổi vì con" của Ts Nguyễn Chí Hiếu.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-01-2022

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Cho con hỏi là học thêm tâm lý học phương tây với các vấn đề sức khỏe tâm thần theo phương tây, có giúp mình tu học dễ dàng hơn không ạ?
Con cảm ơn Thầy

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-11-2021

Câu hỏi:

Con kính bạch trên Sư Ông,

Ở dưới đây con thấy có một vị nói rằng: "Khi trở về chính mình thì con khám phá ra bản năng sẵn có rất tuyệt vời thầy ạ...". Như con đọc trong đoạn chia sẻ đó thì vị này đã hiểu và hành đúng (từ "thận trọng" cũng rất đúng), con không dám có ý kiến gì về việc thực hành Giáo Pháp của vị ấy; song con chỉ muốn lưu ý đôi chút về vấn đề ngôn từ. Số là con đã suy ngẫm nhiều để phân biệt rõ "Tùy duyên thuận pháp" với "phản xạ theo bản năng". "Bản năng", theo như con hiểu, là hành vi có tính phản xạ đã được huân tập do vô minh từ vô thỉ kiếp (kinh sách), do thói quen (Krishnamurti) hoặc là do "cơ chế sinh tồn" của người tiền sử đối diện với các nguy hiểm, thú dữ,... trong sinh hoạt hằng ngày. "Bản năng" này đã được di truyền đến người ngày nay và vẫn có ích trong nhiều khía cạnh của đời sống, chủ yếu là việc tự vệ, song nếu để mình bị đánh đồng với bản năng thì lại là không tốt. Mà dường như là đánh đồng với lý trí, bản năng, hay cảm xúc đều là có hại vậy.
Con ví dụ là nếu lắng nghe đúng nhu cầu của cơ thể, thì chỉ ăn vừa đủ, mà có chất lượng, nhưng nếu bị phản xạ theo bản năng thì cứ lên cơn thèm là ăn... thành ra bị thừa cân ạ. Hoặc thi đua, phấn đấu mà thiếu định tĩnh thì thắng rất dễ kiêu căng, thua thì dễ nản lòng, tuyệt vọng hoặc có cả thù hận nữa ạ. Vậy nên, theo con nghĩ, "tùy duyên thuận pháp" là "thận trọng, chú tâm, quan sát" tổng thể các nội, ngoại duyên đang hiện hành (trên cả hai bình diện Chân Đế hoặc Tục Đế), để từ đó có thể nói năng và hành động hợp lý, sáng suốt và đúng với đạo đức, lương tâm nhất trong mọi tình huống khác nhau ạ. Song, nói thì dễ làm thì khó, con xin phép lưu ý vậy để tránh độc giả hiểu sai về ngôn ngữ (vì bản thân con cũng có cách hiểu khác về từ "bản năng"), chứ không dám phủ nhận chỗ sáng tỏ của vị kia ạ.

Mong Sư Ông, chư Tăng và quý Đạo hữu được trọn thành Phật Đạo!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-06-2021

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy,
Con đọc trong cuốn Phật Học Tinh Yếu của Ngài Giới Đức có định nghĩa về "tưởng tri" như sau: "Saññā được hiểu là tri giác, tức là nhận biết tổng quát hình tướng, hình ảnh, âm thanh, mùi vị (ngũ trần - sắc đối tượng) và xác định được nó là cái gì (nhận thức ban đầu). Ví dụ: Đi vào một khu vườn, nhìn thoáng qua là đã biết đây là cây cam, cây mít; đây là lá ổi, lá chanh..."

Như con hiểu trong tâm lý học của Carl G. Jung thì khái niệm trực giác (intuition) là loại quan năng chỉ cần nhìn sự vật một cách toàn diện đã có thể nắm rõ ý nghĩa bên trong và những tương quan của sự vật ấy. Nếu hiểu theo cách này thì "trực giác" rất gần với định nghĩa về "tưởng tri" đã nêu trên. Nhưng triết học, tâm lý học phương Tây thường phân chia giữa "lý trí" và "trực giác" đang khi cái "lý trí" của óc phàm dường như cũng là một dạng của tưởng tri. Vậy xin Thầy chỉ giáo cho con liệu có phải là "trực giác" và "lý trí" đều bao gồm trong tưởng tri không ạ?
Con cám ơn Thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-05-2021

Câu hỏi:

Con xin kính đảnh lễ Sư Ông,
Có một số thuật ngữ Phật học con không hiểu và phân biệt được: tâm lý, nhận thức, trí tuệ. Con kính mong Sư ông có thể giải nghĩa những từ này, chứ con hay bị lầm lẫn những từ này và những từ này có liên quan đến nhau không ạ?
Con kính chúc sức khỏe Sư Ông.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-05-2021

Câu hỏi:

Thưa thầy, con đang làm việc nhưng có những lúc con lại chán làm việc, mà con cũng không thiết tha vui chơi, giải trí gì hết. Những lúc như vậy, con hay ôm điện thoại chơi game hoặc đọc sách báo, tin tức để quên đi cái sự chán. Nhưng công việc của con thì cần sự liên tục, nếu không sẽ ảnh hưởng tới những công đoạn khác. Cho nên lý trí thì con biết là cần phải làm việc, nhưng tâm con thì chán nản, không thiết tha gì hết.
Khi con nghe thầy giảng thì con nghĩ là cứ quan sát và nhận biết cái sự chán đó. Nó đến rồi nó sẽ đi. Nhưng có một suy nghĩ khác là cứ mặc cái sự chán đó, vì đó là bản ngã (rūpa taṇhā) đang chán, cứ chăm chỉ làm việc đi. Con không biết phải làm sao? Thường thì sau một thời gian buông bỏ công việc vì chán, khi nằm ườn ra chán chê rồi, thì con lại quay lại công việc một cách bình thường như chưa từng chán. Xin thầy chỉ con phải làm gì vì con thấy mình đang vô minh quá. (con đang điều trị căn bệnh rối loạn lưỡng cực hưng trầm cảm). Con xin cảm ơn thầy đã đọc vấn đề của con. Con xin chúc thầy nhiều sức khỏe.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-11-2020

Câu hỏi:

Thưa Thầy, cho con hỏi cái xung lực bên trong điều khiển mình ngoài tập khí của bản ngã, còn có sự vận hành của pháp khi sống với tánh biết vô ngã đúng không Thầy? Con cám ơn Thầy và bạn đạo hữu hỏi câu hôm ngày 17.11.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »