loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 307 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'tánh biết & tướng biết'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 11-12-2011

Câu hỏi:

Kinh thưa Thầy, trước tiên con cầu mong thầy được an vui và maṇh khỏe trong chuyến đi sang Úc hoằng pháp. Kính Thầy, hôm nay trong lúc làm việc con nghĩ xả hơi và làm vài động tác thư giãn, lúc con đưa chân ra thì bất thình lình bị trợt và con nghĩ mình chắc chắn phải té thì bổng nhiên cơ thể lấy lại được thăng bằng nên cái té không xảy ra, tiến trình nầy diễn ra như một cái chớp mắt. Con xin hỏi Thầy lúc đó có phải là tánh biết tự ứng ra điều chỉnh và không có bản ngã xen vào hay là lúc đó con không té là do sự phản xạ tự nhiên vì bản thân con đã biết võ thuật từ trước? Kính Thầy, giữa tánh biết và phản xạ tự nhiên có giống nhau không, thí dụ như khi đang lái xe với sự thận troṇg, chú tâm, quan sát thì có một chiếc xe khác chạy cắt ngang, con lập tức đạp thắng ngay thì sự kiện nầy phải được nhận thức như thế nào, kính mong Thầy giảng dạy.
Con kính chào Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-12-2011

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, xin thầy cho con được hỏi, khi con người còn sống, tánh biết biết pháp thông qua mắt tai mũi lưỡi thân và ý. Khi chết rồi, 6 căn đó không còn, tánh biết nhờ vào đâu mà biết được pháp? Con xin thầy chỉ dạy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-12-2011

Câu hỏi:

Con chào thầy,
Con mới đọc xong cuốn "Sống trong thực tại" của thầy, con rất thích, gạch chân rất nhiều đoạn.
Con chỉ có 2 điểm hơi băn khoăn xin trình bày với thầy:<p>
- Thầy dùng từ "tánh biết" nhiều lần, có 1 chỗ thầy giải thích rõ "tánh biết" là khả năng thấy biết tự nhiên vốn có của tâm. Con nghĩ là con hiểu ý thầy nhưng còn chỉ hơi băn khoăn nếu Phật tử Bắc tông chưa hiểu gốc đọc như vậy có thể bị nhầm lẫn khi thầy nói "tánh biết" thành tánh biết, tánh nghe, tánh thấy... trường tồn bất biến như trong các kinh Đại thừa nói không?<p>
- Con rất thích câu thầy nói chỉ có giải thoát hoàn toàn khi chấm dứt bản ngã chứ không có bản ngã giải thoát hoàn toàn. Con cũng hiểu ý thầy khi thầy nói đại ý tu để hoàn thiện bản ngã thì không bao giờ giải thoát.
Nhưng con có 1 kinh nghiệm thế này xin thầy chỉ cho con có gì sai không. Cách đây mấy năm khi con đọc phần về phức cảm tự tôn trong cuốn "Một kỹ thuật sống", tự nhiên con cảm thấy là muốn vô ngã thì trước hết phải phát triển một cái tôi lành mạnh. "Cái tôi lành mạnh" con nói ở đây không phải là hoàn thiện cái tôi mà là khi "tôi" thoát khỏi mặc cảm tự ti hay phức cảm tự tôn, nghĩa là khi không còn so sánh mình kém hay hơn người khác, mà việc so sánh đấy là biểu hiện cơ bản của bản ngã. Lúc đó con cảm thấy đó là một cảm nhận rất quý giá đối với con, từ đó con bắt đầu cảm thấy bình an hơn, không so sánh thì con thấy bớt ghen tị và kiêu mạn. Con nghĩ nếu con nói phát triển cái tôi lành mạnh theo ý đó thì không sai với ý của thầy đúng không ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-11-2011

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, cảm nhận bản thân con thấy rằng tham, sân, si thì sân là chướng ngại lớn nhất đối với con. Ví dụ như khi đối tượng xúc phạm sỉ nhục... có một khoảng thời gian để tương tác, thì tánh biết nhận diện rõ ràng sân nổi lên và giải quyết vấn đề rất tốt (trường hợp này không có bản ngã xen vào). Nhưng trong trường hợp sự việc xaảy ra quá nhanh ví dụ như khi đang ngồi uống cà phê với bạn thì anh Trưởng phòng (làm chung trong một công ty và đã có bất hòa từ trước) ở ngoài bước vào đạp đổ bàn, bưng ly cà phê tạt vào mặt, cầm ghế lên đánh mình. Bây giờ sự phản ứng là của bản ngã, tập khí huân tập, kinh nghiệm... (không có mặt của tánh biết), vì vậy những phản ứng tạo tác là vô cùng nguy hiểm. Kính xin thầy từ bi chỉ dạy làm sao để tánh biết thường hằng và giải quyết tốt các vấn đề trong cuộc sống. Con kính cúi đầu đảnh lễ Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-10-2011

Câu hỏi:

Con thấy vui khi đọc những câu hỏi đáp ngày 24/10/2011. Sống trong duyên nghiệp ở đời mà biết quay lại thân tâm để tánh biết thấy pháp. Hạnh phúc tối thượng cho ai vào được dòng pháp. Xin chúc mừng. Nguyên Tánh (Australia).

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-10-2011

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy! Con rất tri ân Thầy về những câu trả lời dành cho con trước đây.
Con là một Phật tử mộ đạo và nhiệt thành. Con luôn cầu mong giác ngộ, luôn mong muốn thấy được pháp.
Trước đây, khi nghe tiếng người nói thì con liền biết đó là tiếng nói của người, thậm chí còn biết đó là tiếng nói của người nào. Và con cho rằng mình đã biết cái nghe như thực. Nhưng dường như sự biết cái nghe đó chỉ là do ý thức biết. Nay khi vẫn sự việc nghe đó, con thấy có 2 cái biết:<p>
1/ Biết có một âm thanh (theo đặc trưng của âm thanh đó) và chỉ nghe vậy thôi.<p>
2/ Một ý muốn đi kèm liền ngay đó và định danh để biết âm thanh đó là âm thanh của cái gì. Khi không định danh được thì nó liền đặt câu hỏi: Đó là âm thanh của cái gì nhỉ?<p>
Bất kỳ khi nào có việc nghe, nhìn,... thì cũng xuất hiện việc định danh xảy ra bởi ham muốn biết; và thông thường là cái biết là chỉ biết cái đã được định danh.<p>
Khi con thấy tách bạch 2 cái biết đó rồi thì trong quan sát cái mong muốn thấy pháp cũng mất đi.
Cái quan sát của con như vậy có gì chưa ổn không ạ? Kính mong Thầy chỉ dạy cho con! Con cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-09-2011

Câu hỏi:

Thưa Thầy! Trước khi đọc câu trả lời của Thầy con nghĩ rằng Tâm (Tánh Biết) là vốn có, vốn có sẵn nơi mỗi người. Nó luôn sáng soi, không bao giờ tắt, (thường tồn tại như vậy, bất biến) và không bị diệt đi. Sở dĩ không thấy nó chỉ là vì bị vô minh, ái dục, cái ta ảo tưởng che lấp; chỉ việc quay đầu lại là thấy. (Không thấy không có nghĩa là nó đã bị diệt đi).
Sau khi đọc đi đọc lại về câu trả lời của Thầy, con lại nghĩ rằng Tánh Biết (Tâm) nó không thể cứng nhắc như quan điểm ở trên. Song nó lại không phải là tâm sở, không phải giới hạn trong ý thức. Con chưa rõ ràng về nó. Kính mong Thầy chỉ dạy! Kính tri ân Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-09-2011

Câu hỏi:

Thưa Thầy, cho con hỏi ạ. Con có cần phải làm chủ sự chú tâm và xả tâm không ạ khi cần hướng tâm vào đối tượng nào thì biết rõ đối tượng đó, không cần thì buông thư không hướng tâm vào đâu cả? <p>
Có hai trường hợp xảy ra với con khi buông thư không hướng tâm vào đâu cả, có thể lúc đó thân tâm nhẹ nhàng thanh thản, có thể tâm tự biết đang suy nghĩ hay tự biết hơi thở... Lúc đó con tác ý buông thư rồi tâm muốn biết gì thì con kệ nó, nó muốn biết hơi thở bao lâu thì biết rồi nó không ở trên hơi thở nữa tự nó chuyển sang đề mục khác thì con cũng kệ nó con chỉ biết thôi, như thị. Con hành như vậy có đúng không bạch thầy?<p>
Trong thời khoá, con ngồi buông thư thanh thản, lúc nào thấy tâm lắng dịu xuống thì con tác ý theo dõi hơi thỡ, lấy hơi thở làm đề mục chính, nếu có ý nghĩ hay cảm thọ nào xen vào thì con nhân biết rồi biết lại hơi thở, con chỉ ngồi thiền theo dõi hơi thở 15 phút thôi, khi xả thiền thì con tác ý buông hơi thở ra, trở về trạng thái bình thường, thanh thản an lạc. Khi đi kinh hành thì lúc đầu con cũng thư giãn đi không tác ý hướng tâm vào đâu cả, tâm thế nào cứ để nó thế, khi thấy tâm thanh thản thì con tác ý tỉnh thức trên từng bước chân, khi hết giờ kinh hành 15 phút thì con cũng tác ý buông bước chân ra trở về trạng thái bình thường. Con tu như vậy có đúng không ạ?<p>
Vì sự vi tế của việc tu tập tâm linh, sai một ly đi một dạm, con đã gặp nhiều hiểu lầm ứng dụng sai, nay cẩn thận con xin trình bày với thầy xin Thầy chỉ dạy cho con. Con cảm ơn Thầy nhiều. Con xin đảnh lễ Thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-08-2011

Câu hỏi:

Thưa Thầy Viên Minh, con thắc mắc là mọi hiện hữu đều từ Đất-Nước-Gió-Lửa-Hư Không-Tánh Biết, như vậy thì tâm con là gì trong 6 thứ ấy, hay là cả 6 thứ vậy Thầy? Khi con tự hỏi: "Ủa, tâm mình ở đâu?". Con không tìm thấy tâm con nơi thân con, không thấy tâm con nơi một vật cụ thể nào, sao con thấy tự do quá chừng! Nhưng thực là con vẫn chưa biết tìm tâm con nơi đâu cả?! Xin Thầy giải đáp giúp con. Con cám ơn Thầy nhiều nhiều.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-08-2011

Câu hỏi:

Thưa Thầy, trong đời sống thường ngày muốn có chánh niệm tỉnh giác viên mãn, không gì khác phải có tinh tấn và nhẫn nhục Ba-la-mật. Và muốn có việc này thì phải giữ giới. Như vậy Phật tử chúng con hiện nay phải làm gì để sự thường biết rõ ràng luôn ở mãi trong tâm? Con kính lễ.

Xem Câu Trả Lời »