loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 302 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'thiền tuệ, thiền Minh Sát - Vipassanā'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 22-09-2022

Câu hỏi:

Thưa thầy con vừa nhận biết được một việc con xin trình pháp ạ.
Thông thường khi phiền não khởi sinh, con hay có xu hướng chống đối và muốn bỏ nó đi. Con có thể dùng pháp học đã biết để áp chế nó hoặc cố gắng nhìn nó sinh diệt nhưng ẩn đằng sau vẫn là mong muốn dẹp bỏ nó. Con nghe pháp hiểu là cái thấy chỉ là quan sát hiện tượng và không thêm bớt hay mong muốn gì nhưng khi hành vẫn bị vướng mắc. Đến hôm nay con nhận ra mong muốn dẹp bỏ phiền não (hay can thiệp vào pháp) là chuyện không thể. Bằng chứng rõ ràng là khi con muốn dẹp bỏ phiền não thì chỉ là phiền não chồng thêm phiền não. Và khi mình hiểu rõ được 1 sự thật là mình không thể can thiệp vào pháp được tự khắc mong muốn dẹp bỏ nó sẽ tự buông ra và mình chỉ nhìn nó như nó đang là như vậy. Nghĩa là chấp nhận phiền não và thừa nhận sự có mặt của nó. Đến lúc này mới là thiền tuệ.
Xin thầy cho con biết con nhìn nhận vậy có đúng không ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-08-2022

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ thầy ạ con có một câu hỏi mong thầy khai thị giúp con là có một người rõ ràng họ đã giác ngộ rồi và cái cảm giác trong tâm rất thanh tịnh. Nhưng khi họ sống ở một môi trường không tốt một thời gian thì tất cả những cảm giác thanh tịnh bên trong tâm họ dần không còn nữa. Vậy làm sao để họ có thể tìm được cái cảm giác mà họ đã giác ngộ như lúc đầu ạ, dù họ rất cố gắng để tìm cái cảm giác trong tâm đó nhưng vẫn không được. Con xin cảm ơn thầy

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-08-2022

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ Thầy
Khi con quay vào bên trong thì con thấy dòng suy nghĩ cũng như các câu hỏi rồi câu trả lời liên tục tiếp diễn. Nhưng khi con trọn vẹn với thân, tâm hay cảm thọ thì tất cả im bặt, chỉ còn duy nhất cái thấy. Con xin tri ân Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-07-2022

Câu hỏi:

Thưa thầy, cho con hỏi. Trong Hành Thiền có phải trong Định có Tuệ mà trong Tuệ có định hay không? Vì Con có hành cả 2 phương pháp Định và Tuệ thì thấy chúng như 2 mặt của 1 đồng xu vậy. Định mà không có Tuệ thì ngu mê, ù lì. Tuệ mà không có Định thì kiêu ngạo, ngông cuồng.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-07-2022

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ thầy ạ!
Thưa thầy, con định không phiền thầy nhưng lại không đừng được ý muốn trình pháp thầy. Khi thấy ra "mảnh đất chân lý không có lối vào" mà thầy thường nhắc đến, cái thấy mới mẻ, tự do quá, con không biết diễn tả thế nào, chỉ biết rằng "mảnh đất chân lý" ấy là nơi chỉ có cái thực tại và ngưng bặt sự tìm kiếm.
Trước kia, lời Phật dạy "trong thấy chỉ thấy, trong nghe chỉ nghe" là kim chỉ nam để con hành theo. Giờ đây con đã thấy được lời Phật nói với ngài Angulimala "Ta đã dừng lại, chỉ có ngươi chưa dừng lại", thật tuyệt vời biết bao!!!
Thưa thầy, con đã hiểu hơn lời thầy dạy về thiền tuệ. Thầy thường nói phần lớn mọi người hành thiền định mà cứ ngỡ mình hành thiền tuệ. Quả thật là như vậy. Con thấy rằng không chỉ ngồi thiền mà quán về lòng biết ơn, về tình yêu, sự chết, hơi thở,... đều là thiền định. Thiền định quả là có tác dụng định tâm, lắng dịu tạm thời, chữa lành vết thương nhưng cũng chỉ là chữa triệu chứng chứ không tận gốc.
Thiền tuệ chính là thấy ra Tứ diệu đế, là phá tan mọi quan điểm, tư tưởng, chỉ trần trụi sự thật của khổ và nguyên nhân của khổ. Nếu thiền định vẫn còn tư tưởng thì thiền tuệ lại hoàn toàn vô vi, là tự do, là sự giản đơn tột cùng.
Thưa thầy, con vẫn còn đầy ắp tham sân si, nhưng cái thấy hiện tại khiến con rất tự do và hoan hỉ. Con kính trình thầy, mong thầy chỉ dạy thêm cho con. Con biết ơn thầy nhiều ạ!!!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-06-2022

Câu hỏi:

Thầy cho con hỏi mười pháp trở ngại của thiền vipassanā là gì. Con xin đảnh lễ thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-06-2022

Câu hỏi:

Kính bạch Sư.
Cách đây 3 năm con có theo học một khoá thiền Vipassanā do một thiền Sư người Myanma hướng dẫn tại trung tâm thiền Củ Chi và về nhà con cũng thục hành. Thời gian gần đây con có nghe Pháp thoại của Sư Viên Minh, Sư giảng trong thiền tuệ thì đề mục thiền không chuẩn bị sẵn nên con đang nghi ngờ Pháp thiền mà con đang thực hành chỉ có tên gọi là thiền Vipassanā còn bản chất là thiền định.
Bây giờ con muốn chuyển sang thiền Vipassanā thì phải làm sao? Có nên tiếp tục hành thiền theo phương pháp cũ (theo dõi hơi thở nơi cửa mũi, theo dõi cảm giác trên toàn thân)?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-06-2022

Câu hỏi:

Mô Phật, con kính bạch Sư Ông,
Con tìm hiểu về khoá Vipassanā của Ngài Goenka, con thấy 1 ngày ngồi thiền đến 10h đồng hồ, mấy ngày đầu chỉ tập trung đối tượng duy nhất rồi chuyển sang cố gắng theo dõi toàn thân, cảm thọ trên toàn thân. Như vậy có mâu thuẫn lời Sư Ông dạy là cứ để mọi thứ tự nhiên mà thấy không ạ? Con băn khoăn lắm nên đi khoá đó không Sư Ông ạ? Sư Ông cho con lời khuyên ạ. Con kính cảm ơn Sư Ông nhiều.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-06-2022

Câu hỏi:

Bạch Thầy, có hai câu nói về thiền như sau:
- Thiền là trạng thái của tâm khi thấy bên ngoài động mà bên trong không động.
- Thiền là trạng thái của tâm khi thấy bên ngoài động thì thấy động, bên trong động thì thấy bên trong động và ngược lại (tĩnh)
Hai câu trên đều diễn tả trạng thái của tâm nhưng câu trên thể hiện sự cố gắng nổ lực để đạt được mục đích trạng thái của tâm, còn câu dưới thì thể hiện trạng thái của tâm định tĩnh, an nhiên không mong cầu.
Bạch Thầy cách con nhìn nhận về hai câu như trên có đúng không?
Kính tri ân Thầy và chúc Thầy sức khỏe và an vui.
Con mong sớm được gặp Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-05-2022

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, con đã hiểu câu nói của thầy về việc thấy rác nào quét rác đó hơn là xả rác khắp nơi rồi quét một lần hoặc là lười biếng để ngày qua ngày rác một đống.
Trong ngày, mỗi một vấn đề là một sợi dây 12 nhân duyên, mỗi sợi có các đối tượng là người, là tâm, là xúc, là thọ, là khổ ưu não,... đối với sợi dễ, chưa khởi là đã dừng. Đối với sợi quá dài phải ngồi chặt thành từng khúc từng đối tượng đem "quăng" bỏ bằng cách Thiền Vipassana. Cuối ngày còn tồn sợi nào là mệt cho về sau. Ngày nào hết ngày đó là ổn. Còn chuyện cuộc sống mình cứ sống tỉnh thức là đều có giải pháp hết. Còn khi rối nùi thì giải quyết hoài cũng không được gì, làm hoài không hết việc.
Tự nhiên con thấy trân trọng những món hàng con bán mà trước đây con nhìn là ghét nó rồi, vì con thấy nó phiền phức và bán nó thật là tội lỗi. Hoặc bất kỳ vật nào con cũng trân trọng, không mạnh tay một cách vô ý thức nữa.
Cả con người, dù phá con, con cũng thấy họ thật tội, suốt ngày cứ canh giờ để tác động đến con thì quả thật cuộc sống họ khác gì địa ngục.
Kể cả khi ba con la không lo coi chừng xe cộ đồ đạc cho cẩn thận, con thấy cái bản ngã đòi dẹp đòi nghỉ bán đòi đủ thứ, rồi con thấy cái bản ngã kêu phải cẩn thận theo dõi đồ đạc, đầy dính mắc vào tài sản. Con buông hết, thở ra vô lúc đầu gấp gáp tự nhiên lại bình hòa và tỉnh ra hẳn, không còn xem trọng việc gì nữa như lúc tỉnh táo và vấn đề đã giải quyết xong.
Con xin trình thầy, con cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »