loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 1797 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'trình pháp & chiêm nghiệm'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 21-07-2018

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy,
Thời gian gần đây con cảm thấy trong tâm con rất dễ nóng giận. Con luôn nghĩ mình rất nhu hòa, và hôm nay con cũng bắt đầu quát tháo rồi, lúc la lớn như thế con thấy thật dễ chịu, nhưng lại sợ người bên cạnh con buồn. Từ đó, con phát hiện con luôn đè nén bản thân mình, có lẽ thời gian qua con đã không sống thật với chính con. Vì thế, khi gặp những biến cố trong cuộc sống, con lại đối diện những việc đó thật mệt mỏi. Con không mong những biến cố đó qua nhanh để tâm con được nhẹ nhàng, mà con chỉ luôn mong là con thật bình tĩnh để nhìn thấu suốt mọi chuyện.
Bạch Thầy, con luôn thành kính tri ân những lời dạy của Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-07-2018

Câu hỏi:

Dạ kính bạch Thầy,

Giờ con xin chia sẻ quá trình của con trong hơn 2 năm qua. Theo trải nghiệm của riêng con đây là con đường ngắn nhất. Đầu tiên cần quen với cái tâm rỗng lặng trong sáng. Như con là con nằm thiền và nghe pháp của thầy trước khi ngủ. Một thời gian con quen với cái tâm không. Sau đó con thực tập trong đời sống. Lúc đầu thì chưa quen lúc được lúc không và vẫn còn lý trí xen vào. Mà điều quan trọng trong giai đoạn này là thấy được cái tâm sinh khởi để mà buông, kể cả có lý trí buông thì vẫn tốt hơn là không buông được. Thực hành một thời gian thì tự nhiên có đôi lúc cái tâm nó tự buông được. Lần đầu tiên tâm con tự buông được, con thấy mọi thứ sáng bừng. Lúc đó con còn tự hỏi mình, ủa sao giờ chẳng thấy khổ gì cả. Con cảm nhận cái giây phút đó rất rất quan trọng. Sau đó dần dần như là cái tâm nó ổn định hơn và tự buông được nhiều. Hiện giờ con đã làm được trong khá nhiều thời gian và con lại có cảm giác là nó rất đơn giản. Vì khi tâm đã buông được một cách tự nhiên thì là lúc mà chẳng nhớ Tam Tạng kinh điểm để làm gì, nó là dư. Thiệt con không hiểu một điều dường như đơn giản nhất mà hơn 2 năm con mới làm được sau khi nghe rất nhiều lần từng bài pháp của thầy. Con cảm ơn Thầy rất rất nhiều vì những lúc con khó khăn nhất, nhờ nghe pháp của Thầy con mới vượt qua được để có ngày hôm nay. Con cảm ơn Thầy rất nhiều ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-07-2018

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy,
Dạo gần đây con cảm nhận con sống với cái tâm rỗng lặng trong sáng như thế này. Cái tâm đó không sinh diệt gì cả. Khi đó có chuyện gì ứng ra tự nhiên. Khi cần thì chú tâm xong rồi thôi. Và khi đó con cảm nhận cần làm gì thì làm không sợ hãi, lo lắng gì cả. Con cảm thấy sống rất thoải mái, tự do và không bị dính mắc gì cả. Có khi biểu hiện của con như trẻ con làm nhiều người xung quanh cười vui vẻ. Và sống như thế kể cả có phải suy nghĩ nhiều cũng không mệt gì cả vì tâm rỗng lặng rồi thì không còn tham, sân si. Giờ con mới ngộ ra rằng trước đây mệt mỏi, buồn bã.... đều là do tham sân si. Con cảm nhận là con đang đi đúng hướng. Kính mong thầy khai thị giúp con là con đi tới đoạn này còn cần lưu ý gì thêm không ạ. Con cảm ơn Thầy rất nhiều ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-07-2018

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy!
Sáng nay con nghe bài Pháp Thầy giảng về 10 ba-la-mật. Con không nhớ đây là lần thứ bao nhiêu con nghe nội dung Pháp này (con nghe lần lượt từng khóa giảng của Thầy, từ ngày đầu tới ngày 7, nên các nội dung sẽ lặp lại khóa này qua khóa khác) nhưng đây là lần đầu tiên con thực sự hiểu về Tinh tấn và Nhẫn nại ba-la-mật.
Gần đây con chịu một nỗi khổ về thân, bị đau dữ dội ở đầu. Ban đầu con chống đối, nổi sân, bắt đầu lo sợ, tưởng tượng các loại bệnh, các viễn cảnh và lo lắng, nghĩ về những thứ "của mình", rồi lại nghĩ sao mình tu mà vẫn sợ hãi, mà lại trốn chạy, mình nên làm gì, người tu nên làm gì, thậm chí còn thất vọng về mình nữa???... Sau con liền nhận ra bản ngã đang ảo tưởng! (Những lúc nhận ra thường con không biết bằng cách nào, chỉ là bỗng nhiên biết vậy thôi). Con tự hỏi tu quả không dễ dàng, những lúc thế này làm sao nhận chân đau chỉ là đau thôi? Nhưng con cũng không mong cầu mình phải bình an, phải nhận ra điều gì, phải tu ra sao trước nghịch cảnh này, mà chỉ buông ra những câu hỏi, các ảo tưởng mà bản ngã đang vẽ vời kia thôi. Rồi tâm con bình an dần, con chủ động lắng nghe cơn đau, đối trị nó bằng cách thư giãn và lắng nghe hơi thở, tìm hiểu về nó qua kiến thức y khoa để tự giác thay đổi lối sống và cải thiện bệnh... Đến khi con nghe bài Pháp này, thì ra khi buông những lo lắng, nghi hoặc viển vông để trở về với nghịch cảnh là con đang Tinh tấn, khi con ở lại với nghịch cảnh, đối trị phù hợp, không mong cầu, không chối bỏ, không nghi hoặc là đang Nhẫn nại phải không thưa Thầy? Nhận ra những điều này lòng con hoan hỉ lắm, bởi một sự thật rằng Pháp vẫn đang hoàn hảo từng sát-na!
Giờ thì cơn đau của con cũng hầu như lắng dịu, các pháp đối trị có hiệu quả, con cứ biết nó như nó đang là vậy thôi là đủ phải không Thầy?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-07-2018

Câu hỏi:

Thưa thầy, khi ai đó làm gì mình, nói những câu xúc phạm mình, hay trong cuộc sống công việc có những chuyện phải giải quyết vấn đề thì mình phải suy nghĩ vấn đề đó để giải quyết, hay khi ai đó nói gì mình mình phải suy nghĩ để lần sau người ta không được nói mình nữa. Dẫu con biết như vậy là chạy theo vọng tưởng, nhưng nếu không chạy theo nó để giải quyết mà lúc đó con tập quan sát bản thân thì vấn đề vẫn có đó. Sự sân hận và lo âu con vẫn có đó mà chỉ là con tạm quên nó đi. Thay vì thế, thà con cứ tập trung suy nghĩ giải quyết vấn đề thì đầu óc sẽ đỡ hơn đúng không ạ? Vì con thấy khi mình quên sự tức giận, quên vấn đề ấy đi để quan sát hơi thở thì vấn đề và sự tức giận không hề mất đi mà con cảm thấy như mình chỉ nén nó xuống và mình càng cảm thấy khó chịu. Vấn đề vẫn không được giải quyết mà mình càng thêm sân hận. Xin thầy hãy cho con lời khuyên ạ. Giờ con rất mâu thuẫn.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-07-2018

Câu hỏi:

Con chào thầy ạ.
Thời gian qua con cũng có tu tập pháp thiền của thầy, thực ra nó không hẳn là giúp thân tâm con được thoải mái và an lạc hơn theo nghĩa vẫn được hiểu đâu. Đôi lúc thực hành pháp thiền con cảm thấy mình đang đi lên nhưng hóa ra lại là đang đi xuống, đôi lúc cảm tưởng như mình đang đâm đầu xuống không có lối ra nhưng hóa ra những lúc như vậy là con đang thấy ra vậy. Bây giờ con sống thì vẫn thấy có vui, có khổ tuy khổ nhiều hơn là những lúc vui vẻ thoáng qua, nhưng cái vui cái khổ đó giúp con thấy ra được nhiều điều mà vốn dĩ nó đã thế, chỉ là con không thấy ra nó, con biết con còn suy tưởng nhiều.
Thầy cho con hỏi câu này, Tứ chánh cần được tu tập như thế nào ạ? Con thấy là không làm việc gì hại mình hại người mà năng làm việc lợi mình lợi người. Ở đây không hẳn là bắt buộc kiểu như đi làm từ thiện mà chỉ tinh tấn biết rõ mình qua thân, khẩu, ý. Con thấy tu tập Tứ chánh cần đôi lúc con cũng ngờ ngợ thấy đi đôi với Tứ Niệm Xứ hay cả pháp thiền của Thầy vậy.

Tâm buông ra là liền cái thấy
Cái thấy cái biết chẳng ai ngờ
Vậy chi điều biết là ai hay
Ai hay tâm buông mà thấy biết
Cái biết sáng tỏ tự bao giờ.

Con xin bày tỏ lòng thánh kính với thầy và nếu có duyên thì mong được gặp thầy ạ. Con xin cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-07-2018

Câu hỏi:

Thưa Thầy trưa nay đang nghe Thầy giảng con chợt thấy rằng cái thân này đâu cần nhiều đến thế. Đói thì cho nó ăn, khát thì cho nó uống, mệt thì cho nó nghỉ ngơi và cần một cái mái nhà nhỏ che chở nó. Nó sống thì cần phải cho nó một công việc và cho nó một sự tương giao. Nó đâu có đòi hỏi gì hơn?! Kiếm tìm nhiều thứ và quá dư thừa so với nhu cầu chính nó!
Con vẫn còn nhiều phiền não.
Dạ con xin cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-07-2018

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy!
Tất cả chỉ còn lại sự biết ơn. Con không rõ là biết ơn cái gì, biết ơn ai, biết ơn vì điều gì nữa. Chỉ có một sự biết ơn mênh mông vô tận. Có lẽ, biết ơn vì chính giây phút này đây đang hoàn hảo, chính bản ngã này đang hoàn hảo, u mê này đang hoàn hảo thưa Thầy! Không còn lý do gì mà không trọn vẹn với cái tròn đầy này. Xung quanh con, tất cả đều vẫn thế, nhưng sáng bừng và trong vắt như một buổi sớm mai. Kiếp con người thật quá ư tuyệt mĩ, bởi nơi ấy, con được vui được khổ, được tất cả những gì đang là. Con khóc và nghe trái tim mình đập mạnh từng hồi...
Con xin được chia sẻ với Thầy. Con xin đảnh lễ Thầy bày tỏ lòng thành kính!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-07-2018

Câu hỏi:

Con kính chào Thầy, con xin đánh lễ và chúc Thầy thân tâm an lạc. Dạ, cho con xin trình pháp.
Hôm nay con có ghé thăm 1 chùa Thiền Tông, đến giờ ăn cơm, sư cô có nhắc nhở mọi người nhớ ăn trong chánh niệm, đừng để cho tham, sân, si,... khởi lên (vậy là có ý muốn tâm yên ổn và đè nén tham, sân, si). Sau bữa ăn con mới hỏi Sư Cô tại sao mình không vừa ăn, vừa chánh niệm, với tâm rỗng lặng; nếu có tham, sân, si, nổi lên (khi thấy món ăn ngon, lòng tham nổi lên) thì mình nhận biết tâm tham đó (chân đế), có như vậy mình mới thấy và học được bài học mình còn tham như thế nào. Chứ mình đè tham, sân, si... thì mình làm sao thấy được. Sư Cô bảo con sai rồi.
Xin Thầy chỉ dạy thêm cho con. Con xin cám ơn.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-07-2018

Câu hỏi:

Con kính chào Thầy.
Hôm nay con mạo muội xin chút thời gian của Thầy. Lâu nay con chỉ xem phần vấn đáp, tự nghe Pháp học hỏi và tìm câu trả lời cho mình. Con không có thời gian học Pháp nhiều nên khi con đọc các bài của Thầy và các sách Phật học, chủ yếu tìm hiểu nội dung chính và hiểu ngắn gọn để thực hành, nhưng con cảm thấy như là thiếu sót nếu mình học như vậy khi thấy các bạn đạo dùng chữ nghĩa phân tích mà con thì không hiểu bằng các bạn.
Con chỉ thiền khi có thời gian còn ngoài ra thì theo dõi thân tâm khi nhớ đến. Mặc dù sự kiên nhẫn của con được nhiều hơn trước nhưng sân và lòng ích kỷ của con sao mà còn nhiều quá Thầy ơi. Con cho đi cũng rất nhiều nhưng có những cái nhỏ nhặt không đáng thì con lại ích kỷ. Con biết Thầy dạy sân thì thấy sân nhưng khi con thấy thì vẫn tiếp tục sân và tiếp tục ăn năn hối hận sau khi sân. Con từ từ không còn muốn nói gì nhiều nữa, chỉ nghĩ rằng nếu lời nói mình nói ra không giúp ích gì mà chỉ mang phiền não đến cho đôi bên nên đành giữ im lặng và đôi lúc dẫn đến hiểu lầm là mình lạnh lùng, con không biết làm vậy có đúng không. Con không còn cảm thấy muốn nói chuyện nhiều nữa mà chỉ giữ sự im lặng, mặc dù trong những lúc im lặng đó có sân có buồn nhưng con cứ để vậy. Xin Thầy chỉ dạy cho con, con xin tri ân Thầy.

Xem Câu Trả Lời »