loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 1824 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'trình pháp & chiêm nghiệm'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 13-06-2018

Câu hỏi:

Con kính chào Thầy ạ!
Con cảm ơn Thầy đã chỉ dạy cho con! Cùng lúc con đọc được thư một bạn như sau, làm con tỉnh hẳn ra ạ:
"Thưa thầy. Con theo dõi mục hỏi đáp của thầy đã lâu. Thỉnh thoảng con nghe 1 vài bài pháp nữa. Từ một người luôn suy nghĩ lăng xăng, rồi phân tích, đánh giá, giải thích cái lăng xăng đó, giờ đây con nhận ra tâm con vẫn lăng xăng nhưng con kệ nó thôi, lăng xăng là nó còn con chỉ nhìn cái lăng xăng đó không phán xét, quy kết mới chính là con, thì con thấy mọi thứ trôi qua thật nhẹ nhàng, tĩnh lặng. Không biết con nhận thấy như vậy đúng chưa ạ. Xin thầy chỉ bảo ạ".
Con cảm ơn Thầy, cảm ơn bạn đã khai thị cho con!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-06-2018

Câu hỏi:

Con chào thầy!
Từ hôm sám hối với thầy con trở về sống bình thường, thường ngày tập biết với tánh biết trong sáng sẵn có để thấy ra thân thọ tâm pháp nơi mình; khi tương giao với bên ngoài con thấy biết và an trú ngay nơi tánh biết để thấy như thật thấy, nghe như thật nghe, xúc như thật xúc; khi phát sinh vọng động con tỉnh giác thấy ra cái không thực ngay nơi thực tại nầy, không chạy theo phân tích đánh giá, kết luận chủ quan, cho là, phải là nữa và tiếp tục an trú nơi tánh biết trong sáng. Nhưng ít nhiều con vẫn luôn bị chi phối trong 1 khoảng thời gian ngắn, tùy vào mức độ tỉnh giác của tâm lúc đó mà con chạy theo nhiều hay ít, khi tỉnh giác thấy cái ta là ảo tưởng con liền trở về với tánh biết trong sáng nầy để an trú (tinh tấn chánh niệm tỉnh giác).
Hữu sự, con thận trọng chú tâm quan sát nói năng làm việc cẩn thận để tránh lỡ miệng, sai sót, để không làm tổn thương người khác qua nói năng hành động suy nghĩ, (tính con xưa hay châm chọc người khác, hay đùa giỡn lắm), khi thấy có tà ý trong lúc tương giao thì con liền trờ về an trú để nghe như thật, xúc như thật, thấy như thật.
Vô sự, khi vọng tưởng ào ào kéo đến thì con chỉ thấy ra nó mà ít hùa theo chạy theo khai triển cho nó to lớn hơn nữa. Nói vậy thôi chứ con vẫn chạy theo thầy ạ vì nó nhiều quá, hết chuyện nầy đến chuyện khác, con bị chạy theo một cách không hay biết gì, một hồi mới biết là đang chạy theo. Con hiện giờ vẫn còn lúng túng khi có vọng tưởng, cái thấy của con coi vậy chứ còn chạy theo ít nhiều và đôi lúc đối kháng, có khi thấy rồi mà chịu không nổi nữa thì con thường chọn giải pháp là hít vô thở ra 1 cái để nó tắt sau đó nhường lại cho tánh biết.
Con từ cái lần vô tình rơi vào trạng thái thấy biết trong sáng đó thì ngày ngày lên nghe pháp thầy, mỗi ngày một ít hiểu biết về Phật pháp, biết an trú là gì (lúc đi xe), biết tánh biết là gì, biết rồi cũng để đó thôi chứ không biết xài thầy à, ngày ngày làm việc sinh hoạt thì nó tự động ứng ra xài cho con và giúp con qua được nghịch cảnh. Ngày ngày sống bình thường và đang sống tốt với hoàn cảnh của con, tự nhiên khởi lên cái mộng ước phi thường và rồi con đánh mất cái bình an tự nhiên đó, nó mất đi con cũng không biết tìm lại. Và nhờ trở về sống bình thường với gia đình con mới thấy ra nó và trở về sống với nó (nghe như thật, thấy như thật, xúc như thật) để sống trong lành, định tĩnh, sáng suốt.
Xin gửi đến thầy lòng biết ơn sâu sắc, kính chúc thầy sức khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-06-2018

Câu hỏi:

Thưa thầy. Con theo dõi mục hỏi đáp của thầy đã lâu. Thỉnh thoảng con nghe 1 vài bài pháp nữa. Từ một người luôn suy nghĩ lăng xăng, rồi phân tích, đánh giá, giải thích cái lăng xăng đó, giờ đây con nhận ra tâm con vẫn lăng xăng nhưng con kệ nó thôi, lăng xăng là nó còn con chỉ nhìn cái lăng xăng đó không phán xét, quy kết mới chính là con, thì con thấy mọi thứ trôi qua thật nhẹ nhàng, tĩnh lặng. Không biết con nhận thấy như vậy đúng chưa ạ. Xin thầy chỉ bảo ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-06-2018

Câu hỏi:

Thưa thầy.
Con thường lo âu về cuộc sống đến phát bệnh, dù những lo âu đó có hợp lý hay không. Nhiều khi con cố không lo âu, nhưng sự cố gắng đó lại gây căng thẳng và lo âu vẫn cứ trồi lên vào một lúc bất ngờ nào đó.
Nghe thầy chỉ dạy đã lâu, nhưng mấy ngày vừa qua con mới nhận thấy, từ trong chính cuộc sống của mình rằng, cả hai thứ ấy - "Lo Âu" và "Cố Gắng Không Lo Âu" - thực ra chỉ là hai cực của cùng một vấn đề. Chúng không khác nhau. Thế nên chúng đều gây khổ cả.
Giờ mỗi khi thấy mình lo âu, con tự nhủ "Ừ, lo âu một chút cũng có sao đâu" rồi buông nó đi. Khi con thấy mình đang cố gắng trấn an bản thân, con cũng buông cả sự trấn an đó. Con cũng tập buông luôn cả sự buông ấy mỗi khi nó chuyển sang trạng thái 'cố gắng buông'.
Với những điều không tốt khác trong tâm thức, con cũng học cách làm như vậy. Cái xấu tồn tại trong con, không sao cả, miễn sao con không bám vào chúng, dù bám xuôi hay bám ngược.
Nghe thật phi logic, nhưng hai, ba ngày qua, nhận thức mới mẻ này làm con thấy vô tư. Trước đây con cho rằng mình là người đặc biệt, nhưng giờ con thấy con bình thường như tất cả mọi người. Cuộc sống cũng hiện ra một cách giản dị hơn trong mắt con.
Nhận thức này chưa vững chắc trong con. Con cũng không biết nó đúng hay không? Xin thầy giúp con biết. Dù thế nào thì con cũng vui, bởi dù con sai thì con vẫn có thể học hỏi. Không có gì mất đi hay thiếu hụt trong con cả.
Con cảm ơn thầy rất nhiều!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-06-2018

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy, con xin trình Pháp ạ.
Con hiểu việc thực chứng lời Thầy qua một tình huống giao thông như sau.
Khi con đi qua một ngã tư đèn giao thông. Con đi đúng đường, đúng luật, bỗng có xe vượt đèn đỏ và quẹt vào con. Người đó không những không xin lỗi mà còn chửi lại con không quan sát kỹ... Nếu chưa tu, con sẵn sàng khẩu chiến, thậm chí giao chiến với họ. Nhưng con đã kịp quan sát tâm mình, khi đó cơn sân bốc lên đỉnh đầu, máu dồn lên não... rồi quan sát tình huống giao thông thực sự lúc đó... quan sát người vừa va quệt mình, tình trạng của anh ta... Con trấn tĩnh lại. Chủ động xin lỗi rồi đi tiếp.
Suy nghĩ lại tình huống trên con phân tích như sau:
Thứ nhất, đúng là lỗi mình không quan sát kỹ tình huống giao thông, không phản xạ từ xa.
Thứ hai, người này chắc đang có việc gấp hoặc là kẻ ngang ngược theo bản chất của hạng người vô tri. Cố chấp với nó thì mình cũng chỉ ngang nó.
Thứ ba, nếu khẩu chiến hoặc cố chấp với nó chỉ mất việc của mình, không may gặp kẻ giang hồ đánh không lại nó là thiệt thân thêm. Những phân tích để đưa ra quyết định chủ động xin lỗi của con chỉ thoáng qua rất nhanh. Như vậy, chỉ qua 1 sự việc trên con đã có đủ cả các tính kham nhẫn, giới, định, tuệ chưa ạ? Nếu là người chưa đủ tuệ nhưng cũng xin lỗi rồi bỏ đi nhưng trong lòng không vui... như vậy có phải là nhu nhược, hèn nhát?
Con xin đảnh lễ, chúc Thầy thân tâm an lạc.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-06-2018

Câu hỏi:

Dạ, con chào thầy.
Lời đầu tiên, con mong thầy khoẻ để trợ giúp cho những người cần nâng đỡ.
Con là một Phật tử, nhà trị liệu tâm lý. Con đã học và nếm khá nhiều liệu pháp tác động về thân và tâm nhưng con vẫn không hài lòng khi hiệu quả thực của những liệu pháp ấy luôn có giới hạn của nó (tâm bị ức chế).
Là một Phật tử, con tìm kiếm trong Đại tạng kinh về những lời dạy của Đức Phật để điều trị tâm bệnh nhưng con vẫn chưa thấy hài lòng. Lúc đó con suy nghĩ, “có thể con hiểu và làm không đúng điều Đức Phật dạy hoặc những điều này không phải là của Đức Phật dạy nên kết quả mới không như ý”.
Cho đến khi con nghe được những lời hướng dẫn của thầy, con đã tìm ra con đường và đã thấy ra điều mà Đức Phật ngài dạy.
Cũng từ đó, con ứng dụng những điều thầy dạy để quay về với mình, giúp đỡ những ai có duyên và ứng dụngvào công việc điều trị tâm bệnh cho những người cần nâng đỡ và kết quả khá rõ ràng và khả quan. Con thành tâm cảm tạ thầy về những gì thầy đã dạy, giúp con và rất nhiều người thấy ra.

“Thầy là người chỉ lối
Cho con là chính con
Không nương tựa ai khác
Dù đường xa mỏi mòn”.

Nhân đọc được những tâm sự của một bác sĩ tâm thần, nhà trị liệu tâm lý, con có một số kinh nghiệm khi hành nghề mong muốn chia sẻ cùng thầy và vị đồng nghiệp của con để trợ giúp tốt hơn cho ca mà vị ấy đang gặp khó khăn. Sau đây là một vài chia sẻ của con.

“Khi quay trở về với mình, con nhận ra rằng giữa thân và tâm có một mối liên hệ qua lại, tác động, hỗ trợ lẫn nhau. Vì thế, với những trường hợp quá khó tác động vào tâm khi gặp những biến cố và sang chấn tâm lý lớn thì hãy thử tác động vào thân. Thân sẽ giúp tâm giải phóng năng lượng tiêu cực, các cơ sẽ giãn và mềm ra, khả năng ứng phó stress sẽ tốt hơn,... và làm giảm áp lực cho tâm, thì tâm sẽ có cơ hội thấy ra. Một số tác động về thân như:
- Đấm boxing/đấm vào gối
- Xoa bóp, bấm huyệt
- Tăng vận động mạnh
- Leo núi, leo cầu thang
- Tập bài tập căng chùng cơ để ý thức được sự căng cứng của các cơ mà thả lỏng.
Khi tâm đã được giảm áp lực và nhẹ nhàng hơn thì hãy tác động vào cảm xúc thông qua việc trò chuyện về nội dung chính.
“Ca khó gặp cao nhân
Cao nhân cũng phân vân
Khi tâm gặp chướng ngại
Thân hỗ trợ đôi phần”.
Cân nhắc thận trọng và nên cho người nữ này nhập viện nội trú để việc kiểm soát nguy cơ tự tử được đảm bảo.
Tuy nhiên, nhà trị liệu với tình trạng lạm dụng tình dục ở nữ nên là một người nữ thì sẽ tốt hơn”.
Với tâm từ và lòng biết ơn, con thành tâm chia sẻ cùng thầy và vị thiện hữu kia. Mong thầy khoẻ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-06-2018

Câu hỏi:

Dạ con xin kính chào Thầy. Con xin cám ơn Thầy. Quả thật con rất may mắn khi nghe được điều Thầy dạy mặc dầu cách đây không lâu (thâm tâm con hơi cảm thấy tiếc vì không được gặp Thầy sớm hơn). Nhân đây con xin hỏi nhờ Thầy chỉ dạy:
1. Căn tiếp xúc với trần mà vô tâm vô tư, không ý đồ của bản ngã - không yêu ghét, không lấy bỏ, không tránh né. Thấy, nghe, cảm nhận v.v... hết tất cả một cách rõ ràng mà không dừng lại ở đâu cả. Không cần "thêm" tên gọi khi cảm nhận có đúng không ạ?
2. Chánh niệm thì không rơi vào hiểu biết, kinh nghiệm mà là trải nghiệm trọn vẹn đúng không ạ?
3. Trước giờ con học nhiều nhưng chưa hành gì cả. Chưa chánh niệm nên dễ rơi vào sở tri chướng, tăng thượng mạn phải không ạ?
Giờ nghe Thầy dạy con chỉ buông.
Con xin cám ơn Thầy nhiều ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-06-2018

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, con năm nay 28 tuổi, có vợ và có 1 con trai được hơn 1 tháng tuổi, hôm nay con xin được hỏi pháp nơi thầy, mong thầy từ bị khai thị cho con.
Khoảng tháng 9 năm ngoái con vô tình rơi vào tình trạng thấy Tứ diệu đế và con lúc đó biết đâu là khổ, biết đâu là nguyên nhân của khổ, và với cái tâm trong sáng lặng lẽ chiếu soi đó, con được thấy Niết-bàn trong khoảng thời gian ngắn ngủi.

Từ lúc đó đến hôm nay con thường lên mạng xem các bài giảng của thầy, Thư thầy, Thư thầy trò, và mục Hỏi đáp trên trang web, tính đến nay cũng hơn nửa năm rồi. Con nghe và thực tập trở về với thân thọ tâm pháp nơi mình, đọc cuốn sách nơi mình. Con thấy trong con vẫn còn mơ hồ về chánh niệm tỉnh giác và tinh tấn chánh niệm tỉnh giác. Ngày ngày con vẫn thấy ra cái ta ảo tưởng nơi mình, cũng không còn chạy theo như trước và thấy ra nó nhưng bên trong việc thấy ra nầy nó vẫn kèm theo sự đối kháng không ít thì nhiều. Con biết rằng giữa cái thấy lúc con rơi vào Tứ diệu đế nó khác rất xa với hiện tại của con bây giờ, có thể nói là cái thấy của lý trí hữu vi hữu ngã và con luôn biết là mình chưa đến. Chuyện nầy ví như con đi thi, đã biết kết quả nhưng không biết cách để giải ra bài toán; như con bị bịt mặt dẫn đến một nơi hạnh phúc mà khi trở về thì không biết đường quay lại. Con biết rằng chính thái độ của cái ta ảo tưởng nơi mỗi người khiến cho nguời ta khổ sở, sinh tử luân hồi trong đó. Thấy được 4 sự thật vi diệu mà đức Phật đã khai thị nhưng sau khi trở về với bình thường, con vẫn phàm phu như ngày nào, tập khí và thói quen cũ có giảm đi phần nào, và khi vào sự vẫn còn lúng túng, ngã lên ngã xuống.
Con xin thầy từ bi khai thị cho con, con xin thành tâm tri ân thầy, kính chúc sức khỏe đến thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-06-2018

Câu hỏi:

Kính thưa thầy!
Con đang đọc cuốn "Thực tại hiện tiền", con đọc và chiêm nghiệm những gì thầy dạy trong đó, những lời thầy dạy thật thâm sâu và vi diệu! Con vừa đọc và vừa chiêm nghiệm như thầy đã dạy là học đi đôi với hành. Con không thu thập thông tin theo kiểu là thu nhặt, gom góp kiến thức suông. Nhưng khi đọc đến tiến trình tâm thì con có sự lẫn lộn thế này ạ: tiến trình tâm tiếp trợ gồm tiếp thọ, suy đạc, xác định. Ở phần xác định thì tâm thực hiện chức năng định dạng và định danh (thuộc ý môn hướng tâm), vậy tiếp thọ và suy đạc chỉ là tâm tiếp trợ để bổ túc thêm về pháp trần mà ngũ thức vừa tiếp nhận vậy thôi hay là nó vẫn là 2 tiến trình của ý môn? Tại vì con thấy tiến trình ý thức cũng có 4 giai đoạn là phân tích, tổng hợp, định dạng, định danh. Thầy từ bi chỉ dạy cho con biết ở đây con bị lẫn lộn ở đâu không ạ. Con xin chân thành đảnh lễ và cảm ơn thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-06-2018

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!
Bây giờ con đã thấy ra bài trình pháp trước kia con gửi thầy không hoàn toàn là của con tự thấy ra, mà là do lý trí nhạy bén trong con đã vay mượn kiến giải trong các bài pháp của Thầy. Mặt dù Thầy đã từ bi hoan hỉ chúc mừng là con đã thấy đúng nhưng đến hôm nay con mới cảm nhận được trí tuệ và lòng từ bi mà Thầy dành cho con cũng như mọi người. Hay thật! Chính kiến giải vay mượn ấy dẫn dắt con đi, mặt dù bản ngã thụ đắc kiến giải, rồi cứ lục tìm để học hỏi thu thập, rồi tự khổ trong đó, nhưng rồi bất chợt có những phút giây thất học con đã trực nhận được thế nào là chánh niệm tỉnh giác, thế nào là tinh tấn chánh niệm tỉnh giác, mà mỗi mỗi phút giây Thầy hay các vị hiền thánh tăng, các vị giác ngộ luôn ở trong đó. Cảm nhận như thật, xúc như thật, thọ như thật, thấy biết như thật, và phải tinh tấn để thường xuyên trở về trọn vẹn trong từ phút giây.

Đúng như lời thầy dạy, chánh niệm này hoàn toàn không đối kháng với thực tại, tự nó an ổn trong mọi điều kiện cho dù là bất như ý, tự nó trong sáng lặng lẽ soi chiếu mọi động tĩnh. Ví dụ như: cảm giác sự thở là như thế nào, cảm giác nơi da, mạch máu giãn nở, các xoáy động ở gân, cơ, áp lực máu lên não khi có tham sân xen vào, cảm giác toàn thân là như thế nào? Hay những vọng tưởng sinh diệt ra làm sao? Con cứ thấy biết trong sáng như nó là, lúc đó tâm con tự tỉnh sáng không còn nghi ngờ. Giờ con đã thật sự biết “đọc sách” rồi Thầy ạ. Tuy chỉ mới nhận diện được mặt chữ và tập tành đánh vần nhưng con thấy được niềm tin nơi Pháp. Từ nay con đã chập chững tự mình bước đi rồi Thầy ơi!
Thật quá khó cho Thầy khi ngày ngày chỉ pháp cho chúng sanh thấy nhưng họ không thể thấy vì đang bị cái ta lăng xăng che mờ. Thầy giảng cái thấy của Thầy, còn chúng sanh hiểu theo lý trí chấp trước của chúng sanh. Thầy dạy “chỉ ngay đây mà thấy”, chúng sinh lại khởi lên bản ngã muốn tìm cái ngay đây để thấy. Thầy từ bi dạy chúng sanh thiền không phương pháp, nhưng chúng sanh nghe giảng thì lại cố tìm phương pháp. Tuy chúng sinh gần Thầy mà muôn trùng xa cách. Thầy dạy đúng, chúng sanh cứ hiểu sai, làm sai. Nhưng không sao, hỡi bản ngã lăng xăng kia, hãy cứ làm đi, sai đi, tìm đi, kiếm đi, khổ đi… rồi sẽ học ra: không có gì đúng như ý của ngươi đâu!
Thật đúng là vi diệu, cái sai lại là điều kiện tất yếu sanh ra cái đúng. Vô minh lại là điều kiện tất yếu sanh ra minh.
Con thành tâm đảnh lễ Thầy với lòng thành kính sâu sắc. Cám ơn Thầy đã ngày ngày thọ khổ nhấc tay chỉ mặt trăng cho chúng sinh nhiều bụi trong mắt như con.

Xem Câu Trả Lời »