loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 307 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'tánh biết & tướng biết'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 08-01-2015

Câu hỏi:

Con chào thầy!
Thưa thầy con có 1 vài điều xin chia sẻ với thầy, kính mong thầy soi sáng cho con hiểu rõ thêm ạ! Con xin cảm ơn thầy trước. <p>
Thưa thầy con xin phép hỏi thầy về tánh biết, tánh biết vốn sẵn có trong mình. Khi làm việc gì nếu tánh biết vẫn biết việc mình làm thì cảm thấy thoải mái và an vui, gặp chuyện thì tánh biết tự động cho ta thấy cái vọng tâm dính mắc vào tham, sân, si để khi đó mình thoát ra và quay trở lại. Vậy thưa thầy ý con hỏi tánh biết đó mầu nhiệm như vậy nhưng có những lúc mình phải mất thời gian để trở lại tánh biết, quãng thời gian mình trở lại đó vẫn còn dính mắc. Vậy làm cách nào mà tánh biết của mình vẫn xuyên suốt thấy biết vạn pháp và không mất khoảng thời gian để xoay lại sống với tánh biết ạ. Và tuệ giác phát sinh sâu sắc hơn khi mình chiêm nghiệm lại vấn đề lúc đó mình đã dính thì có nên không ạ, tức là mình dừng lại ý niệm cũ để quan sát sự việc lúc trước diễn ra để chiêm nghiệm xem tâm mình đã làm gì để thoát ra, lúc đó con thấy tuệ giác phát khởi rất mau lẹ, trả lời rất nhanh và tròn vẹn giải đáp luôn, vậy thưa thầy việc hàm dưỡng và sống với tánh giác sẽ làm cho tuệ giác phát sinh mau lẹ đúng không ạ? Và khi đụng chuyện tự tuệ giác phát sinh cho ta biết là làm như thế nào đúng phải không ạ? Con xin cảm ơn thầy nhiều ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-01-2015

Câu hỏi:

Kính thưa Sư cho con được hỏi vài điều sau đây: <p>
1. Cõi Địa ngục trong Phật giáo được hiểu như thế nào thì chính xác? <p>
2. Làm thế nào để nhận ra cái ta chỉ là ảo tưởng? Và sống được với bản tâm sáng suốt của mình? <p>
3. Tại sao nói chân tâm thì "không sanh không diệt" mà không phải là thường hằng bất biến? <p>
Xin Sư hoàn hỷ giải đáp giúp con. Con xin cám ơn Sư nhiều.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-01-2015

Câu hỏi:

Con đọc hai cuốn sách của Thầy (Thực Tại Hiện Tiền & Sống Trong Thực Tại), con rất thích. Tuy nhiên, có một số chỗ con vẫn chưa hiểu nhiều, mong Thầy giúp con thêm. <p>

- Trong chương 3 cuốn “Sống Trong Thực Tại”, Thầy có dạy tánh biết/thấy “của tâm vốn rỗng lặng trong sáng, tức là sẵn có định tuệ đầy đủ, tự nhiên." Như vậy, tánh biết/thấy này thuộc phần nào của tâm/tâm sở (của Vi diệu pháp hay Duy thức)? Hay là một phần của chân tâm (như kinh Thủ Lăng Nghiêm mô tả)? <p>

- Vấn đề thứ 2 con muốn hỏi là Chánh niệm. Trong chương 3 cuốn sách này, Thầy cũng viết "Chánh niệm là tâm trọn vẹn với đối tượng thực tại (không còn năng sở)". Như vậy, chánh niệm là một dạng để tánh biết tự chiếu soi mà không có tác ý gì? Không biết con hiểu như vậy có được không vì con nghe một số quý thầy giảng chánh niệm bao giờ cũng có năng niệm và sở niệm. Khi nói chánh niệm là một loại tâm hành (trong 51 tâm hành) và bao giờ cũng có năng niệm và sở niệm, thì chánh niệm này phải hiểu như thế nào? <p>

Con cám ơn thầy rất nhiều!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-01-2015

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy Viên Minh! <p>
Con năm nay 31 tuổi, đang sống làm việc ở Hà Nội. Con có may mắn được biết và nghe những bài giảng Pháp của Thầy qua trang web trungtamhotong. Con đã hiểu ra nhiều và giải quyết được nhiều vướng mắc trong cuộc sống. Con thấy đã tìm thấy nhiều chân lý trong những lời Thầy dạy. Con biết ơn Thầy rất nhiều! <p>
Kính thưa thầy, trong hiểu biết của con còn rất nhiều hạn chế vướng mắc, con viết thư này kính mong được Thầy quan tâm và chỉ bảo cho chúng con được thông suốt. <p>

Con có vướng mắc về TÁNH BIẾT: <p>
+ Trong chúng ta có Tánh biết, tánh biết đó được thể hiện thông qua 6 cái biết nơi 6 căn khi tiếp xúc với 6 trần cảnh. Vậy khi chúng ta ngủ, hay khi bị hôn mê, thì tánh biết lúc ấy như thế nào? Tánh biết theo con hiểu, nó phải luôn biết chứ, nhưng ở trạng thái đó thì không có cái gì biết và không biết cái gì cả? <p>

+ Trong ÁI, THỦ, HỮU, con chưa hiểu lắm về việc chuyển từ THỦ sang HỮU nó như thế nào? <p>
Con kính mong được những lời dạy bảo của Thầy.
Con kính chúc Thầy có nhiều sức khỏe, con xin cảm ơn và cung kính đảnh lễ Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-12-2014

Câu hỏi:

Con kính lễ Thầy! Con có một thắc mắc là hằng ngày khi con làm việc gì thì chú tâm trong việc đó một cách chánh niệm tỉnh giác, lúc rảnh con lại nhớ niệm Phật. Vậy mà khi đụng đến chuyện nguy hiểm như té xe, bệnh nặng thập tử nhất sanh thì ngay lúc đó tâm con rất lặng yên không chút sợ hãi, hốt hoảng, ngay lúc đó con chỉ cảm biết mọi diễn tiến của thân tâm thôi, như vậy có phải con đang rơi vào trạng thái MINH SÁT TUỆ không Thầy? Và nếu ngay lúc đó con có ra đi thì cảnh giới con đến sẽ tương xứng với ba nghiệp thường ngày con đang huân tập mà đến phải không Thầy? Con xin Thầy từ bi chỉ dạy cho con. <p>
Con còn thêm một câu hỏi nữa là khi con nghe Pháp thường thì con hay trong tư thế nằm con cảm thấy thoải mái hơn lúc ngồi trang nghiêm, vậy có vô lễ không? Khi con đang đánh máy vi tính con mở Pháp vừa nghe vừa làm con thấy cũng chính xác, như vậy có tốt không Thầy? Con kính chào Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-12-2014

Câu hỏi:

Kính bạch sư ông, con có một số thắc mắc cúi xin sư ông hoan hỷ chỉ giải giúp con. Trong con có một “tánh biết”, nhưng làm sao con nhận diện được đó là “tánh biết” của bản ngã, hay là một “tánh biết” khách quan. Bởi vì cái Tưởng, cái Thức nằm trong 5 uẩn cũng có thể giúp mình BIẾT, nhưng BIẾT thông qua 5 uẩn (bản ngã) như vậy có vẻ như cái BIẾT đó không còn khách quan nữa ạ. Ví dụ như khi con ăn cơm, thì con nhận biết được ví trí cơm ở đâu, canh ở đâu, chén ở đâu,... nhưng khi con vừa nhận biết được ví trí đó, thì trong đầu con lập tức có hình ảnh và có cảm giác như có nhiều đôi mắt của con đang nhìn vào cơm, vào canh, vào chén, v.v… ở nhiều góc độ khác nhau và nó bắt đầu dẫn dắt con theo và lang mang như là con sẽ lấy chén trước, rồi xới cơm, v.v… trong khi con chưa làm gì cả. Nên con không nhận diện đâu là cái BIẾT THỰC và đâu là cái BIẾT của TƯỞNG và THỨC ạ. Con xin kính lễ sư ông ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-11-2014

Câu hỏi:

Kính thưa Sư Ông, con cảm tạ sư ông đã điểm hóa cho con. <p>

Thưa sư ông, song song với việc nhận diện ra bản ngã thường xuyên hơn trong cuộc sống, trong con cũng có một chút hụt hẫng, trống trải nhưng không hẳn là bi quan, thất vọng. Vì khi bản ngã vừa khởi lên, con không chống lại chỉ để yên quan sát (trước đây con không dám, vừa thấy bản ngã dưới hình thức một tư tưởng bất thiện là con sợ hãi, muốn trốn tránh và cố gắng hướng tâm vào tư tưởng thiện). Giờ để yên quan sát con lại thấy đâu đâu cũng là bản ngã: ẩn nấp dưới nhiều vỏ bọc xù xì hay hoa mỹ khác nhau. Tuy con không sợ hay ghét bỏ nhưng con thấy hơi cô đơn vì con thì nhận diện ra bản ngã nhưng không thể nhận diện ra đâu là con. Vì nếu nhận diện hay đưa ra kết luận được thì vẫn là bản ngã mà thôi. Con luôn luôn có mặt nhưng không thể xác định con là gì cả. Con thấy như mình biến mất, tan chảy vào hư không, không còn gì và cũng không có gì cả. Ngay cả những điều thiện lành, những kinh nghiệm kiến thức con dày công tích lũy và tự nhận là mình cũng vỡ vụn. Chúng luôn bép xép đành lừa một cách tinh vi và con cũng từng thỏa mãn, bằng lòng đó là mình. Có lẽ con chưa quen với điều này nên có chút hụt hẫng, cứ như đột nhiên phát hiện ra mình vô sản đến tận cùng, mình loay hoay, bỡ ngỡ giữa khung trời tự do bao la. <p>
Xin sư ông cho con một lời khuyên và khai thị cho con nếu con lầm lạc ở điểm nào ạ. Con xin cung kính đảnh lễ sư ông và dâng lên Người lòng biết ơn vô hạn.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-11-2014

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, con xin hỏi: <p>
(1) Tánh biết tự nó có thể thấy được các loại niệm khởi nào là của vô minh, ái dục để rồi tự điều chỉnh. Nhưng đối với một số vấn đề, tánh biết cũng phải dựa vào kiến thức để quy chiếu mà xác định được đúng hay sai phải không Thầy? Ví dụ để mưa hòa gió thuận thì con không biết nên phải làm thế nào: bảo vệ rừng, trồng rừng… hay lập đàn cúng tế thần thánh hằng năm là đúng, nhưng nhờ con đã học về kiến thức vật lý nên con biết được là không nên phá rừng mới là đúng tốt. ,p>

(2) Con thấy ngày nay họ mua cá, chim phóng sinh rất nhiều, nhưng con chưa tìm được bài kinh nào trong Nikaya khuyên nên phóng sinh. Như vậy việc phóng sinh có nên khuyến khích, phát huy hay không? <p>
Có lẽ con chưa nhận ra trọn vẹn được tánh biết nên nhiều thắc mắc không thể tự tìm đáp số, con kính mong Thầy từ bi chỉ dạy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-10-2014

Câu hỏi:

Con chào thầy ạ!
Thưa thầy con xin cảm ơn thầy về mấy câu hỏi mà con đã hỏi thầy vài hôm trước về tính biết, pháp trần và sự tỉnh giác. <p>
Quả thật thưa thầy con đã nhìn ra được tính biết là như thế nào. Đúng là khi mình đã sống cùng với cái biết trong sáng rỗng lặng thì chẳng có gì ngoài cái biết đó cả. Sắc thân, ngoại cảnh, pháp trần cũng đều ngưng. Chỉ có tính biết... <p>
Thưa thầy hôm nọ con nghe xong câu trả lời của thầy, con cũng cố gắng hành thiền và con thấy ra được tính biết, con kể thầy nghe ạ: Thưa thầy khi con ngồi thiền con chánh niệm, pháp vận hành, sự tỉnh giác con thấy biết như vậy, con vẫn thấy tính biết là thứ gì đó không thể hiểu được. Nhưng sau đó con cố gắng quan sát cái biết của mình, con càng quan sát thì con càng cảm thấy thoải mái nhẹ nhõm, sau được 1 lúc con bế tắc, không biết làm sao để mình có thể nhập vào tính biết và sống trọn vẹn với nó, những ý nghĩ cứ trôi qua, cứ xoay quanh vấn đề đó, tìm đủ mọi cách để muốn được cảm nhận tính biết, các câu hỏi, suy nghĩ, ký ức bao quanh con, con không tỉnh giác là bị cuốn đi với những suy nghĩ đó, cứ vậy tiếp diễn con quan sát tính biết, quan sát pháp với sự tỉnh giác, rồi con xoay qua quan sát cái tính biết đó thì con càng quan sát thì con lại càng cảm thấy thoải mái, đôi lúc sự tỉnh giác của mình mong manh với pháp trần, sau đó cảm giác đau chân lại dồn đến, rồi tự dưng con vững vàng không sợ đau chân, không sợ gì hết, chỉ chăm chú quan sát tính biết, pháp trần, qua sự tỉnh giác của mình... rồi tự dưng con cảm thấy như phần thân thể của mình biến mất, pháp trần cũng biến mất, thay vào đó là 1 cảm giác bao trùm, toàn cơ thể của con bao trùm trong 1 khối, chỉ còn tính biết, biết rõ mọi chuyện. Thưa thầy đó là 1 trải nghiệm mới của con, con xin thầy chỉ giúp cho con. Thành kính cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-10-2014

Câu hỏi:

Con chào thầy ạ!
Thưa thầy trước tiên con xin cảm ơn câu trả lời của thầy. Nhưng vì trí tuệ con vẫn hạn hẹp con chưa hiểu được hết ý của thầy, con xin mạn phép được bày tỏ sự suy nghĩ của con, kính mong thầy khai sáng cho con ạ. <p>

Thưa thầy nếu như thầy nói tâm rỗng lặng tức không ngã, không nhân, không chúng sinh, không thọ giả, con hiểu ý thầy tức là mình đã sống ở trong tính biết tuyệt đối và không còn bị chi phối bởi pháp trần. Như con đối chiếu với bản thân thì có lúc vẫn mê, vẫn dính mắc, nhưng khi con dính mắc vào pháp thì tính biết qua sự tỉnh giác sẽ chiếu soi cho con thấy được tâm con. Lúc đang sân hận hay si mê làm cho cái biết trở thành không biết và khi đó nhờ có tư duy thì tự dưng tính biết của mình sẽ nhìn ra và mình lại trở lại không dính mắc vào pháp nữa. <p>

Nhưng qua quá trình tư duy về cái biết con lại thấy là từ tính biết mà tạo ra sắc thân, tạo ra ngoại cảnh, tạo ra pháp trần, vậy tính biết đã bao trùm hết. Vậy thì pháp trần, ngoại cảnh, sắc thân cũng là từ tính biết, nhưng trước đây khi con không hiểu về tính biết nên con chạy theo bên ngoài để sống theo tương đối. Và ý con muốn hỏi ở đây là nếu mình sống với tương đối thì sẽ không có tính biết, còn nếu mình sống theo tính biết thì mình lại sống theo cái tuyệt đối mà đánh mất cái tương đối. Vì thế câu hỏi trước của con tức là con dựa vào tính biết vốn trong sáng của mình, qua pháp trần, qua sự tỉnh giác để con làm chủ các pháp, pháp nào tốt con trồng, pháp nào xấu con loại bỏ, hoặc nếu cái xấu con chưa dứt thì nhờ tính biết và sự tỉnh giác để con chuyển hóa dần dần. Con ví dụ như tâm con là đất, cây là pháp, còn sự tỉnh giác là chọn lọc. Vậy nếu con bỏ cây đi thì đất chẳng sử dụng để làm gì. Nhưng cây thì có cây tốt, cây xấu, cây tốt con trồng, cây xấu chưa loại bỏ được thì cũng bị hoại dần... <p>

Con xin trình bày như vậy, kính mong thầy soi xét cho con. COn xin cảm ơn thầy nhiều.

Xem Câu Trả Lời »