Kết quả Tìm Kiếm: Có 292 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'tánh biết & tướng biết'.
Mục này được thực hiện nhằm tạo cơ hội cho chư huynh đệ, đạo hữu sống cách xa nhau có thể chia sẻ kinh nghiệm tu tập, hoặc trao đổi những vấn đề nan giải trong Pháp học cũng như Pháp hành, để cùng nhau tìm hiểu, bàn bạc, góp ý bổ túc, hầu giúp nhau điều chỉnh chánh kiến trong biển Phật Pháp mênh mông, sâu thẳm và vi diệu.
Với tiêu chí đó, đề nghị quý vị không nên đặt những câu hỏi quá xa vời thực tại tu học của mình hoặc những vấn đề chi ly có tính tầm chương trích cú trong kinh điển, vì điều đó mỗi người có thể tự tra cứu lấy để khỏi làm mất thì giờ của huynh đệ đồng đạo.
Để gởi câu hỏi, xin nhập vào mẫu bên dưới, chúng tôi sẽ cập nhật câu trả lời lên website trong thời gian sớm nhất.
Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp
Ngày gửi: 11-09-2015
Câu hỏi:
Thưa Thầy khi tâm lúc tỉnh lúc mê thì mình phải làm sao? Hay chỉ cần nhìn thấy như vậy thôi? Có nghĩa là lúc tỉnh thì biết tỉnh lúc mê thì biết mê chỉ đơn giản như vậy phải không thưa Thầy? Vì con nhận thấy tâm con lúc thì thấy pháp rất trung thực, lúc thì mơ hồ không rõ ràng gì hết. Lúc thì con thấy tâm con rất mạnh dạn và kiên cường, lúc thì trở nên yếu đuối, con cũng không hiểu sao. Mong Thầy chỉ giúp con. Con rất cám ơn Thầy.
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Tướng của tâm (121 tướng biết) có sinh có diệt còn tánh của tâm (tánh biết) không sinh diệt. Tâm con khi tỉnh khi mê, khi bình an khi bất an đó là vì con đang sống với tướng biết của tâm, chưa nhận ra tánh biết của tâm. Nếu con sống với tánh biết thì tâm không bao giờ mê, dù khi không cần biết. Khi mê khi tỉnh đều biết, khi tịnh khi động đều biết, khi sinh khi diệt đều biết... đó mới là tánh biết biết được tất cả tướng biết sinh - diệt, tỉnh - mê, động - tịnh. Do đó Phật mới dạy:
Khi xúc chạm việc đời
Tâm không động không sầu
Tự tại và vô nhiễm
Là phúc lành cao thượng.
Tướng biết không sai, khi tướng biết hoàn toàn định tĩnh sáng suốt hoặc trọn vẹn tỉnh thức gọi là tri kiến thanh tịnh thì nó trở về với tính chất tướng dụng của nó. Tướng biết chỉ sai khi sinh ra ảo tưởng, chấp ngã mà thôi.
Ngày gửi: 10-09-2015
Câu hỏi:
Con kính đảnh lễ thầy.
Con nên làm gì để thấy ra tánh biết trong con ạ?
Con kính đảnh lễ thầy. Con cầu mong thầy có thật nhiều sức khoẻ để tiếp tục chỉ bày chân lý.
Con kính đảnh lễ thầy.
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Khi con muốn thấy ra tánh biết thì đó là cái ngã lý trí muốn thấy, nhưng khi con không còn cố gắng muốn thấy thì ngay đó tánh biết liền thấy. Thực ra tánh biết luôn thấy nhưng khi bản ngã xen vào thì lý trí tưởng rằng "tôi" thấy nên bị các khái niệm, quan niệm... che lấp mà thôi.
Ngày gửi: 08-09-2015
Câu hỏi:
Kính bạch Thầy, ai cũng có sẵn tánh giác nhưng làm sao để sống trọn vẹn với tánh giác đó? Mặc dù biết mình có tánh giác nhưng không thể sống trọn vẹn trong tánh giác ấy vì chưa thực chứng mà chỉ là hiểu qua kiến thức thôi, nên khi gặp cảnh duyên khó mà dụng được... Xin thầy từ bi chỉ rõ cho con lối vào. <p>
Dạo trước con có hành pháp môn tham thoại đầu nhưng con chẳng thể đến chỗ chơn nghi, lại bị ý thức ngăn che, tại sao tâm đang rỗng rang như thế lại khởi lên cái nghi để làm gì, nên con bỏ không tham nữa, tâm con tạm an ổn nhưng cái thao thức đạt đến chỗ không sanh diệt ấy cứ trổi lên hoài khiến con cảm thấy luôn bất an, chỉ tự trách mình nghiệp tập sâu dày, nghe kinh tâm chẳng mở mang, chỉ biết trên kiến thức chừng nào mới thoát luân hồi sanh tử! Mong thầy từ bi chỉ điểm cho con! Trân trọng.
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Tánh giác vốn không sinh diệt nên không cần dụng công mà chính lúc tâm rỗng rang, lặng lẽ, hồn nhiên, không trước ý gì... thì nó liền tự chiếu. Nỗ lực của lý trí hay ý chí tạo ra vọng thức, tìm cầu với tà kiến và tham ái của cái "Ta" ảo tưởng nên mới lăng xăng tạo tác để trở thành. Đó chính là bất an và ngăn ngại. Chính vì muốn trừ vọng thức ngăn che ấy nên chư Tổ mới bày ra các pháp môn phương tiện như niệm Phât, trì chú, tham thoại đầu... hoặc vô số phương pháp hành thiền khác. Nhưng nếu ai ngay nơi mọi động tịnh, chơn giả của thân-thọ-tâm-pháp mà thấy biết hồn nhiên trong sáng thì đó chính là tánh giác đang tự chiếu rõ ràng (chánh niệm tỉnh giác, liễu liễu thường tri). Còn ai vẫn còn loay hoay trong quỹ đạo của lý trí thì đành phải dùng phương tiện, phương pháp để tìm cầu cho đến khi vỡ lẽ mới buông ra liền trở về mà thấy (Ehipassiko).
Ngày gửi: 03-09-2015
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, <p>
Khi con tu tập theo phương pháp trở lại quan sát thân, tâm, sống trọn vẹn với thực tại Thầy đã dạy trong các bài Pháp, con đã thực sự cảm nhận được sự trong sáng, định tĩnh, trong lành của tâm. Tuy nhiên con còn một điều mơ hồ, trong lúc hành Thiền hay trong các hoạt động thường ngày, khi tâm phóng dật, tự trong đầu con liền tự nhận biết rằng mình đang phóng dật, đó là bản ngã đang tạo tác... sau đó con dừng lại những trạng thái tâm phóng dật đó ngay mà trở về với thực tại. Thầy cho con hỏi, vậy thì những ý niệm tự cảnh tỉnh trên có phải là của bản ngã, của lí trí đang muốn kiểm soát mình? Và nếu như ý niệm đó khởi lên, con dừng trạng thái tâm phóng dật lại, quay về với tâm sáng suốt, định tĩnh, trong lành thì như vậy có phải là con đã trọn vẹn quan sát thân tâm mình như Thầy đã dạy chưa ạ? <p>
Ví dụ khi con sân, con tự nhận biết đang sân, tim đập nhanh, máu trào lên, trong đầu chỉ muốn hành động cho thỏa mãn cái sân đó, nhưng cùng lúc lại biết đó chỉ là do bản ngã, là ảo tưởng, không thật rồi đi một chỗ khác cho sân dịu đi. Vậy thì con đã quan sát trọn vẹn cái sân của mình? Và cái biết hiện ra trong con là của tánh biết hay của bản ngã ạ? Nếu vốn là của tánh biết thực sự, hiểu tất cả các Pháp thì sẽ không còn nổi sân nữa đúng không Thầy? <p>
Kính mong Thầy hoan hỉ chỉ bảo thêm cho con ạ! Con cám ơn Thầy, chúc Thầy sức khỏe và an lạc ạ!
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Có thể cái biết sau là tánh biết mà cũng có thể là ý thức của một bản ngã tốt đang đối kháng lại một bản ngã xấu. Nếu là tánh biết thì chỉ biết thôi chứ không tạo ra đối lực nào như phê phán, kiểm duyệt hay giải quyết, nhưng sân hay tham sẽ tự chuyển hóa. Còn nếu là cái biết của bản ngã này đối kháng với bản ngã kia thì trong đó có sự phê phán, kiểm duyệt và tìm cách giải quyết, do đó tạo ra đối lực và căng thẳng. Khám phá ra đâu là tánh biết đâu là ý thức của bản ngã cũng là động thái của thiền.
Ngày gửi: 28-08-2015
Câu hỏi:
Mô Phật! Con thành kính đảnh lễ Thầy. Kính bạch Thầy! <p>
Thưa Thầy, mẹ của con nhờ con hỏi Thầy là giữa Tánh Biết và Lương Tâm có giống nhau không?
Con thành kính tri ân Thầy.
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Đừng cố so sánh ngôn từ, tốt nhất là nên khám phá để thấy ra tánh biết là gì, lương tâm là gì mới được. Theo thầy thì lương tâm mang tính đạo đức, còn tánh biết mang tính trí tuệ mặc dù cả hai đều xuất phát từ cùng một bản tâm.
Ngày gửi: 15-08-2015
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy!
Trong một cảnh, con nhận biết rõ từng lời nói hành động của mình trong cách cư xử với người khác, khi nói với giọng sân con nhận biết có sân, khi nói bằng tình thương con nhận biết có tình thương,... Khi con trở mình (đang ngủ) thì con mới nhận biết cảnh con vừa trải qua là mơ. Thưa Thầy! đó có phải là tánh biết và tánh biết trong cảnh mơ có khác tánh biết khi thức, con không hiểu rõ xin Thầy chỉ dẫn. Con cảm ơn!
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Ý thức là phần hiện tướng của tánh biết khi tiếp xúc với pháp trần. Có nhiều loại ý thức:
Ý thức 1, hình thành khái niệm về đối tượng do 5 thức trước cung cấp.
Ý thức 2, xử lý những khái niệm đã được hình thành do ý thức 1.
Ý thức 3, là khả năng nhận biết sự tái hiện thông tin lưu trữ trong vô thức qua các giấc mơ.
Đó là biểu hiện của tánh biết qua ý thức, ngoài ra tánh biết còn có những hoạt động độc lập không qua 6 thức nữa, như linh tri, tuệ tri, liễu tri chẳng hạn.
Ngày gửi: 12-08-2015
Câu hỏi:
Thưa thầy, nghe lại tánh nghe là thế nào xin thầy chỉ dạy cho con ạ?
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Tướng nghe chỉ sinh khởi khi nhĩ căn duyên với âm thanh trong môi trường có thể truyền âm, khi một trong các duyên này không khởi hoặc diệt thì tướng nghe cũng không khởi, hoặc diệt theo, nhưng tánh nghe vẫn không sinh diệt. Nếu tánh nghe diệt tức không còn tồn tại nữa làm sao tai có thể nghe được âm thanh? Còn nếu tánh nghe sinh ắt nó tồn tại mãi vậy tại sao có lúc vẫn không nghe? Do đó, dù khi có hay không có duyên nhĩ căn với âm thanh tánh nghe vẫn không sinh không diệt. Nhận ra tánh nghe không sinh diệt này gọi là nghe lại tánh nghe.
Ngày gửi: 10-08-2015
Câu hỏi:
Thưa thầy, thực tế hiện tại có rất nhiều người vì không có duyên nên không gặp được chánh pháp, hoàn toàn tu tập bằng bản ngã. Nếu một bản ngã xấu được tu tập và trở thành một bản ngã tốt thì kết quả tu tập sẽ như thế nào ạ?
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Tu tập nghĩa là soi sáng lại chính mình để thấy ra hoạt động của cái ngã ảo tưởng, khi cái ngã được soi sáng thì ảo tưởng giảm dần nên nó điều chỉnh được nhận thức và hành vi từ sai đến đúng, từ bất thiện đến thiện, đó chính là bản ngã xấu trở thành tốt nên gặt được những kết quả tốt trong vòng tương đối của Tam giới. Lý tưởng cao nhất của bản ngã là đại ngã chí thiện nhưng vẫn còn sinh tử luân hồi.
Cuối cùng khi cái ngã được soi sáng hoàn toàn thì nó không còn ảo tưởng nữa nên vượt qua được cả bất thiện lẫn thiện, đồng thời cái ngã ảo tưởng cũng biến mất, lúc đó được gọi là tri kiến thanh tịnh, hoặc tướng biết thanh tịnh, tuy nhiên vẫn còn sinh diệt, chỉ đến khi tướng biết tự hóa giải để trở về với tánh biết rỗng lặng trong sáng, không sinh diệt, thì mới hoàn toàn giác ngộ giải thoát.
Ngày gửi: 09-08-2015
Câu hỏi:
Thầy cho con hỏi suy nghĩ có khác tánh biết không? Làm sao biết đâu là tánh biết đâu là suy nghĩ? Con xin cám ơn thầy.
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Tất cả hoạt động trên hiện tướng của thấy biết đều xuất phát từ tánh biết nhưng chúng được gọi là tướng biết. Tánh biết thì tự nhiên, không sinh diệt, còn hoạt động nào của thấy biết chủ quan và có sinh diệt đều là tướng biết. Suy nghĩ có sinh diệt theo đối tượng nên nó thuộc về tướng biết.
Ngày gửi: 07-08-2015
Câu hỏi:
Con kính chào Thầy! <p>
Thầy cho con hỏi. Con thấy tâm con hoặc là bị đồng nhất với những suy nghĩ lăng xăng hoặc là biết 'mình đang là' bằng lý trí. <p>
Vậy có phải con nên thong thả biết bằng lý trí như vậy, đến một lúc nào đó tánh biết tự nhiên tới có đúng không ạ? <p>
Con xin cảm ơn Thầy, chúc Thầy sức khỏe ạ!
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Thực ra "tánh biết" luôn hiện diện đàng sau tất cả mọi "tướng biết" dưới hình thức lý trí, tình cảm hoặc bản năng (tâm vô nhân), nhưng ít ai nhận ra dù khi tướng biết sinh diệt theo đối tượng thì tánh biết vẫn không sinh diệt. Khi nào không có cái tôi muốn biết xen vào mà tâm vẫn biết thì đó chính là tánh biết, thế mà chúng ta cứ tưởng khi nào "tôi biết" mới gọi là biết, đây chính là cái biết lý trí. Đúng là cứ biết rồi sẽ biết đâu là tánh biết đâu là tướng biết vậy.