loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 1797 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'trình pháp & chiêm nghiệm'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 24-08-2022

Câu hỏi:

Thầy ơi, con chào thầy.
Con có điều muốn chia sẻ ạ.
Sau khi nghe một clip về các loại suy nghĩ do thầy giảng post trên YouTube, con mới quan sát lại các hoạt động đơn giản hàng ngày. Con nhận thấy có những hoạt động mình tưởng mình chủ động nhưng toàn là làm theo suy nghĩ nếu không quan sát tinh tế, ví dụ như sáng dậy đánh răng, đi hướng nào, ăn gì… Con mới nhận ra những cái vô thức trong mình, biết bao nhiêu thứ dần dần xuất hiện, từ lớn đến nhỏ, dù con cũng không cố ý chú tâm nhìn ra. Con mắc cười ghê, mình giống như một con rối bị giật dây trước giờ mà không thấy (hình ảnh con rối ai đó cũng ví rồi mà con ko nhớ nguồn)
Lần trước đến chùa Bửu Long, con ngồi ở ghế đá ngắm cây bồ đề, lá rung rinh trong nắng trong gió. Con thấy cảnh ấy thật đẹp và sống động. Sự sống ngay đây, bây giờ, chỉ cần nhận biết trải nghiệm đơn giản mà bao năm qua con đi tìm ý nghĩa, suy tư rồi mắc kẹt thật lâu.
Con cám ơn thầy đã luôn kiên nhẫn lắng nghe và chỉ cho chúng con thấy lại cái thực.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-08-2022

Câu hỏi:

Thầy ơi, những ngày này con thấy mình thật khác. Con có lúc nghe pháp thầy, có lúc con dừng lại, có lúc con đọc mục hỏi đáp, rồi cũng có khoảng thời gian con dừng lại chiêm nghiệm lâu lâu. Con nhận ra cùng một bài pháp đấy nhưng trước đây con nghe khác, bây giờ con nghe thấy khác, lời thầy vẫn giản dị mà sao nó chính xác vô cùng thầy ơi. Cuộc sống bây giờ của con vẫn vậy, ban ngày tất bật với công việc tối về tất bật với con cái, trước đây con thấy nó bế tắc mệt mỏi lắm mà giờ đây mỗi khi thoáng thấy mệt thì nó như tiếng chuông nhắc con đây chính là lúc con nên nhìn lại mình, và con dừng lại cảm nhận, cảm nhận đôi tay mình cảm thấy gió mát, đôi mắt mình nhìn thấy cả khoảng trời bao la rộng lớn và à mình đang bước đi, mọi thứ bỗng dưng nhẹ bẫng, thân mình nhẹ bẫng, không còn mệt mỏi, không còn gì ngoài hiện thực đang hiện hữu đúng như nó đang là. Con cảm thấy biết ơn sự mệt mỏi khi nó đến, nó đã nhắc con đừng bị cuốn theo vọng tưởng, nó nhắc con thả lỏng mà cảm nhận. Cuộc sống và công việc con vẫn thế nhưng con thấy con đã khác, giữa những bộn bề con vẫn cảm nhận được sự tĩnh lặng ở trong mình. Nó kỳ diệu lắm thầy ơi! Lòng con tràn ngập sự biết ơn thầy, biết ơn Pháp. Con cảm ơn thầy và thành tâm chúc thầy nhiều sức khoẻ ạ!!!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-08-2022

Câu hỏi:

Con xin trình Sư Ông bài thơ tóm tắt 10 năm đi tìm đạo của con. Xin Sư Ông xem qua và khai thị thêm cho con.
Con đường tìm Đạo

Khi cha mất tôi bỗng nhiên lạc bước
Suy ngẫm hoài cha đã hoá về đâu
Chợt nhân duyên nghe bài Pháp nhiệm mầu
Lý nhân quả ôi sao mà vi diệu

Tâm bừng tĩnh người nôn nao tìm kiếm
Đạo Pháp đây nhưng sao quá mông lung
Nào là ta bể khổ kiếp nghìn trùng
Tam Pháp ấn ai mà nào tránh được

Cũng trí thức tôi chìm trong lý luận
Hết Thầy này nghe chán đến Thầy kia
Cố lật tung tìm kiếm ở kinh thư
Những kiến thức làm dày thêm bản ngã

Nào là thiền chỉ quán bước trước tiên
Rồi thứ đến dùng thân tâm quán chiếu
Khi thân thọ ghi điều ta cảm nhận
Pháp vận hành sẽ biết cái lối ra

Nhưng than ôi càng tu càng thấy rối
Cảm giác như bị lạc giữa rừng già
Càng nỗ lực thì cứ bí đường ra
Cứ lẩn quẩn trong trận đồ đạo Pháp

Thầy thì bảo thiền thì phải nhắm mắt
Mở he hé cách đó khoảng vài gang
Còn Thầy kia bảo phải gác chân trần
Trái trên phải thì mới là Thiền đúng

Tôi cứ thế mà chuyên cần tu tập
Nhưng trong Tâm cảm giác thật không yên
Bởi tham sân vi tế quá khôn lường
Cứ như thế càng ngày càng bức bí

Rồi nhiều khi sa đà vào lý luận
A-phi-tham ảo diệu rất khôn lường
Quán thân thọ nhưng trong người căng thẳng
Cứ mải xoay trong định tuệ trận đồ

Rồi một hôm có lẽ đủ nhân duyên
Tôi nghe được những lời vàng khai thị
Từ Sư Ông thật giản dị Viên Minh
Mà từ đó làm đời con thay đổi

Ôn không dạy Pháp tu nào cụ thể
Ôn chỉ ra những nguyên lý đơn sơ
Mà Thế Tôn thấy nó từ xa xưa
Rồi tự mình sáng tạo mà tu tập

Quay vào trong để nương tựa chính mình
Sẽ thấy Pháp như hiện tiền thực tại
Việc xảy ra vốn nó là hoàn hảo
Cứ thuận duyên lòng tự khắc an yên

Cớ việc gì mà cứ bắt tự nhiên
Nên như vậy phải nên là như thế
Thì khác chi thọc gậy Pháp vần xoay
Trong khi đó ta nguyện quy y Pháp

Tu là lúc nhận ra được chân lý
Rồi tự minh điều chỉnh lại hành vi
Là buông xả những bất thiện nghĩ suy
Đặng bỏ buông những hành động chưa đúng

Cứ như thế tôi thảnh thơi tu tập
Thấy tức ai thì cứ việc tức thôi
Pháp đã xoay là Pháp đẹp nhất đời
Lòng bình thản mà tùy duyên hành sự

Cứ như vậy mà lòng tôi lại thanh thản
An yên hơn trên đường đạo duyên trần
Không cầu mong có chứng đắc được không
Việc còn lại có Pháp lo là hoàn hảo

Nghĩ diễm phúc trong thời kỳ mạt Pháp
Có nhân duyên gặp được bậc hiền Sư
Quẳng gánh lo với Đời đạo đôi co
Tu như giỡn mà lòng yên đến lạ

Kể ra đây xin một lạy cám ơn
Người Thầy tổ tôi hằng ngày yêu mến
Cùng sẻ chia với các bạn đồng tu
Ai còn rối như tôi từ dạo nọ.

Sài gòn - Mùa Vu Lan Phật Lịch 2566

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-08-2022

Câu hỏi:

Con kính bạch trên Sư Ông,

Con thấy vừa rồi có vị đặt câu hỏi rằng người tu tập có cần phải hiểu biết kinh tế, xã hội hay không? Con xin trình bày đôi chút suy nghĩ về vấn đề này.

Thực tế con thấy nhiều người rất cố chấp về các lãnh vực đó (chẳng hạn như Ràng buộc hay Tự do, Truyền thống hay Hiện đại, Trách nhiệm hay Quyền lợi....) đưa đến sự phân cực trong gia đình, cộng đồng cũng như xã hội. Con đã từng tiếp xúc có những người nghĩ ra những viễn cảnh rất cao siêu, ưa thích chống phá, hủy diệt hết cái này đến cái kia dưới những nhãn mác hấp dẫn cho người trẻ, nhưng chính họ còn chưa tự do khỏi cái bản tính nổi loạn vị kỷ, ưa xu nịnh của họ, thì làm sao họ đem đến tự do cao xa cho người khác được? Lời của những bậc cao nhân như Nietzsche hay Krishnamurti thì lập tức bị họ diễn giải theo kiểu chủ trương sự vô ơn và biết thân mình. Hoặc có người khi chưa làm thì phán xét rất hay nhưng đến khi chính họ làm có khi càng tệ hơn nữa. Vậy cho nên theo con thấy rằng người tu tập nên hiểu biết về kinh tế, xã hội, như là một phần của các quy luật vận hành tự nhiên, nhưng điều này đòi hỏi sự tìm hiểu, chiêm nghiệm thật độc lập, khách quan và tự tin, chứ nếu không sẽ dễ bị lôi kéo theo các mưu đồ chủ quan và thậm chí là động cơ lợi ích tài chính của người khác ạ.

Mong Sư Ông trường thọ, pháp thể khinh an ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-08-2022

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy,

Sau khi trải chiệm và chiêm nghiệm, con nhận ra thái độ bình an khi chọn thái độ trong cuộc sống: là không chỉ trích với bất cứ điều gì, với bất cứ ai hay diễn giải ngược về bản thân để học ra bài học. Kể cả với những người hại mình thì con không chỉ trích gì, mà diễn giải là tôi thiếu kinh nghiệm sống nào đó nên để người khác hại. Học ra bài học hoan hỉ bỏ qua. Không bao giờ phán xét, nếu nhận xét, đánh giá dựa trên sự thật và thời gian thì được nhưng không phán xét đúng sai tốt xấu dán nhãn dựa trên bản ngã hay cảm xúc cá nhân. Điều cuối cùng là luôn thấu hiểu, đồng cảm từ đó phát sinh tình thương với tất cả mọi người, kể cả những người hại mình hay gây tổn thương cho mình sâu sắc. Thực sự là một quá trình rất dài, nhưng hiện tại khi con sống như vậy, con cảm thấy vững vàng về tâm lý trong cuộc sống và có sự bình an thưa Thầy. Con cảm ơn Thầy đã đọc!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-08-2022

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!
Dạ thưa Thầy, con thấy rằng nếu một vấn đề nào đó mình còn tự ti, sợ hãi, phân vân, phiền não... thì có nghĩa là mình chưa học xong bài học đó. Dấu hiệu của học xong bài học là trước cảnh duyên đó mình tự tại, ko quan trọng kết quả thế nào (nhưng ko phải bất cần).
Con hiểu như vậy có đúng ko ạ?
Con cảm ơn quý Thầy đã lắng nghe và giải đáp ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-08-2022

Câu hỏi:

Mô Phật! Dạ thưa Thầy!
Nhiều lúc con nghĩ cũng may tất cả chỉ là sản phẩm của ảo tưởng Thầy nhỉ? Nếu ko cũng thật kinh hoàng!
Chỉ cần thoát khỏi ảo tưởng sẽ ko còn vấn đề gì nữa.
Kính ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-08-2022

Câu hỏi:

Duy Thức Học

Hôm nay con nghiệm ra Duy Thức học cũng rất hay, cái hay là các bậc tiền bối trên Sự Thật đã dùng những khái niệm rất đơn giản để diễn giải.
Con thấy cái đang hiện hữu chính do Tâm thức tự động phân biệt, đánh giá, lưu trữ tạo ra không gian và thời gian để duy trì cuộc sống này. Đó cũng chính là thế giới tự nhiên quanh ta.
Cái thế giới tự nhiên nhân quả này có tính duyên khởi, vô thường, vô ngã. Qua mỗi chúng sinh là một hiện hữu khác nhau.
Khi buông luôn cái Thức phân biệt này, trong thấy chỉ thấy, chỉ nó như là, không còn cái ta, cái khác, không còn duyên khởi, không còn vô thường,... cái này chính là Tánh không trong sáng rỗng lặng, là Đạo vô vi không lời.
Sống Đạo là trở về với Tính Giác, Tính Phật sẵn có chính là nhập dòng Pháp.
Khi tỉnh giác thân tâm là một thì mọi hoạt động đều nhẹ nhàng, đoan trang, dễ dàng nhận biết tâm tham, sân, si khi nó sinh khởi và nhiều lúc rất khinh an, vắng lặng ngay cả chỗ đông người.
Luôn tỉnh giác trên thân tâm mình khi xúc chạm đó là cách con trở về với Tánh biết nơi mình.
Chúc Sư luôn khoẻ mạnh.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-08-2022

Câu hỏi:

Dạ bạch sư.
Được nghe sư giảng và con có thực hành theo.
Có một số trải nghiệm, con xin phép được nêu ra. Mong rằng, nếu có ngã kiến, hay tự mãn trong sâu xa, con xin được phép sám hối ạ.
Dạ thưa,.
1. Trong một lần rồi (lúc đang đi xe), một sự thấy trong sáng khởi sanh, lúc đó bặt hết các suy tư, suy nghĩ, chỉ là sự thấy với mắt trong sáng. Cũng thấy đó, nhưng mà sự thấy hoàn toàn khác, không phải sự thấy với suy tư, nghĩ tưởng, cũng không phải sự thấy của một đứa bé trẻ em ngây thơ.
2. Cũng một lần khác, một sự nghe trong sáng khởi sanh, lúc đó cũng bặt hết các suy tư, suy nghĩ, chỉ là sự nghe với tai rõ ràng, trong sáng. Sự nghe đó cũng như trên ạ.
3. Lần thứ 3 bị vấp té. Con thấy cơn đau từ từ xuất hiện, từ ngoài vào, rồi qua da, qua thịt, rồi tới xương, rồi tủy. Rồi cơn đau cũng mất, từ tủy mất, rồi từ xương mất, rồi từ thịt đi mất, rồi qua da, rồi hết. Cảm thọ đó giống như quay chậm một bộ phim.
Dạ thưa sư là như vậy a.
Giờ tâm niệm theo với lời dạy của sư là tất cả các Pháp đề vô ngã, không có gì là ta, của ta, tự ngã của ta ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-08-2022

Câu hỏi:

Con xin trình Pháp:

Từ khi nghe Thầy nói về thấy Pháp như thực, tại đây và bây giờ một cách sáng suốt định tĩnh trong lành thì cũng gần ba năm nay con không còn ép minh ngồi thiền nữa. Có dịp nói chuyện với người khác về con đường tu tập của nhiều người thì con thấy là con may mắn khi thời gian từ 10 năm trước đây con có ngồi thiền mà không được gì cả vì theo con nếu mà trước đây mà con có được gì thì giờ chắc con còn kẹt vào thiền chỉ “chế định” này không dễ gì thoát, kể cả bị tẩu hỏa …Giờ thì con cứ nhìn thấy mọi việc như nó đang là sân thì thấy sân kg có ý sửa làm sao đừng sân, hoặc hết sân… và cũng hết băn khoăn là bao lâu thì minh mới thấy được Pháp. Tuy nhiên con có một thắc mắc là kiếp này con không dính mắc vào thiền chỉ “chế định” trong khi con biết rất nhiều người bị dính mắc vào thì có phải chăng các kiếp trước con cũng kg bị dính mắc nên kiếp này mới may mắn khg bị.

Kính chúc Thầy sức khỏe. Xin hồi hướng những công đức bé nhỏ của con cho người Minh Sư đã khai thị giúp cho con nhận ra những nguyên lý cơ bản của Chánh Pháp để từ đó tự mình biết nên tu ra sao.

Con
Nguyên Châu

Xem Câu Trả Lời »