loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 1824 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'trình pháp & chiêm nghiệm'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 06-08-2018

Câu hỏi:

Con xin kính chào Thầy. Con xin đảnh lễ và kính chúc thầy thân tâm luôn được an lạc. Dạ cho con xin được trình pháp.
Mỗi buổi sáng con ngồi thiền vipassanā, con quan sát, thấy sự thở, con nghe tiếng chim hót và nhiều tiếng chim khác, con cảm nhận sự ngứa (sinh) ra nơi chân, ngứa trong một thời gian (trụ) và hết ngứa (diệt), con thấy tâm con suy nghĩ, con thấy một cơn gió thổi ngang qua, con thấy lạnh, và nhiều thứ khác... trong lúc tâm rỗng lặng trong sáng khi con thấy những thứ trên cùng 1 lúc, thời, vị, tính, lúc đó con thấy tâm con như là ở mọi nơi. Con thấy nhân quả, sinh diệt liên tục, chưa xong cái này, cái khác đã đến.
1. Kính thưa Thầy, thấy như vậy có đúng không ạ?
2. Bây giờ mỗi sáng thức dậy, mở mắt ra việc đầu tiên là chánh niệm, việc làm này cứ như là 1 phản xạ, con không cần phải cố gắng, con không muốn chánh niệm, tâm con vẫn tự chánh niệm, khi tâm suy nghĩ lan man về quá khứ hoặc chuyện tào lao, tâm nhận biết và chỉ trong 1 thời gian ngắn, tâm chánh niệm liền có mặt và lôi con về với hiện tại với việc con đang làm. Trong một ngày, con sống trọn vẹn trong hiện tại thường xuyên hơn. Nhờ những điều đó mà khi con đi ngủ, không còn hay nằm mơ như trước, nhắm mắt mở mắt thì trời sáng. Và khi đi ra đường, tự nhiên tâm con thu thúc lục căn, tham dục của con cũng ít hơn xưa. Khi con gặp cảnh đẹp hay cái gì đó lộng lẫy, tâm con vẫn thấy bình thường, không có phấn khích hay kích động như xưa. Ít tụ tập với bạn bè, vì thấy họ cứ ngồi nói dóc, nói chuyện tục đế, không có ích gì cho cuộc sống. Con thấy sự vô minh đó nên con nhàm chán. Đó là những gì thay đổi nơi con.
Con xin cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-08-2018

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy!
Xưa kia, con từng nghĩ mọi khổ đau đều vượt qua được. Con đeo lên cặp kính lạc quan và mạnh mẽ, mỉm cười vượt mọi sóng gió. Khi biết Đạo, gỡ cặp kính của mình ra, con nhận ra khổ đau không vượt qua nổi, con khóc như một đứa trẻ. Giờ thì con không còn khóc nữa, không phải vì con đã vượt qua được, mà vì đau khổ không đến nữa, không có đau khổ thưa Thầy!
Cuộc sống con giờ vẫn hệt như lúc chưa biết Đạo, vẫn còn nguyên một bản ngã chứa đầy lý tưởng, ước mơ, thói quen, kế hoạch... Chỉ khác rằng bản ngã ấy và những thứ trong nó được soi sáng minh bạch, tự nó đã đủ đầy mà không còn loay hoay tìm kiếm để lấp đầy, cũng không cố vứt bỏ để thay đổi điều gì cả. Cứ vậy mà mọi thứ bình an và tĩnh lặng thưa Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-08-2018

Câu hỏi:

Dạ kính thưa Thầy, khoảng 1 tuần nay con dần dần thấy ra được 2 mặt và thái độ của con cũng dần dần chấp nhận được 2 mặt. Giờ con cảm nhận được sự thấy tương đối thoải mái hơn. Con xin cảm ơn Thầy

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-08-2018

Câu hỏi:

Kính thưa Sư, con xin chia sẻ về bệnh trầm cảm ạ. Con bị trầm cảm từ năm học lớp 10 (1985), nhưng đến năm 2015 con mới biết là con bị trầm cảm. Con thường xuyên đau đầu và ngủ rất nhiều. Một ngày nọ, con đang đi chơi thì tự nhiên cảm thấy chán nản cùng cực chỉ muốn chết thôi. Cảm giác như vậy 2 ngày liền, con đi đến bác sĩ thì mới biết mình bị trầm cảm. Bác sĩ cho con uống thuốc 2 tuần. 2 tuần đó thật sự đáng sợ, con không ngủ được, đầu căng ra. Nhưng bác sĩ nói nếu vượt qua được giai đoạn này thì sau này rất dễ. Sau đó con cùng bác sĩ kiên trì, con uống thuốc gần 2 năm, kết hợp nghe pháp thoại của Sư. Hiện nay đã khỏe hẳn, không còn dùng thuốc nữa, chi phí thuốc cũng rẻ. Sự tu tập lại đat kết quả rất tốt.
Con xin chia sẻ địa chỉ của vị bác sĩ: Bác sĩ Lê Hùng Phương, Phòng khám Thanh Phương, 5/1 Hải Thượng, Phường 5, Thành phố Đà Lạt. Con cám ơn Sư ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-08-2018

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy!
Con cảm ơn Thầy đã luôn nhắc nhở con "chỉ thấy"! Quả là con thường bị trượt ra khỏi vị trí "chỉ thấy" mà thành ra lại không thấy.
Thư trước con trình với Thầy về tâm không, trống rỗng và có gì đó hụt hẫng... Sau đó lại là chút gì đó buồn và chán Thầy ạ. Thế rồi tâm bắt đầu loay hoay nghi hoặc. Con tìm theo từ khóa trên trang này rồi sa đà vào các thư về tâm si, tâm vô ký, tâm bất sinh... (nhưng cũng chưa hiểu lắm). Loay hoay một lúc con chợt nhận ra con lại sai hướng rồi! Con đang cố đặt tên cho cái tâm của mình, con tìm hiểu nó qua từ ngữ, qua cái thấy của người khác thì con không thể nào thấy được, nếu có thì cũng chỉ rơi vào khái niệm và tưởng thôi. Tâm nơi con, muốn hiểu nó con phải trở về và trọn vẹn với nó chứ không phải tìm kiếm khái niệm và đặt tên. Nhận ra thế con trở về liền nhưng tâm buồn và chán ấy lại bắt đầu đi mất... thay vào đó tâm lại phấn chấn hẳn lên. Các pháp cứ vô thường sinh diệt trong chớp mắt vậy đó, vì thế mà mới mẻ, mà giản đơn, mà không có gì buồn hay chán ở đây cả Thầy ạ!
Con mỉm cười hạnh phúc giữa phút giây vô thường này!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-08-2018

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Con xin báo Thầy một tin vui là: con mới khám phá ra "Thân, Thọ, Tâm, Pháp" là người thầy tốt nhất, là người bạn tri kỷ tuyệt vời nhất, là người yêu chân thành nhất, và là vị bác sĩ giỏi nhất ạ.

Thầy ạ, con thấy ra là: nhờ Thầy, nhờ bạn tri kỷ của con, nhờ những người mà con có duyên gặp và nhờ con chấp nhận ở trong "ĐỊA NGỤC" để chịu khổ và học ra bài học giác ngộ, nên cuối cùng "Bản Ngã" cũng chịu đầu hàng và Tánh Biết soi chiếu lại hết những quá trình con trải nghiệm. Vì vậy, Tánh Biết đã tự khám phá ra Sự thật thú vị này. Từ nay trở về sau, con có thể sống ung dung tự tại ở bất cứ nơi đâu và ở bất kỳ hoàn cảnh nào.

Đúng là không có niềm an lạc và hạnh phúc nào trên thế gian này có thể sánh bằng "Sự an vui của hương vị giác ngộ giải thoát của Pháp" Thầy nhỉ? Chúc mọi người hưởng được hương vị giác ngộ giải thoát này!

Con thành kính tri ân công đức vô lượng vô biên của Thầy đã chỉ dạy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 31-07-2018

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy,
Sáng hôm nay con thức dậy, cũng như mọi hôm lúc thức dậy thì hơi mệt, con ngồi dậy cảm nhận thân tâm tự nhiên để cho thân tâm được an ổn 1 vài phút. Con đứng dậy mở cửa bước ra hiên nhà tầng 1 nhìn ngắm cảnh vật xung quanh, ngắm xe cộ, ngắm dòng người qua lại, cảm nhận những cơn gió mát lạnh từng cơn thổi qua, nghe những âm thanh hổn tạp như là tiếng mọi người nói chuyện ở tầng trệt, tiếng xe chạy, tiếng còi xe...
Sau một hồi đứng ngắm mỏi chân, con bắt đầu ngồi xuống để mắt nhìn tự nhiên, nghe âm thanh tự nhiên, con thấy các tạp niệm xen vào, sinh rồi diệt, hết tạp niệm này thì đến tạp niệm khác. Con nhớ lời thầy dạy là cứ để tự nhiên như nó là. Sau đó con chú tâm vào chính mình (chú tâm nhẹ vào toàn thân) mắt vẫn mở thấy cảnh vật, tai vẫn nghe âm thanh. Con cứ để yên như vậy, con thấy thân có những chỗ căng cứng khó chịu rồi lại hết, rồi đến chỗ khác khó chịu rồi chuyển qua chỗ khác, các cơ bắp thay nhau giãn nở, co giãn tự nhiên. Cứ như vậy được một lúc con thấy thân con trong trong suốt trống rỗng, thành một khối cứng, rất cứng, con thử động đậy thân thì vẫn động đậy bình thường (trong lúc động đậy thì thân vẫn cứng và nặng), con cảm nhận như con có một sức mạnh rất lớn. Lúc này các suy tư phân tích vẫn khởi lên trong đầu con con vẫn biết rõ, mắt con vẫn mở toang nhìn cảnh vật, tai con vẫn nghe âm thanh. Con cảm nhận không có hỷ lạc gì nhiều, chỉ là thấy mình có năng lượng dồi dào, toàn thân thành một khối cứng, tâm tỉnh sáng. Lúc đó con thấy mình rất tỉnh táo hoàn toàn không phải ảo giác. Trạng thái đó kéo dài được một lúc sau đó con chủ động xả.
Con xin hỏi thầy trạng thái đó là như thế nào, có hợp đạo giác ngộ không? Con có đang đi đúng đường không ạ? Con xin cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-07-2018

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy!
Khi thấy chân đế thường xuyên hơn, sống với chân đế nhiều hơn, thì con thấy những kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức của con nơi tục đế rơi rụng dần, vì vậy mà trở nên ngây thơ hơn, khờ khạo hơn trong thế giới tục đế. Những tư kiến khi nhìn một người như yêu, ghét, nhận xét, đánh giá chủ quan và phân biệt người thân, không thân, quan trọng, không quan trọng, và cả sự khéo léo trong giao tiếp, cư xử để xây dựng, bảo tồn, cải thiện mối quan hệ cũng hầu như mai một đi. Con hồn nhiên hơn, hay quên ít nhớ, nhưng không lấy sự hồn nhiên của mình làm tự hào, cũng không thấy hổ thẹn hay phiền não. Con không cố ý tỏ ra khác người, nhưng không cố gắng hòa đồng cho giống với người khác. Con nhìn mọi người, cũng như mọi pháp mới mẻ như lần đầu tiên, cư xử với tất cả bằng tâm chân thật và rỗng rang không định kiến. Con cũng mỉm cười trước sự trách mắng của người khác khi mình không được "khôn khéo" như họ mong muốn, đồng thời vẫn lắng nghe để tự điều chỉnh cho phù hợp (nhưng sự điều chỉnh này không có tâm tham và lý trí muốn được phù hợp); con cũng mỉm cười khi sân khởi lên do lúc nào đó lỡ thất niệm (trước con thường dùng lý trí không cho sân khởi, và đóng vai người tốt... hậu quả là sẽ sân hơn với con, với chồng, với bố mẹ, trong khi với người ngoài thì lại hiền hòa -> quả là một sự ngốc nghếch nguy hiểm của bản ngã); con cũng mỉm cười cả khi con vô minh mù mịt nữa.
Thân tâm con giờ như thể một hồ nước đầy, khi có lá rơi thì tạo ra sóng nhẹ, khi hòn đá rơi thì nước bắn tung tóe, khi thuyền trôi thì gợn sóng... nhưng đáy hồ vẫn lặng, và khi không có thứ gì làm náo động thì tất cả lại trở lại phẳng lặng như tờ.
Thậm chí, con cũng không thấy vạn pháp "đẹp" như trước nữa thầy ạ! Con nhìn một bông hoa, thấy nó là nó, chứ không thấy cái tâm thiết tha yêu mến ngưỡng mộ nó.
Rồi cả những hỷ lạc phát sinh khi tâm định, cũng là một với những khổ đau khi tâm bất an, cả hai đều như hòn đá lướt trên mặt hồ làm gợn sóng, rồi đá sẽ chìm xuống và trả lại một hồ nước phẳng lặng nguyên sơ.
Điều kỳ lạ là mọi thứ thường sáng tỏ ra sau khi con trải qua những bất an, phải chăng nhờ những biến động mà con nhận ra đâu là bất động.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-07-2018

Câu hỏi:

Thưa thầy,
Do đặc thù của một số việc đã xảy ra trong đời sống, con nhận ra rằng mình đã viện lý do hết lần này đến lần khác để che đậy nỗi sợ hãi trong lòng mình. Một vài sự cố đã đến nhưng con không nhận ra được chuyện đó. Lúc đó có rất nhiều sự việc rối trí xảy ra. Tuy nhiên hiện giờ mọi chuyện đã sáng tỏ, con cũng dần nhận ra mình nên làm gì. Cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-07-2018

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ thầy.
Thưa thầy con xin kể một câu chuyện.
Hôm nay vợ con nói là con trai con có biểu hiện ngang bướng, bất mãn… Vì vậy mà sân khởi lên. Khi sân khởi lên thì thái độ tâm lúc đó phát ra lực chánh niệm tỉnh giác và sân biến mất nhưng sau đó thì sân lại bùng bùng khởi lên mạnh hơn, rồi lại chánh niệm tỉnh giác quán chiếu sân. Nhẫn nại chánh niệm tỉnh giác rồi thì tâm trong sáng trở lại và chỉ cho con của con thấy cái sai. Nhờ vậy mà con của con cũng tự biết quan sát lại mình mà thái độ tự dưng tốt đẹp hẳn ra.
Con chia sẻ pháp với vợ con như sau:
Nghiệp: Cái duyên bên ngoài tương tác với cái nhân bên trong tạo ra thái độ và hành vi. Nếu một người không có tu tập gì cả thì sẽ sân lên và có thể la mắng con cái… đó là nghiệp. Nghiệp chính là điều tuyệt vời giúp chúng ta giác ngộ. Nếu không có cái duyên bên ngoài thì làm sao biết được cái nhân bên trong tham, sân, si, ngã mạn cỡ nào, vận hành của nó ra sao. Thầy từng dạy về vô hiệu nghiệp. Nếu cái nhân bên trong là rỗng lặng, trong sáng thì làm gì có tham, sân, si mà khởi lên, làm gì có hành vi sai lầm nào được thực hiện. Mình còn chưa thấu rõ điều gì thì pháp sẽ đem duyên đến đển để giúp mình thấy ra. Thấy ra bên trong (bản ngã sinh khởi) lẫn bên ngoài (duyên).
Tuệ tri: Khi thấy sân khởi lên rồi phát lực chánh niệm tỉnh giác nếu lặng lẽ quan sát sẽ thấy trong đó có cái ý đối kháng với cái sân (muốn không sân). Cho nên chánh niệm tỉnh giác đó vẫn có lý trí chen vào. Cho nên khi bị đè nén sân sẽ bùng lên mạnh hơn, sự bùng lên này thực ra cũng đúng với qui luật của pháp luôn, chứ đừng tưởng cái bùng lên của sân là sai. Vì sao vậy? Vì sự quan sát đó chưa đúng với vận hành của pháp (qui luật tâm). Ngoài ra khi thái độ sân qua rồi nhưng trạng thái sân vẫn còn và lý trí hồi tưởng lại hiện tượng sân khởi để quán chiếu sân cho rõ thì thực ra cũng là lý trí muốn biết pháp qua khái niệm.
Khi rời ra khỏi các thái độ lý trí thì chỉ còn lại là tánh biết không sinh diệt (tận cùng) thì thấy sự sinh khởi như nó đang là. Không có ai trong đó cộng hưởng cùng sự sinh khởi của bản ngã để thế này hay thế nọ thì bản ngã sẽ tự lắng dịu do không sử dụng được năng lực của pháp để tạo tác. Tánh biết không sinh diệt thấy pháp chính là Đạo đế. Thấy sân, thấy lý trí chánh niệm tỉnh giác để không sân chính là thấy Tập đế. Trọn vẹn với trạng thái sân chính là thấy Khổ đế. Trả lại tâm rỗng lặng trong sáng chính là Diệt đế. Tuy nhiên tùy vào mức độ thấy pháp nơi mỗi người mà Tứ diệu đế càng lúc càng vi diệu.
Nghe xong vợ con nói là đã thông suốt.
Con thành kính tri ân thầy.
Con chúc thầy luôn mạnh khỏe.

Xem Câu Trả Lời »