loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 1797 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'trình pháp & chiêm nghiệm'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 18-06-2018

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ thầy.
Thưa thầy con xin trình pháp. Con viết trình pháp này là con xin tri ân thầy về những điều thầy đã không dạy cho con, mặc dù trước đây con rất muốn biết.
Con người với hình tướng, tài sản, địa vị, quyền lực, danh vọng hay những nhà tư tưởng, những vị thiền sư tiếng tăm trí tuệ lỗi lạc, đạo đức. Nếu chỉ dựa vào biểu hiện bên ngoài thì đúng là vô cùng rắc rối, không biết đâu mà lần. Khi trở về gốc mà quan sát thì thực ra chỉ có hai hướng là: Sinh, hữu, tác, thành hoặc là: Không, vô tướng, vô tác, vô cầu.
Trong các bài giảng của thầy, thời gian ngắn gọn mà thầy đã chỉ một cái là đi đến chỗ tận cùng của đạo. Mà thầy lại không chỉ ra cách thức để đạt được. Đặc biệt là thầy không nói về những điều mà hầu như thiền sinh nào cũng khao khác đó là các tầng tuệ, thành quả các tầng tuệ và cách thức đạt được.
Đi theo hướng sinh, hữu, tác, thành thì đúng là rất hợp với mong muốn của phần đông con người. Vì con người đã quá sâu dày trong nhận thức mình là ta. Mình tạo nên cái mình muốn và mình cũng sẽ xử lý hết những cái lẫn quẩn trong tâm trí của mình để tâm trí mình được trong sạch và hưởng được thành tựu an lạc do mình cố gắng làm nên. Trước khi đến với thiền thì đa số ai cũng phải sống với đời. Mà sống với đời thì sinh, hữu, tác, thành nên nhận thức về thiền cũng vậy. Điều này rất thực tế. Nếu đi theo hướng này cho dù đi tới tận cùng (Đại ngã) thì cũng chưa có gì là đạo. Cái gì mà nỗ lực tạo thành thì không phải là đạo. Đạo là cái có sẵn. Không nhận ra đạo là do có cái che lấp, thấy ra cái che lấp thì đạo sẽ hiển hiện. Người thấy đạo thì sống hài hòa với đạo, vậy thôi. Chứ không có tạo ra cái gì cả. Tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác hay đoạn tận tham, sân, si cũng không nằm ngoài nguyên lý vận hành của pháp.
Đi theo hướng: Không, vô tướng, vô tác, vô cầu. Thực ra không phải là một sự lựa chọn. Mà là bậc giác ngộ chỉ ra cho người còn đang loay hoay trong luân hồi sinh tử chưa biết đường ra. Nhận ra sự thật lý như nó đang là (Đạo). Hoặc vị ấy nhờ trải nghiệm đời sống, quan sát lại chính mình mà tự chứng.
Nhận ra sự thật nơi chính mình thì mỗi người phải tự mình nhận ra. Tuyệt đối không thể dựa vào một công thức để đi đến Niết bàn. Chính tánh biết sẵn có nơi mỗi người là tài sản vô giá mà pháp ban tặng để thực thi điều này. Chính vì vậy mà thầy không nói ra những điều vi diệu mà thầy đã chứng ngộ. Nếu thầy nói ra và chỉ ra từng bước để thực hiện thì thầy đã lôi chúng con chìm sâu trong luân hồi sinh tử. Dù là đạt được bất cứ thành tựu gì thì cũng là chìm sâu trong luân hồi sinh tử.
Điều con nghe được từ thầy cốt lõi là bài kinh Tứ diệu đế và nguyên lý vô ngã. Điều mà thầy không dạy giúp tánh biết nơi con phát huy ra mà không bị trở ngại bởi khái niệm. Cả hai đều nhiệm mầu. Con thành kính tri ân thầy.
Con chúc thầy luôn mạnh khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-06-2018

Câu hỏi:

Thưa Thầy, con xin chia sẻ hiểu biết của con về cuộc sống con người mong Thầy chỉ dạy.
Cuộc sống của con người là tiến trình trải nghiệm vô cùng đa dạng và phong phú, mọi cảm xúc, cảm nhận vui buồn, đau ốm, khỏe mạnh... trên thân trong tâm đó đều là thực. Tuy nhiên nguyên nhân cơ bản tạo nên các trải nghiệm, cảm nhận cảm xúc trên thân và tâm lại xuất phát từ cả thực cả ảo. Điều mỗi người luôn cần làm trong tiến trình sống là luôn có thái độ bình thản, thận trọng chú tâm quan sát, là thấy và thấy ra rõ ràng thực ảo mọi lúc mọi nơi. Tiến trình, lộ trình, thực trạng đến đi là việc của pháp, bao gồm cả việc rèn luyện kỹ năng trau dồi kiến thức... của mỗi cá nhân thực ra cũng là do pháp mà thôi. Con cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-06-2018

Câu hỏi:

Kính thưa thầy.
Năm nay con 30 tuổi. Con đã có 10 năm tìm hiểu đạo Phật, không sâu sắc, chỉ nắm những thứ đơn giản dễ hiểu đối với mình. Theo một vị sư nổi tiếng, con tập an trú trong hiện tại. Con tu rồi bỏ, bỏ rồi lại tu... vì thấy có gì đó không ổn. Chỉ mới đây được nghe thầy giảng, con mới nhận ra khuyết điểm của phép tu ấy. Phép tu này giúp con nhận thức được vô thường, khổ, vô ngã bằng lý trí (chứ không phải bằng trực cảm), giúp con an trú trong hiện tại nhưng lại bị tê liệt trước sự bất an khi va chạm với thế giới bên ngoài.

Thưa thầy, lý trí và hiểu biết đúng là chẳng ăn thua gì với bản thân con. Giờ con học cách nhìn vào khổ mà không sinh tâm đối kháng (trước thì khó nhưng vài ngày qua con đã làm được ít nhiều). Sáng nay có một việc xảy ra (do người khác làm) khiến con cảm thấy lòng tự tôn của mình bị tổn thương sâu sắc. Hóa ra đến những thứ gọi là tự tôn, danh dự cũng không phải của con. Chúng có thể dễ dàng bị tước đi bởi bất kỳ ai. Nhìn vào đó, con thấy mình trần trụi, chẳng có gì cả. Đầu con trở nên tỉnh táo hơn và lòng con trở nên nhẹ nhàng hơn.

Nỗi khổ dạy con từng chút một. Nếu không có duyên gặp thầy thì chưa biết chừng từ nay đến cuối đời con cũng chẳng biết cách học từ cuộc sống.
Con biết ơn thầy rất nhiều!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-06-2018

Câu hỏi:

Thưa thầy,
Con đi Chùa đã lâu nhưng mới biết tu học vài năm nay. May mắn là con chưa học một pháp tu hay sử dụng một phương pháp nào cho nên khi nghe pháp thoại của thầy, con như "cá gặp nước" (nếu con dùng từ sai xin thầy hoan hỷ bỏ qua), con có cảm giác người mình nhẹ nhàng, tự do thoải mái.
1- Con làm kế toán được 14 năm nhưng công việc chính của con là theo dõi, điều động và báo cáo tiền (Cash Flow) cho Công ty. Công việc đòi hỏi thận trọng chú tâm quan sát, nhưng vì đã làm nhiều năm nên TTCTQS của con tương đối tự nhiên (tuy cũng có lúc căng thẳng), cũng phù hợp với pháp thầy dạy khi hữu sự thì TTCTQS. Mấy hôm nay con có đọc bài Trà Đạo ngày 23/8/16, trong lòng con dâng lên cảm xúc bồi hồi nhiều lắm, ơn thầy khai thị cho con thấy được mỗi ngày con đang trải nghiệm vài giờ làm việc TTCTQS, biết mình đang sống trong thực tánh pháp.
2- Con có đọc qua bài viết của cô LT cảm hứng viết khi thầy giảng Lão Tử Đạo Đức Kinh. Sau khi đọc xong, trong lòng con cũng bồi hồi thật lâu. Con không hiểu hết những thuật ngữ của Lão Tử, nhưng con thấy được những chân lý trong bài viết. Con đang tập (có lúc được, có lúc không) nhìn vạn pháp chung quanh bằng danh và sắc khi san sẻ và ứng xử. Sau một ít trải nghiệm con ngộ ra rằng mình không bị vô cảm mà ngược lại biết cảm thông nhiều hơn. Tâm từ đã được mở rộng (vì không phân biệt đối đãi) mà không cần phải rèn luyện, nhưng điều con hoan hỷ hơn hết là không bị dính mắc vào những điều đã làm. San sẻ xong là con quên "tuốt".
3- Con nhớ không rõ lắm, con đã nghe trong một buổi Trà Đạo thầy nói, nếu có 2 người trong Chùa bất đồng ý kiến, thầy sẽ không hòa giải mà để cho hai bản ngã đụng đầu rồi tự học ra bài học. Làm con nhớ lại cách đây không lâu bản ngã của con đã đụng đầu với bản ngã của một nghịch nhân khi bất đồng ý kiến trong công việc. Cả hai bản ngã đều bị u đầu sứt trán. Con may mắn đã chuyển hóa nhận thức và hành vi nên an lạc tự tại. Con quan sát phản ứng của nghịch nhân, càng phản ứng không vừa lòng con thấy nghịch nhân càng đau khổ. Con đã thay đổi thái độ nhẹ nhàng điềm tĩnh, nhưng bản ngã nghịch nhân vẫn còn nghi ngờ và phòng thủ vì sợ đối phương vẫn còn nguy hiểm. Phải mất đến 2 tuần, chúng con mới có thể ngồi xuống làm việc chung. Trong lòng con thầm cám ơn bạn ấy đã cho con có cơ hội quan sát lại tâm mình.
Con có rất nhiều điều muốn trình lên thầy với lòng tri ân. Nhìn hình thầy chụp bài pháp thoại Pháp đàm vấn đáp tại Paris 2018, con thấy thầy đã già, đọc nhiều thầy sẽ mệt.
Con xin đảnh lễ thầy. Kính thầy luôn mạnh khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-06-2018

Câu hỏi:

Thưa Thầy,

Lâu rồi con không trình pháp cũng như nhờ Thầy giải đáp vì con vẫn luôn chiêm nghiệm cuộc sống theo lời Thầy dạy, và thấy mọi thứ ngày càng rõ ràng hơn. Tuy vậy, con ngày nào cũng nghe pháp cũng như đọc những lời Thầy giải đáp cho các thiền sinh khác ở trên mạng.

Con muốn hỏi Thầy 1 vấn đề là, có phải khi càng chiêm nghiệm pháp, thấm pháp thì ngày càng cảm nhận nhiều, nhìn nhiều hơn, nghe nhiều hơn, và ngày càng có xu hướng ít muốn nói pháp, không còn tha thiết muốn thảo luận, tranh luận pháp. Con nghe rất nhiều, hiểu tất cả những câu chuyện, những vướng mắc đang diễn ra, rất nhiều lần muốn khởi ý muốn nói rồi lại thôi, hầu như im lặng. Đó là tình trạng của con gần đây.

Thật ra con quan sát thấy không phải mình không nói là khinh thường người khác hay giả bộ khiêm tốn, mà con ngày càng cảm thấy phần nhiều trường hợp không thể diễn đạt được bằng ngôn từ và có nói ra thì hiệu quả cũng rất ít. Cuối cùng con thấy mình chỉ có 1 việc duy nhất là quay về chiêm nghiệm cho kỹ câu chuyện của chính mình, phiền não của chính mình để sống đúng tốt, biết đâu lại có tác dụng tốt ngược lại người xung quanh.

Con đang rơi vào tình trạng đó. Con xin Thầy chỉ dẫn thêm ạ.
Con chúc Thầy nhiều sức khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-06-2018

Câu hỏi:

Con kính chào Thầy ạ!
Con cảm ơn Thầy đã chỉ dạy cho con! Cùng lúc con đọc được thư một bạn như sau, làm con tỉnh hẳn ra ạ:
"Thưa thầy. Con theo dõi mục hỏi đáp của thầy đã lâu. Thỉnh thoảng con nghe 1 vài bài pháp nữa. Từ một người luôn suy nghĩ lăng xăng, rồi phân tích, đánh giá, giải thích cái lăng xăng đó, giờ đây con nhận ra tâm con vẫn lăng xăng nhưng con kệ nó thôi, lăng xăng là nó còn con chỉ nhìn cái lăng xăng đó không phán xét, quy kết mới chính là con, thì con thấy mọi thứ trôi qua thật nhẹ nhàng, tĩnh lặng. Không biết con nhận thấy như vậy đúng chưa ạ. Xin thầy chỉ bảo ạ".
Con cảm ơn Thầy, cảm ơn bạn đã khai thị cho con!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-06-2018

Câu hỏi:

Con chào thầy!
Từ hôm sám hối với thầy con trở về sống bình thường, thường ngày tập biết với tánh biết trong sáng sẵn có để thấy ra thân thọ tâm pháp nơi mình; khi tương giao với bên ngoài con thấy biết và an trú ngay nơi tánh biết để thấy như thật thấy, nghe như thật nghe, xúc như thật xúc; khi phát sinh vọng động con tỉnh giác thấy ra cái không thực ngay nơi thực tại nầy, không chạy theo phân tích đánh giá, kết luận chủ quan, cho là, phải là nữa và tiếp tục an trú nơi tánh biết trong sáng. Nhưng ít nhiều con vẫn luôn bị chi phối trong 1 khoảng thời gian ngắn, tùy vào mức độ tỉnh giác của tâm lúc đó mà con chạy theo nhiều hay ít, khi tỉnh giác thấy cái ta là ảo tưởng con liền trở về với tánh biết trong sáng nầy để an trú (tinh tấn chánh niệm tỉnh giác).
Hữu sự, con thận trọng chú tâm quan sát nói năng làm việc cẩn thận để tránh lỡ miệng, sai sót, để không làm tổn thương người khác qua nói năng hành động suy nghĩ, (tính con xưa hay châm chọc người khác, hay đùa giỡn lắm), khi thấy có tà ý trong lúc tương giao thì con liền trờ về an trú để nghe như thật, xúc như thật, thấy như thật.
Vô sự, khi vọng tưởng ào ào kéo đến thì con chỉ thấy ra nó mà ít hùa theo chạy theo khai triển cho nó to lớn hơn nữa. Nói vậy thôi chứ con vẫn chạy theo thầy ạ vì nó nhiều quá, hết chuyện nầy đến chuyện khác, con bị chạy theo một cách không hay biết gì, một hồi mới biết là đang chạy theo. Con hiện giờ vẫn còn lúng túng khi có vọng tưởng, cái thấy của con coi vậy chứ còn chạy theo ít nhiều và đôi lúc đối kháng, có khi thấy rồi mà chịu không nổi nữa thì con thường chọn giải pháp là hít vô thở ra 1 cái để nó tắt sau đó nhường lại cho tánh biết.
Con từ cái lần vô tình rơi vào trạng thái thấy biết trong sáng đó thì ngày ngày lên nghe pháp thầy, mỗi ngày một ít hiểu biết về Phật pháp, biết an trú là gì (lúc đi xe), biết tánh biết là gì, biết rồi cũng để đó thôi chứ không biết xài thầy à, ngày ngày làm việc sinh hoạt thì nó tự động ứng ra xài cho con và giúp con qua được nghịch cảnh. Ngày ngày sống bình thường và đang sống tốt với hoàn cảnh của con, tự nhiên khởi lên cái mộng ước phi thường và rồi con đánh mất cái bình an tự nhiên đó, nó mất đi con cũng không biết tìm lại. Và nhờ trở về sống bình thường với gia đình con mới thấy ra nó và trở về sống với nó (nghe như thật, thấy như thật, xúc như thật) để sống trong lành, định tĩnh, sáng suốt.
Xin gửi đến thầy lòng biết ơn sâu sắc, kính chúc thầy sức khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-06-2018

Câu hỏi:

Thưa thầy. Con theo dõi mục hỏi đáp của thầy đã lâu. Thỉnh thoảng con nghe 1 vài bài pháp nữa. Từ một người luôn suy nghĩ lăng xăng, rồi phân tích, đánh giá, giải thích cái lăng xăng đó, giờ đây con nhận ra tâm con vẫn lăng xăng nhưng con kệ nó thôi, lăng xăng là nó còn con chỉ nhìn cái lăng xăng đó không phán xét, quy kết mới chính là con, thì con thấy mọi thứ trôi qua thật nhẹ nhàng, tĩnh lặng. Không biết con nhận thấy như vậy đúng chưa ạ. Xin thầy chỉ bảo ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-06-2018

Câu hỏi:

Thưa thầy.
Con thường lo âu về cuộc sống đến phát bệnh, dù những lo âu đó có hợp lý hay không. Nhiều khi con cố không lo âu, nhưng sự cố gắng đó lại gây căng thẳng và lo âu vẫn cứ trồi lên vào một lúc bất ngờ nào đó.
Nghe thầy chỉ dạy đã lâu, nhưng mấy ngày vừa qua con mới nhận thấy, từ trong chính cuộc sống của mình rằng, cả hai thứ ấy - "Lo Âu" và "Cố Gắng Không Lo Âu" - thực ra chỉ là hai cực của cùng một vấn đề. Chúng không khác nhau. Thế nên chúng đều gây khổ cả.
Giờ mỗi khi thấy mình lo âu, con tự nhủ "Ừ, lo âu một chút cũng có sao đâu" rồi buông nó đi. Khi con thấy mình đang cố gắng trấn an bản thân, con cũng buông cả sự trấn an đó. Con cũng tập buông luôn cả sự buông ấy mỗi khi nó chuyển sang trạng thái 'cố gắng buông'.
Với những điều không tốt khác trong tâm thức, con cũng học cách làm như vậy. Cái xấu tồn tại trong con, không sao cả, miễn sao con không bám vào chúng, dù bám xuôi hay bám ngược.
Nghe thật phi logic, nhưng hai, ba ngày qua, nhận thức mới mẻ này làm con thấy vô tư. Trước đây con cho rằng mình là người đặc biệt, nhưng giờ con thấy con bình thường như tất cả mọi người. Cuộc sống cũng hiện ra một cách giản dị hơn trong mắt con.
Nhận thức này chưa vững chắc trong con. Con cũng không biết nó đúng hay không? Xin thầy giúp con biết. Dù thế nào thì con cũng vui, bởi dù con sai thì con vẫn có thể học hỏi. Không có gì mất đi hay thiếu hụt trong con cả.
Con cảm ơn thầy rất nhiều!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-06-2018

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy, con xin trình Pháp ạ.
Con hiểu việc thực chứng lời Thầy qua một tình huống giao thông như sau.
Khi con đi qua một ngã tư đèn giao thông. Con đi đúng đường, đúng luật, bỗng có xe vượt đèn đỏ và quẹt vào con. Người đó không những không xin lỗi mà còn chửi lại con không quan sát kỹ... Nếu chưa tu, con sẵn sàng khẩu chiến, thậm chí giao chiến với họ. Nhưng con đã kịp quan sát tâm mình, khi đó cơn sân bốc lên đỉnh đầu, máu dồn lên não... rồi quan sát tình huống giao thông thực sự lúc đó... quan sát người vừa va quệt mình, tình trạng của anh ta... Con trấn tĩnh lại. Chủ động xin lỗi rồi đi tiếp.
Suy nghĩ lại tình huống trên con phân tích như sau:
Thứ nhất, đúng là lỗi mình không quan sát kỹ tình huống giao thông, không phản xạ từ xa.
Thứ hai, người này chắc đang có việc gấp hoặc là kẻ ngang ngược theo bản chất của hạng người vô tri. Cố chấp với nó thì mình cũng chỉ ngang nó.
Thứ ba, nếu khẩu chiến hoặc cố chấp với nó chỉ mất việc của mình, không may gặp kẻ giang hồ đánh không lại nó là thiệt thân thêm. Những phân tích để đưa ra quyết định chủ động xin lỗi của con chỉ thoáng qua rất nhanh. Như vậy, chỉ qua 1 sự việc trên con đã có đủ cả các tính kham nhẫn, giới, định, tuệ chưa ạ? Nếu là người chưa đủ tuệ nhưng cũng xin lỗi rồi bỏ đi nhưng trong lòng không vui... như vậy có phải là nhu nhược, hèn nhát?
Con xin đảnh lễ, chúc Thầy thân tâm an lạc.

Xem Câu Trả Lời »