loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 1797 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'trình pháp & chiêm nghiệm'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 17-05-2022

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ sư Ông,
Dạo gần đây con rất bận và chuyên tâm vào công việc, có đôi chút áp lực nhưng hăng say và thỏa thích trong công việc, con cũng không quên những gì đã học trong quan sát mỗi ngày. Con phát hiện ra được tâm thỏa mãn của cái Ngã, mỗi khi có thể kiểm soát được những gì mình mong đợi và cả thỏa mãn khi tất cả nằm trong sự kiểm soát đó, và có khi nó được nhìn như một sự đam mê công việc. Có phải khi đó chính là đắm chìm trong cái Ngã và sự đam mê là đội lốt cho cái Ngã mong muốn kiểm soát tất cả, và khi những biến cố hay nằm ngoài mong đợi đến thì mới thấy cái Ngã tham sân nổi lên.
Con mới nghiệm thấy rằng đừng bám chấp vào điều gì dù là thỏa mãn hay hỷ lạc phát sinh thì ngay đó không đắm chìm nữa, chỉ có vậy mới thực là tự tại bình thản. Chỉ nhìn mọi thứ trôi qua, ngay cả những cố gắng hay đam mê đó rồi cũng sẽ dẫn đến khổ đau nếu như đặt vào nó là những con cờ của bản Ngã.
Con luôn mong sư Ông mạnh khỏe và bình an.
Con Tự Tâm Giác

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-05-2022

Câu hỏi:

Con kính bạch trên Sư Ông,

Trong sách "Thực tại hiện tiền" con thấy người nghe hay hỏi về vấn đề tâm khởi hay tâm không khởi. Sau khi đọc được các câu trả lời của Sư Ông, con xin trình bày cách hiểu là như thế này ạ: tâm dù khởi hay không khởi đều cũng là những trạng thái tâm do duyên sinh. Ví dụ lúc đang ngồi không mà khỏe mạnh, tỉnh táo thì nảy sinh ý tưởng này, ý tưởng kia; còn có lúc đang ngồi không mà mệt mỏi thì chỉ muốn ngủ thôi, mà bản thân việc "muốn đi ngủ" cũng đã là một dạng khởi tâm rồi. Như vậy dù ngủ, định tâm hay vắng lặng cũng là do khởi tâm mà có, vả lại các trạng thái tâm dù "khởi" hay "không khởi" cũng đều sinh diệt vô thường và nằm ngoài sự kiểm soát chủ quan, vì là những dòng chảy nên bản chất nó không tốt, không xấu và điều quan trọng là người Phật tử phải biết lắng nghe để cho nó trôi đi hoặc vận dụng nó tùy hoàn cảnh sao cho có lợi cho mình, cho người thôi. Cũng như việc đi ngủ là tự nhiên và cần thiết cho một thời gian nhất định nhưng sau khi đã dậy rồi thì phải khởi thiện tâm mới có thể cúng dường, học hỏi, bố thí và làm những việc nên làm ạ.

Nguyện Sư Ông mạnh khỏe, an nhiên!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-05-2022

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, hôm nay con xin trình hơi dài và con cũng mong rằng con không bị thức uẩn và tưởng uẩn hành hạ nữa và con xin bỏ chiếc bè pháp này lại:
Đầu tiên do nhận thức và hành vi sai lầm, con đã tạo nghiệp chướng và ma chướng dày đặc xung quanh mình. Con sám hối, niệm Phật, làm phước thiện,... rồi cũng qua.
Con yêu thương gia đình, dính mắc vào tình yêu thương này, mong là của mình. Sau khi hiểu vô thường, khổ, vô ngã và đấu tranh tâm lý để đi xuất gia, dằn vặt đau khổ dù là chọn cái gì rồi cũng sẽ khổ nên con chọn ở lại tu tâm và lo gia đình.
Tâm bệnh ngày càng nặng con phải tìm cách chữa trị cho mình, càng chữa càng khổ, có giảm có hiệu quả nhưng chưa tận gốc, con phát hiện nên sống phụng sự chúng sinh.
Khi khổ vẫn còn con hiểu thế nào là người tỉnh giác nhìn thấy tánh biết nhưng con vẫn còn khổ.
Thấy tâm vô thường là nguyên nhân của khổ nên con tìm hiểu tâm bất biến đó chính là tánh biết, còn đau khổ chỉ dao động xung quanh thôi. Tâm sinh vạn pháp, tánh biết của chư Phật ở trạng thái số không còn luân hồi sinh tử trôi xung quanh cái trục số + - vô cùng này, nên đây cũng có thể coi là trạng thái của kinh Hoa Nghiêm. Còn hình tướng đất nước Phật và chư Phật đều là hư vọng do tâm tạo ra mà thôi.
Khi thấy được điều này có thể có cái nhìn rõ ràng một chút nhưng vẫn còn sai sót trong công việc. Con mới thấy mình thiếu định tĩnh. Mà thiếu định tĩnh này lại do thiếu sáng suốt.
Thiếu sáng suốt là do tham sân si, nhất là tham ái và dục lạc. Mà vô minh lại che mất không thấy nguyên nhân này.
Mà dục lạc và tham ái lại do đau khổ phát sinh, mà nhìn lại chính là do Ngũ ấm xí thạnh khổ hỗn loạn mà ra.
Ngũ ấm này loạn là do quá nhiều tưởng tri và thức tri, do mơ ước thái quá và kiến thức nhiều quá mà không đạt được mục đích giải thoát nên lẩn quẩn đau khổ lòng vòng.
Cuối cùng Bát nhã Tâm kinh có nói Ngũ uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách, Sắc tức Không - Không tức sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức vẫn như vậy.
Tất cả Thọ Tưởng Hành Thức đều giai không, Thực sự không có dù đã từng có, chiếu kiến tất cả những gì khởi lên đều là giai không, cái không - thật có này chính là Tánh biết - không có Khổ Tập Diệt Đạo, không có Vô minh và Hết Vô minh, không có 18 giới, không có Lão tử hay hết Lão tử, không có sở Đắc vì không có gì để Đắc, trở lại cái nguyên thủy từ xưa nay mà không cần diệt cái thân này.
Vấn đề lớn nhất của con là Tưởng Tri và Thức Tri, từ nay nguyện xin dẹp bỏ để nhường chỗ cho Tánh Biết Nguyên sơ không hỏi han, thắc mắc gì nữa. Và đây gọi là Liễu liễu thường tri!
Hay cuối cùng Đức Phật kết luận
Sinh diệt diệt rồi, tịch tịnh an lạc!
Con xin trình thầy, con cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-05-2022

Câu hỏi:

Bạch sư ông
Con là cậu thanh niên 19 tuổi đã gửi câu hỏi cho sư ông ngày 13/5/2022 về chủ để ái dục mà con gặp phải, nhận được câu trả lời của sư ông, con suy ngẫm và tự con trải nghiệm, con dần nhận ra mọi vấn đề xuất phát từ cái ta ảo tưởng bên trong con. Con trở lại cuộc sống, hoạt động bình thường và vẫn thận trọng-chú tâm-quan sát để con thấu hiểu và nhìn lại chính mình.

Nay lễ Vesak con chúc sư ông và chư tăng, Phật tử bình an, sức khoẻ.

Sáng sớm con bắt đầu thức dậy và vệ sinh cá nhân, ăn uống, rồi rửa chén, theo con trải nghiệm ngay lúc thực tại này thì nếu không có sự thận trọng và chú tâm, thì con sẽ rửa chén không sạch, có thể bị dính dầu mỡ và chất bẩn, hoặc trượt tay làm rơi chén bát, hay khi con cắt tem để trang trí xe thì nếu không có 3 yếu tố sư ông dạy con sẽ làm hỏng nó đi, và những lúc như vậy tâm con tự động chú tâm mà không có cái ta nào cả, nó vẫn hiện lên những suy nghĩ do cái ảo tưởng mà chính con tạo, con thấy hết thảy, ban đầu tâm con lúc làm việc vẫn tạp niệm, lát sau con nhận ra tức khắc và trở lại thực tại mà không có bản ngã nào, và con không động, không sân chút nào, khi con rửa tay con vẫn biết cảm thọ mát của nước, các đồ vật con xúc chạm, hay ngồi con biết con ngồi, con biết mọi thứ xung quanh và không tưởng tượng gì cả. Hay lúc này đây con đang bấm điện thoại để gửi câu hỏi về cho sư ông, con vẫn biết con đang làm gì.

Mọi hoạt động từ thân tâm con đều biết, có khi con buông lung phóng dật, để tâm chạy tán loạn, nhưng sau đó con nhận ra mình đang đánh mất thực tại thì lập tức quay về lại, tự tâm con làm chứ con không tác động gì, chỉ thấy thôi ạ.

Bạch sư ông trải nghiệm của con là thế đó ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-05-2022

Câu hỏi:

Thầy kính mến!
Hôm nay con nhận ra khi không chấp thủ (như mây che mặt trời - kinh Pháp Bảo Đàn) tâm bình thường luôn rõ biết và định tĩnh trong lành. Đây là nguyên lý hoạt động của tâm thức con người, được Đức Phật khai thị "Có nương tựa thời có dao động, không nương tựa thời không giao động - kinh Udana". Tại sao lại chấp thủ? Đây là câu hỏi lớn mà mỗi người đi tìm Chân Lý (sự thật) phải tự trả lời.

Theo con là do bản ngã mà bản ngã lại hình thành từ bản năng sinh tồn. Tự thân bản năng sinh tồn là điều kỳ diệu của Tạo Hoá dành cho loài người. Đói biết ăn, không ưng ý biết buồn, lạnh biết mặc ấm v.v... Điều này được Lục Tổ Huệ Năng nói rõ trong Kinh Pháp Bảo Đàn "...đâu ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ, đâu ngờ tự tánh hay sanh vạn pháp..."

Chỉ cần chấm dứt sự chấp thủ (tập đế) là mặt trời (tánh biết) tự chiếu sáng. Chấm dứt bằng cách nào? Cần nhìn nhận (quán chiếu) mọi sự vật hiện tượng một cách đúng đắn (chánh kiến) - Điều này Đức Phật đã nói rõ về nguyên lý Tứ Diệu Đế trong bài Kinh Chuyển Pháp Luân. Con nhớ Thầy đã chia sẻ bản ngã là ảo tưởng mà ảo tưởng đâu có thật thì diệt làm sao được, cần chấp dứt nguyên nhân sinh ra ảo tưởng là xong. Ví dụ cái bóng hình của mình in trên tường là do có ánh đèn chiếu sáng. Nếu cứ lấy khăn lau trên tường sẽ chẳng bao giờ hết, tắt đèn đi là xong.

Vì vậy trong tu học Chánh Kiến phải là đầu tiên cũng là cuối cùng. Khi có Chánh Kiến pháp sẽ tự tu như có lần Thầy chia sẻ. Ví dụ để khuyên người đi đêm đỡ bị dẫm phải hố tục ngữ có câu "mưa tránh trắng, nắng tránh đen". Khi nghe được câu này rồi tánh biết sẽ tự điều chỉnh khi đi mà không phải cố dụng công. Nhiều người không biết tu học theo kiểu tạo tác để trở thành (lau bóng trên tường). Đa số là muốn định có người còn tuyên bố định (chỉ) là cửa vào duy nhất để (quán) hành thiền Vipassana.

Nhiều lần con phiền não khi công việc không như ý, lúc đấy con bình tĩnh nhìn lại cho đúng bản chất của sự việc tâm liền trở về bình thường. Trường hợp tâm tán loạn quá con hít thở thật sâu hoặc niệm Phật, khi tâm tạm yên ổn (định) con suy xét thật kỹ việc cần giải quyết.

Thưa Thầy! Theo con những điều con tâm sự với Thầy ở trên chỉ là bước đầu tiên, việc còn lại mình phải điều chỉnh nhận thức và hành vi mọi lúc mọi nơi "để tâm không động không sầu khi xúc chạm việc đời là phúc lành cao thượng". Con xin phép được tạm gọi những điều Thầy chia sẻ mấy chục năm qua là "Biết Rồi Mới Tu". Mà việc thực hành lúc này là của trò, Thầy cũng không thể làm thay.
Con xin tri ân Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-05-2022

Câu hỏi:

Bạch thầy,
Con xin hỏi thầy có vì "thấy ngay, không qua thời gian" nên tu tập không phải theo tuần tự như học ở trường, thậm chí còn phủ định những gì tưởng đã "thấy" trước đó để "thấy trọn vẹn"?
Kính thầy,

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-05-2022

Câu hỏi:

Thưa thầy,
Con hôm qua chợt nhận ra một điều thế này, mong sư xem điều con ngộ ra sau đây có đúng không ạ.
Khi mình nhìn mọi vật như nó đang là, mình sẽ thấy rõ nguồn lực của mình như thực, chứ không dựa trên lăng kính của bản ngã.
Nếu nguồn lực của tâm mình là còn nặng tham dục, chưa đủ năng lực (điều kiện cần) để trở thành một tu sĩ, thì tốt hơn hết mình nên chọn cuộc sống của một cư sĩ, vẫn lấy vợ, sinh con, chứ không phải cuộc sống độc thân là tốt hơn phải không sư?
Vì nếu như tâm mình tham dục còn nhiều, mà mình cứ cố kìm nén. Để mong được trở thành Thánh thì như vậy nếu kìm nén lâu ngày. Tâm Tham Dục của mình sẽ có lúc nó bột phát như con thú "sổ lồng"
Mong Sư giải đáp cho con.
Con xin cảm ơn Sư!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-05-2022

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, sau ba ngày sống phụng sự rất lợi lạc hôm nay con lại bất mãn với ba con, dù con biết ai trên đời này cũng có những con người tốt và chưa tốt ở trong đó, nhưng con luôn muốn thay đổi ba con, cho ba con không còn tính bất chấp mọi thứ để làm một việc gì đó, như là kiếm tiền chẳng hạn. Một phần con cũng ích kỷ, vì buôn bán chung con sợ cộng nghiệp. Sau khi nghe bài giảng Hạnh phúc đích thực của thầy con đã thấy ra mình dùng một điều kiện bên ngoài để làm mình hạnh phúc, mình chỉ cần đem hạnh phúc cho người khác và tự mình đã hạnh phúc rồi, không còn sợ gì nữa, vì sống trên đời này có sống với ai cũng vậy thôi, cũng phải liên đới cộng nghiệp ít nhiều dù tâm mình không muốn liên quan.
Còn người theo phá con vẫn cứ phá, mà sao nhiều lúc con thấy vẫn phá như vậy mà con thấy bình thường thấy không phải phá mà tự nhiên nó vậy. Dù cũng còn vài lúc mệt mỏi vì nghĩ bị phá hoài. Cái nghĩ của con cần phải xem xét lại, khi nó đi kèm với mệt trong sống lưng nó mới tiêu cực, còn bình thường thì không có gì hết, vậy nó cũng có điều kiện mới hình thành được, và dĩ nhiên nó là ảo rồi, chỉ tâm mình chùn xuống tần số thấp mới bị ảnh hưởng bởi tiêu cực này được.
Con xin trình thầy, con cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-05-2022

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ Thầy,
Con biết ơn Thầy luôn từ bi lắng nghe chúng con, nhân mùa Vesak con chúc Thầy cũng như quý Tăng Ni luôn mạnh khỏe, trụ thế lâu dài, thân tâm an lạc! Nhờ ơn Thầy khai thị, con có cái nhìn khác với bản thân mình, với mọi người xung quanh, nhờ thế con thấy mình sống hài hòa hơn trong sự tương quan với những mối quan hệ gia đình, xa rời những người bất thiện. Khi con chấp nhận buông bỏ những điều không còn phù hợp thì con lại có nhiều cơ hội mới đến với con hơn, khiến thân tâm con luôn thấy vững vàng, không còn lo lắng hay sợ hãi nữa. Giờ con hiểu thế nào là "khi đứng trước việc đời, tâm không động không sầu, tự tại và vô nhiễm" Thầy ạ. Con biết ơn Thầy rất nhiều, biết ơn vì con may mắn có duyên được gặp gỡ và được khai thị bởi một vị minh sư là Thầy. Con nguyện cho mọi người mọi chúng sinh đều sớm có duyên lành với Phật pháp.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-05-2022

Câu hỏi:

Con chào Sư ông. Con mấy năm nay nghe và học pháp của Sư ông. Con thấy mình thích hợp pháp của Sư ông vì dạy cho con không trốn chạy những thử thách và nghịch cảnh trong cuộc sống để tìm chốn bình yên. Con tập chấp nhận hết, tập kham nhẫn, bình tĩnh, nhẫn nại. Hạn chế mong cầu và để tâm vào hiện tại, gợi mở từng ý nghĩa khoảnh khắc trong cuộc sống. Con vẫn học hành đàng hoàng, làm chuyện gì cũng ổn thỏa, không bỏ dở như người khác.
Nhưng bây giờ không hiểu sao con lại có cảm giác tẻ nhạt, và con cũng hay cười, nụ cười xem nhẹ mọi thứ. Lâu lâu con lại thấy sự vô nghĩa. Có thể động lực sống duy nhất bây giờ của con là hai chữ SỰ THẬT thưa Sư ông. Con vẫn muốn có một đầu óc tỉnh táo để nhìn thấy được nó.
Con xin hỏi, những trải nghiệm trên có đi chệch hướng lời dạy của Sư ông không ạ? Lâu lâu con cũng tự hỏi ko biết mình đang đi đúng hướng không ạ.

Xem Câu Trả Lời »