loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 34 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'nhẫn nại, kham nhẫn, nhẫn nhục'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 13-10-2022

Câu hỏi:

Kính thưa sư ông.
Hiện trạng con là một cư sĩ. Ban ngày thì con phải suy nghĩ rất nhiều thứ phức tạp do tính chất công việc. Xong công việc, chiều tối thì con về nhà chăm ba, rồi đến chăm mẹ cùng đang bệnh nặng, con luôn tự nhắc nhở phải cố gắng nỗ lực. Cộng thêm bản tính hay suy tư, hay ưu tư, hay tìm tòi, thức tri về Giáo Pháp vì gia đình hướng con theo Phật giáo từ lâu.
Rồi vào một buổi tối, do đan xen các hoàn cảnh ở trên, tâm khởi lên một sự tuyệt vọng, một sự tuyệt vọng đến cùng cực. Con đang đứng, rồi con gục xuống bàn, ở giữa ngực như có một vòng xoáy, rất tuyệt vọng.
Lúc đó con chỉ có thở, chỉ thở thôi ạ, thở từng hơi, với hơi thở. Con chỉ hướng tâm đến Tuệ của các bậc thiện hữu tri thức, Tuệ của Đức Phật, Tuệ Pháp mới là đáng quý báu, chân thật, đáng để nương tựa. Ngoài ra thức tri với chấp thủ thân kiến thì thật không thể tin được vào nó.
Rồi một hồi lâu sau, con trở lại bình thường.
Ngày hôm sau, con vẫn tiếp tục với công việc, tiếp tục với cuộc sống, chăm sóc gia đình, giờ đây sự kham nhẫn trong khó khăn con lại thấy có sự phúc hạnh ạ.
Con kính đảnh lễ sư, mong sư hướng tâm từ tới gia đình con ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-07-2022

Câu hỏi:

Khi bị hiểu lầm, cho là lẳng lơ trong khi con không hề có ý đó, con nổi sân rất tệ, thậm chí là hết. Xin sư ông chỉ cho con phải làm sao để nhẫn chịu?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-03-2022

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ sư Ông,
Nhiều ngày đối mặt với những bất toại nguyện cũng như tháo động bên ngoài, con tự nhủ hãy nhẫn nại, và đọc các hỏi đáp về đề tài này, sư Ông đã giảng rất nhiều về pháp Nhẫn nại, rồi một lúc bất chợt con nhận ra, ngay nơi khi mình còn nghĩ rằng phải nhẫn với đối tượng, còn phải nhẫn với Tâm tháo động đó thì chính đó vẫn còn đối kháng, buông ra không ta không của ta, không phải người hay ta nữa, không còn trái phải, không còn trên dưới trước sau nữa, thì còn gì để mà nhẫn, có gì khó chịu đâu, có gì nóng nảy đâu mà Nhẫn, nhẫn là nhẫn cái gì... đây cũng còn không thì nhẫn cũng là 1 sự ảo tưởng mà thôi. Cho rằng mình đang nhẫn cũng chính đó là bất nhẫn.
Con biết ơn sư Ông đã khai thị chúng con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-01-2022

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy,
Cho con được hỏi 2 câu hỏi:
1) Con có tật nói chuyện vô duyên và hay nói hớ, con đã tìm được nguyên nhân là do đố kỵ trong lòng mà ra. Nhưng để chiến thắng nó quả không dễ dàng. Sau khi phát hiện được nguyên nhân, con vẫn mắc sai phạm, sau mỗi lần mắc con cảm thấy xấu hổ, ăn năn và có khi đi xin lỗi người khác. Nhưng quá trình này như một vòng tròn khép kín lặp đi lặp lại xong con chợt tỉnh, hình như cái tâm hổ thẹn trong trường hợp này là để cũng cố cho bản ngã thêm chứ không phải thấy lỗi thật sự, và sau khi lặp lại việc ăn năn nhiều lần, dường như bản ngã lấy đó là cái cớ để phạm lỗi, để mình cảm thấy yên tâm và từ từ bớt tội lỗi vì có thể xin lỗi người khác và con thật sự sợ hãi. Con thấy sự hối hận kiểu này là yếu đuối phải không thầy, và con nên hối hận với thái độ như thế nào mới đúng ạ?
2) Có trí tuệ đúng thì từ bi tự xuất hiện phải không ạ?

Con xin cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-12-2021

Câu hỏi:

Dạ hôm nay con có nghe bài giảng của Sư Ông!
"Chữ Nhẫn có giá trị gì"
Mỗi lần nghe xong, lúc có điều kiện phù hợp là con thực nghiệm.
Con xin chia sẻ những thực nghiệm trong đời sống thường ngày.
1. Thường vào ban đêm con hay ngồi một mình ở nhà bếp, có lần thấy đàn kiến có cánh, kiến lửa di chuyển rất nhiều vào nhà bếp, bò lên khu vực rửa chén bát, rất nhiều kiến, ban đầu con thấy thì trong tâm khởi lên bực bội, muốn dọn đàn kiến đi theo ý mình, vì tính con gọn gàng, sạch sẽ, khi chuẩn bị bắt tay vào dọn thì con ngừng, lấy những vật dụng nước mắm, muối, khay để dao qua một bên, con rửa tay cũng tránh, thời điểm đó trong tâm khởi lên là kệ, để vậy đi, chắc có gì nơi rồi hôm nay mới nhiều kiến như vậy, mai nó tự đi, sẽ hết, sáng lại con xuống thì thấy kiến bò đi hết, con để ý thì ngày hôm đó trời âm u và mưa hoặc cống thoát nước khu dân cư ở sắp ngập, rất nhiều lần như vậy.

2. Có lần con vào phòng vệ sinh, đến khu vực bồn xứ rửa mặt thì thấy có kiến bò, có hôm rất nhiều, có hôm ít, nhiều lần như vậy, lúc chuẩn bị rửa mặt con thấy vậy nên con ngừng, trong tâm khởi lên ý nghĩ để kiến bò đi hết rồi rửa, con đi chỗ khác rửa thì quay lại thấy kiến di chuyển đi đâu hết, không còn ở đó nữa.
Lần khác cũng như vậy Sư Ông, nhưng lạ một đều là trong tâm vẫn khởi lên ý nghĩ như vậy nhưng đàn kiến không di chuyển đi đâu hết, vẫn ở đó, con để ý thì nhận ra là thời điểm con khởi lên cho tình huống sau này có sự tác ý của chủ ý, bản ngã của mình, hình như đàn kiến cảm nhận được.

3. Ở bếp con hay ngồi cũng có gián và dế, mọi lần thì dế không kêu, gián không có, thời gian vừa rồi dế kêu cả đêm, bốn năm ngày như vậy, con để ý thì thấy đến mùa dế đực gọi dế cái về, đêm nào cũng kêu, con nằm ngủ thì nghe nó kêu thấy vui, dế kêu thì dế kêu, con ngủ thì con ngủ, sau những đêm đó nó không kêu nữa, có thời điểm khoảnh khắc con chợt lên ý nghĩ "Nhiều lúc muốn nghe nó kêu cũng không nghe được". Rồi con rơi vào trạng thái cô đơn, buồn, qua khoảnh khắc đó thì con lại bình thường.

4. Nhà con thường để thức ăn thừa ở sọt rác, chuột cống gần nhà hay vào nhà bếp kiếm ăn, quậy tanh bành khu vực để thức ăn thừa, có lần con chuột bị con dí nó vào đường cùng, con thấy nó ngồi co lại, da sừng lên, con thấy cảm giác nó sợ, con ngồi ngắm con chuột một hồi rồi nó vùng nó chạy, chắc nó sợ lắm, nhiều lần như vậy, một tháng sau con chuột ăn nhầm cái gì rồi nó chết.

5. Mỗi lần muỗi chích hút máu trên cơ thể thì con để vậy rồi quan sát, lúc con muỗi chuẩn bị đưa mũi kim vào để hút máu thì cơ thể con cảm nhận được mũi kim rồi nổi da gà trên cơ thể, có lần vẫn để cho muỗi hút nhưng tâm con lúc đó bực bội thì cảm giác thấy đau, ngứa và khó chịu; còn lúc tâm bình thường, không bực bội, không tác ý gì thì con muỗi hút nhưng không tạo ra cảm giác đau trên cơ thể của con, hút xong rồi bay đi.
Con lạ một đều không biết có phải không Sư Ông!
Khi trong tâm con bực bội thì con muỗi tới chích trên cơ thể con nhiều hơn, còn mỗi lúc tâm ít sân thì thấy muỗi ít chích hơn!
Dạ con xin chia sẻ những gì có trải nghiệm thực đời sống.
Dạ con không có ý gì hết, vì bản ngã con còn rất nhiều, bản ngã nhiều lúc hành con ăn, ngủ không được vì bực bội!
Dạ con xin đảnh lễ sư ông!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-07-2021

Câu hỏi:

Con chào Thầy,
Thưa Thầy, gần đây con cảm thấy rất khổ sở vì con phải làm công việc không đúng chuyên môn và năng lực của mình. Con biết đó là do cái ảo tưởng và định kiến của mình quá sâu dày, bây giờ nó trồi lên như vậy. Có phải lúc này con nên học cách nhẫn nhịn, và học ra bài học từ đó chứ không nên chạy theo ý muốn của mình phải không ạ? Có phải chính lúc này con nên bình tâm, trở lại trọn vẹn với điều đó và chỉ quyết định khi không còn nhiều sự khó chịu nữa phải không ạ?
Mong Thầy cho con lời khuyên ạ.
Con cảm ơn Thầy nhiều ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-06-2021

Câu hỏi:

Kính bạch sư ông,
Hôm qua con thấy có 1 bạn hỏi "càng chịu thiệt thì càng mau giác ngộ", ý nói "nhẫn nhịn" để "giác ngộ". Nhưng cách trình bày của bạn ấy cho thấy sự "chịu đựng" hơn là "nhẫn", và cái kết là bạn ấy đã không "nhịn" với người thân.
Con nhớ, trong 1 lần nghe pháp, con có nghe sư ông nói 1 câu là "đưa sân vào vô thức là đuổi cọp vào rừng". Do vậy mỗi lần sân con đều dừng lại, nhìn ngắm, ngẫm nghĩ do đâu (duyên) mình sân, và vì sao (nhân) mình sân. Sau 1 ngày chiêm nghiệm, ngủ 1 giấc là hầu như con quên sạch cảm giác đó, và nhìn rõ sự việc đó nên hành xử ra sao, lâu dần con rất ít cảm giác đó, thay vào đó là con thấy ra ngay nguyên nhân tại sao con sân, và con nói ra luôn cho người đối diện biết, bằng 1 câu nói "tếu" cho cả 2 thấy ra sự thật. Ví dụ như việc bạn ấy bị người ta "quỵt" tiền thì con sẽ nói cho họ biết là con phải khổ cực để có tiền mua món hàng ấy cho họ, và họ có buồn không khi ai đó mua hàng của họ rồi không trả tiền do vậy mà chúng ta nên "sòng phẳng" vì có "vay" ắt có "trả". Mà khi trả sẽ có "lời". Thiệt hại với họ nhiều hơn, và con không muốn họ như vậy, nên mong họ vui vẻ trả lại "vốn" cho mình.
Nếu họ không trả thì mình dứt khoát không "tiếp tay" cho cái sai của họ "phát triển" cũng là không đưa "sân vào vô thức", mà mình "tưởng" là mình đang tu hạnh nhẫn nhịn... để rồi 1 ngày nào đó, nó trỗi dậy và mình trở thành... 1 người "hung dữ" như những gì bạn ấy trình bày trong mắt người thân. Kính bạch sư ông, suy nghĩ của con như vậy có đúng pháp không ạ?
Con có 1 chị cũng giống bạn này, và chị luôn được 1 vị thầy khen có tính nhẫn nại rất lớn, nhưng khi trao đổi 1 việc gì không vừa ý là chị gần như mất kiểm soát, giận hờn, "chiến tranh lạnh" không thèm nói chuyện vài ngày, vài tuần, hay vài tháng tùy "mức độ".
Con thấy rõ tâm chị đang sân, nhưng chưa biết giúp chị ra sao, sẵn thư của bạn này con hỏi, để sư ông dạy cho con thêm và học hỏi. Con cám ơn sư ông ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-06-2021

Câu hỏi:

Bạch thầy, con có nhân duyên được đến Tổ Đình Bửu Long, lành thay! Con được một Sư Cô tặng 1 món quà Pháp trong tập cuốn Hạnh Phúc An Lành 3 (Trưởng Lão Hộ Pháp) đó là đức hạnh NHẪN NẠI. Con hạnh phúc khi nhận thấy được giá trị tối thượng của Đức Hạnh NHẪN NẠI mà trong tiền kiếp cho đến quá trình ĐỨC PHẬT GOTAMA giác ngộ. Con cảm nhận được NHẪN NẠI là một đức hạnh đặc biệt, hoàn cảnh bất ngờ người hành giả không thể nào biết trước được đối tượng bất bình gây khổ đau cho mình bất kỳ lúc nào, hành giả phải trở về Thận trọng- Chú Tâm- Quan sát lại nơi chính mình, kiên trì học hạnh Nhẫn Nại để quan sát được Tâm mình đang sân hay không sân, từ đó thấy được Nhân Quả của quá trình tâm sân phát khởi, tránh được nghiệp ác phát sanh, khởi được tâm Từ Bi đối với những người làm khổ đến mình, Nhẫn Nại kiên trì trong cuộc sống... Con xin thành kính Đảnh lễ Tam Bảo và con xin Sám hối, Nguyện học hạnh NHẪN NẠI và hồi hướng đến những người hữu duyên được biết đến Đức Hạnh cao thượng này!
Namo Buddhāya.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-12-2020

Câu hỏi:

Kính thưa thầy!
Sức chịu đựng, sự nhẫn nại của con người là vô hạn, nhưng chỉ vì có bản ngã nên mới hữu hạn đúng không ạ?
Con xin cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-11-2020

Câu hỏi:

Kinh bạch thầy. Con hiện đang làm nghề kinh doanh thuốc bắc, thuốc Nam. Trong lúc con đi làm con bị người ta chửi rủa, sỉ nhục 1 cách thậm tệ, nhiều lúc con bế tắc thật sự nhưng không biết chia sẻ cùng ai. Kính xin thầy cho con lời giải đáp ạ.

Xem Câu Trả Lời »