loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 20 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'Niệm thân'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 19-06-2021

Câu hỏi:

Bạch thầy, thầy cho con hỏi giữa thân và tâm có mối liên hệ như thế nào ạ? Thân bị bệnh già yếu... không thể điều khiển được, nhưng lúc con muốn đi thân liền di chuyển được.
Con kính tri ân thầy ạ!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-03-2021

Câu hỏi:

Thầy kính mến,
Nghe những bài pháp thoại của thầy về nguyên lý thiền, việc tu tập của con đã đơn giản và nhẹ nhàng nhưng hiệu quả hơn so với trước đây. Song song đó, con cũng xem thêm những bài pháp thoại khác về Tứ Niệm Xứ được phát trên kênh của chùa Huyền Không.

Hôm qua con đã nghe thêm về phần niệm thân, mới biết thêm có 6 phép niệm thân (thở, oai nghi, toàn thân, xác chết, bất tịnh, tứ đại) phải thực hành. Suy nghĩ của con sau khi nghe xong bài chia sẻ là "À, thực hành niệm thân không đơn giản như con nghĩ". Và "Có phải thực hành của con bị nông hay không, khi con chỉ cần nhận biết cử động của thân và cảm giác của thân khi chúng khởi lên?" Có một vị cư sĩ chia sẻ phải thực hành niệm 4 đại của thân để thấy ra cái vô ngã.
Kính thầy khai thị cho con ạ!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-11-2020

Câu hỏi:

Kính thầy, con có thắc mắc là trở về với từng hành động nhỏ nhặt nhất có khác gì với niệm thân không thầy?
Con xin tri ân thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-09-2019

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy,
Dạ con biết ơn Thầy đã từ bi chỉ bảo ạ. Con xin phép trình bày thêm cách nhìn nôm na sau đây ạ. Ví dụ con xem con là cái tổ hợp gồm thân (cái thân sinh vật lý) và tâm (cái tâm tâm lý vọng tưởng) là cỗ xe, còn người vận hành là cái thấy biết tự nhiên trong sáng, vậy thì cuối cùng đơn giản là chỉ có cái xe và người vận hành này gắn bó đồng hành cùng nhau. Và trong quá trình đấy, người vận hành càng thấy rõ biết rõ cỗ xe (và thành phần của nó) thì cuộc hành trình càng thuận theo quy luật tự nhiên, và đi tới đâu sẽ biết tới đó, khám phá tới đó. Cụ thể trong cuộc sống hàng ngày là cứ việc thấy rõ biết rõ bám sát mỗi diễn biến nhỏ nhặt từng giây từng phút và điều chỉnh cỗ xe theo cái thấy biết ấy từng giây phút tùy theo mức độ căn cơ nhận thức tự nhiên không gò ép. Chỉ đơn giản vậy thôi ạ.
Bạch Thầy chỉ thêm cho con thái độ như vậy đã đúng chưa ạ, nếu chưa mong Thầy chỉ thêm ạ.
Con thành kính biết ơn và kính chúc Thầy ngắm trăng Trung thu vui ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-02-2019

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Con nghe thầy giảng tu không phải "ly khổ, đắc lạc" mà tu là phải tự tại trong mọi hoàn cảnh. Nhưng trong con khi quan sát thân bệnh con có chút gì thấy chán cái thân, có phải thái độ con vậy là sai không ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-08-2017

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ thầy.
Thưa thầy con xin trình pháp.
Hôm qua con được nghe thầy giảng cho một đạo hữu đến tham vấn rằng thân, thọ, tâm, pháp chính là đời sống nơi mỗi người, nên tu chính là sống trải nghiệm đời sống ấy mà thấy ra sự thật, mà giác ngộ sự vận hành tất yếu của Pháp nơi chính mình, không kiếm tìm gì khác. Con thấy mọi hoạt động thân tâm nơi con đều là sự thật của đời sống giúp con giác ngộ sự thật chứ không có sự an toàn, hạnh phúc ở ngày mai hay một Niết-bàn tịch tịnh lý tưởng nào ngoài sự thật đang là. Chỉ đơn giản là trong những thành, bại, được, mất… mà không bị tham ưu, chìm đắm thì ngay đó thấy ra vẻ đẹp của nó.
Có lẽ vẻ đẹp không nhàm chán của cuộc đời chính là sự vô thường. Ra khỏi thực tại thì liền bất an, đau khổ, trụ lại thì sẽ nhàm chán. Ra khỏi hay trụ lại đều là sống trong ảo tưởng.
Con xin có chút chia sẻ trải nghiệm tu tập với đạo hữu:
Không nên có thái độ phân chia đây là niệm tâm, đây là niệm thọ, đây là niệm pháp, đây là niệm thân riêng biệt. Ngay cả khi có thái độ cố gắng trọn vẹn với thân đang đi… thì đã khởi lên khái niệm về trọn vẹn với thân... Còn ôm giữ khái niệm thân, thọ, tâm, pháp thì việc ngồi thiền hay đi kinh hành và cả hoạt động trong đời sống sẽ có khuynh hướng tu tập với ý chí tạo tác để trở thành rồi. Chỉ cần ngay đây thấy ra cái sai, trả cái đúng về với cái đúng thì chính là sống với cái đúng tự nhiên ngay nơi thực tại thân, thọ, tâm, pháp rồi chứ đâu cần tìm gì trong thân thọ tâm pháp, hoặc qua thân thọ tâm pháp mong đạt được gì hay đi tới đâu đâu. Đời sống là ngay nơi thực tại đây mà.
Con thành kính tri ân thầy. Con chúc thầy luôn mạnh khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-08-2017

Câu hỏi:

Dạ kính thưa Thầy kính mến của con. Hôm nay con xin trình sự trải nghiệm của con sau nhiều năm bị bệnh tật hoành hành mà con đã học ra được bài hoc để trình với Thầy và cũng là trải nghiệm chung cho những bạn hữu nào khi có bệnh để giảm được cái khổ tâm.
- Khi thân đau là cơ hội để quay về biết thân đang đau là niệm thân.
- Khi thân đau thấy khổ khởi sanh biết thọ khổ khởi sanh là niệm thọ.
- Khi thân đau thấy tâm đang bất an lo âu sợ hãi, chống đối loại bỏ loại trừ... là niệm tâm.
- Khi thân đau tâm bị dính mắt vào trong cái đau ấy gây lên sự trói buộc làm cho mình phải khổ sở thêm về cái đau ấy là niệm pháp.
Khi quay vể chính mình trọn vẹn với cái đau ấy là cơ hội để cho mình tu tập thì không còn lo âu và sợ hãi với cái bệnh nữa, chỉ có cái bệnh như nó đang là mà không có cái "Ta" bệnh. Mỗi lần bệnh khởi sanh lên là khổ vì có cái "Ta" xen vào muốn loại bỏ loại trừ không thích, tìm kiếm, tạo tác... nên sinh khổ. Vì mình chưa thật sự biết trọn vẹn với cái bệnh ấy và không đủ sức nhẫn nại với bệnh ấy nên sinh khổ càng lăng xăng chống đối thì khổ càng thêm khổ gây nên căng thẳng và mệt mỏi.
Trải qua nhiều cơn bệnh trên thân con luôn luôn điều chỉnh lại nhận thức của mình cho đúng tốt. Hôm nay con xin trình trải nghiệm nay với Thầy, có điều nào sai mong Thầy khai thị thêm cho con. Con xin cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-07-2017

Câu hỏi:

Thưa Thầy,

Con có chỗ nghi này muốn hỏi Thầy ạ. Từ khi con thực hành Vipassana thì thường là quan sát tâm. Thấy rõ tiến trình vận hành của các tâm thiện cũng như bất thiện của mình, từ đó điều chỉnh hành vi hoặc cách suy nghĩ lại. Con thấy hiệu quả rất tốt, nhất là khi có nghịch duyên xuất hiện.

Nhưng cách đây 1 tháng con có bị đau răng thấu đến tận xương tủy. Con cũng thử quan sát cảm thọ nhưng không thể quan sát “như nó đang là” như đối với quan sát tâm vì cơn đau cứ buốt lên từng cơn, cơn sân trổi dậy liên tục, con chuyển qua quan sát cơn sân cũng không xong. Cuối cùng con phải tập trung vô quan sát hơi thở để không còn để ý tới cơn đau răng thì thấy bớt hơn chút xíu. Con suy nghĩ, khi mới đau răng đã như vầy thì đến lúc cận tử toàn thân đau đớn thì công phu tu tập của mình có ứng dụng được không?

Sự việc này làm con nhớ đến 1 lần con vào 1 khóa thiền của trường phái chuyên quan sát cảm thọ. Họ bắt ngồi thiền 45 phút bất động cho chân tê buốt và quan sát trên cảm thọ đó. Có phải ý đồ của phương pháp này là để luyện tập dành cho những lúc đau đớn như thế này không ạ?

Con cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-03-2017

Câu hỏi:

Con chào Sư Ông, con có câu hỏi là lúc thực tập chánh niệm trên thân như là lúc đi, đứng hay những hoạt đông khác của thân, con thường hay niệm trong đầu, ví dụ như 'bước, bước', 'nâng, nâng' hay 'ngồi, ngồi'. Vấn đề ở đây là mỗi lần con thử bỏ những niệm đó đi và chỉ cảm nhận thì vọng tưởng lại khởi lên và rất khó giữ chánh niệm. Cho nên bây giờ con phải làm gì, tiếp tục niệm những cử động như con đang làm hay phát huy nhận biết thôi? Con xin chân thành cảm ơn.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-08-2016

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ thầy.
Thưa thầy con xin trình pháp về thiền Tứ niệm xứ.
Thưa thầy bài trình pháp này của con viết ngày 16/08/2016. Con nhận ra được đây là kim chỉ nam cho cuộc sống của con trong đời này.
Mặc dù con đã làm rất nhiều chuyện trong cuộc sống nhưng cuối cùng cho dù thành công hay thất bại, hài lòng hay không hài lòng thì kết quả vẫn là sầu, bi, khổ ưu, não.
Chính vì vậy mà nội tâm con luôn đi tìm một con đường thật sự để sống đúng tốt và cuối cùng nhờ thầy mà con đã tìm ra. Thiền tứ niệm xứ chỉ đơn giản là trở về quan sát lại thân và tâm, quan sát lại các tình trạng cảm giác của thân và các tình trạng cảm xúc của tâm và đặc biệt là thái độ phản ứng nội tâm trước hoàn cảnh sống.
Thiền tứ niệm xứ bao gồm; niệm thân, niệm thọ, niệm tâm, niệm pháp. Khi nắm vững nguyên lý và thực hành thiền tứ niệm xứ trong đời sống thì giá trị cốt lõi thiền tứ niệm xứ mang lại là phá đi bản ngã vô minh ái duc. Con người sở dĩ đau khổ chỉ đơn giản là do sống trong vô minh. Vô minh là không biết sự thật. Nếu biết sự thật và sống trong sự thật thì không có phiền não khổ đau. Vậy sự thật là gi? Sự thật là tất cả những gì khi lục căn tiếp xúc với lục trần mà không có cái bản ngã vô minh ái dục chen vào. Như vậy mỗi người đều đang sống trong một tình trạng ảo được kết thành từ những kinh nghiệm, khái niệm, quan điểm… biểu hiện dưới dạng cái “ta”. Phá đi cái ta trong từng hoạt động, trong từng suy nghĩ... thì đó cũng chính là phá đi bản ngã vô minh ái dục chi phối đời sống mỗi người. Phá đi cái ta tức là gỡ ra trói buộc do chính cái ta cột vào. Cột vào như thế nào thì gỡ ra cũng như vậy. Gỡ ra chỉ đơn giản là biết cái ta đã cột vào như thế nào, hậu quả ra sao. Chính vì vậy mà thầy đã dạy chúng con: Chỉ có sự giác ngộ trong tương giao, không có sự giác ngộ cá nhân.
Bản ngã vô minh ái dục hình thành từ đời sống, do đó cũng phải từ đời sống mà phá đi bản ngã vô minh ái dục. Niệm thân, niệm thọ, niệm tâm là giúp cho mỗi người biết trở về nhìn lại thân và tâm, hạn chế tình trạng tâm chạy ra bên ngoài dính mắc vào các đối tượng, hay đắm chìm trong quá khứ hay mộng tưởng tương lại. Niệm pháp là thấy ra trói buộc khi tương giao với hoàn cảnh sống. Thấy ra khổ chỉ là ảo, thấy ra nguyên nhân đưa đến đau khổ là hoạt động tạo tác của bản ngã trong tình trạng vô minh, tà kiến. Khi một tâm sinh lên có thể là do duyên bên ngoài tác động hay tự bên trong phát ra mà tâm ấy là phản ứng của bản ngã đầy chất trói buộc thì đó chính là luân hồi sinh tử, phiền não khổ đau. Đạo đế chính là tuệ thấy được tâm sinh lên từ sự duyên khởi, thấy trói buộc từ tâm ấy đem đến… cũng tương đương với niệm pháp là con đường duy nhất để tháo gỡ những trói buộc hay phá ra bản ngả vô minh ái dục. Thưa thầy con tin là nếu sống như vậy thì giác ngộ giải thoát là tất yếu. Giá trị sống của con người trên cuộc sống này chỉ có vậy.
Con thành kính tri ân thầy và con chúc thầy luôn mạnh khoẻ. Con xin chào thầy.

Xem Câu Trả Lời »