Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 26-06-2020
Câu hỏi:
Con kính đảnh lễ Thầy,
Thưa thầy, hàng ngày con vẫn nghe pháp thoại và hành thiền theo nguyên lý của Thầy hướng dẫn. Hôm nay con đang ngồi thiền trọn vẹn tỉnh thức với thân tâm được khoảng 20 phút thì con thấy hiện tượng từ hai khửu tay xuống có cảm giác phập phồng, con thấy lạ quá nên con thử nghiêng người về trước thì như có nước trong 2 ống cẳng tay cũng chạy. Thầy có thể cho con biết cụ thể hơn về hiện tượng này được không ạ, con vô cùng biết ơn Thầy.
Con chúc thầy thân tâm an lac.
Con kính thầy,
Con Tuệ Tánh Minh.
Ngày gửi: 03-06-2020
Câu hỏi:
Nam Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Kính bạch Sư ông cho con hỏi ạ:
Hiện tại, con đang tu tập ngồi thiền khoảng 1 tiếng/ngày. Con có xem những bài giảng của Sư Ông về Thiền. Nhưng tâm con cứ phóng dật và nghĩ những chuyện lung tung trong đầu.
Con kính mong Sư Ông chỉ bảo ạ.
Con cảm ơn Sư Ông.
A Di Đà Phật.
Ngày gửi: 31-05-2020
Câu hỏi:
Con kính đảnh lễ thầy,
Thầy hoan hỉ giúp con với ạ.
Con phước lớn đã được nghe pháp thoại của thầy từ khoảng 4 tháng trước, hiện giờ hàng ngày con vẫn nghe và hành theo nguyên lý của thầy trao cho đó là luôn thận trọng, chú tâm, quan sát trong mọi việc, trở về trọn vẹn tỉnh thức với thân thọ tâm pháp. Cách đây mấy ngày con bắt đầu ngồi thiền, khi ngồi con quan sát toàn thân cảm nhận sự thở ra thở vô, được khoảng 50 phút thì bắt đầu con thấy phía tai trái nóng dần lên , tiếp theo là lan sang phía sau tai trái và lan rộng dần phía não trái. Con hoàn toàn chánh niệm tỉnh giác để nhận biết nó. Thầy hoan hỉ cho con biết đó là hiện tượng gì, hay con thực hành có sai với nguyên lý không ạ? Con vô cùng biết ơn thầy.
Con chúc thầy mạnh khỏe để chúng con có nơi nương tựa khi vấp ngã trong quá trình tu tập.
Con kính thầy.
Ngày gửi: 24-05-2020
Câu hỏi:
Kính thưa thầy, thầy cho con hỏi:
Khi hành giả vào được sơ thiền thì 5 triền cái trong đó có tham & sân vắng mặt. Còn khi hành giả vào được quả dự lưu thì tham & sân vẫn còn nguyên vẹn. Vậy tham & và sân ở đây đươc hiểu như thế nào khi hành giả đã nhập vào dòng thánh?
Con thành kính đảnh lễ thầy.
Ngày gửi: 16-05-2020
Câu hỏi:
Con kính bạch Thầy,
Khi con ngồi thiền, nhiều lần con cảm nhận một luồng hơi lạnh chạy dọc theo sống lưng, từ chân cổ đến thắt lưng, từ nách ra đến cổ tay...
Con thắc mắc không biết cách con thực hành có điều gì sai không? Hoặc luồng khí lạnh này lâu dài có ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay không vì mặc dù bên ngoài trời có nóng hay lạnh, con cũng chỉ cảm nhận một luồng khí lạnh?
Con kính cám ơn Thầy và kính chúc Thầy khỏe mạnh, sống lâu làm chỗ nương tựa cho chúng con được tu học đúng theo chánh pháp.
Ngày gửi: 08-05-2020
Câu hỏi:
Dạ con thưa Thầy! Con biết ngồi thiền sẽ là thức ăn ngon cho bản ngã, nhưng chẳng lẽ lại không ngồi? Không ngồi sao dụ được bản ngã ló mặt ra phải không Thầy! Con cảm ơn Thầy nhiều ạ!
Ngày gửi: 29-03-2020
Câu hỏi:
Kính bạch Sư,
Con đang thực hành thiền niệm hơi thở anapanasati và thấy biết rõ về sự tĩnh lặng trong lúc hành thiền cũng như cuộc sống hàng ngày. Và con nghĩ rằng nếu có ĐỊNH TÂM TỐT thì TUỆ QUÁN sẽ phát khởi, do đó từ lâu nay, con chỉ chú trọng hành thiền định anapanasati xuyên suốt các thời thiền thay vì vừa thực hành thiền định và thiền quán vipassana trong cùng một thời thiền. Pháp hành của con như vậy có đúng không? Kính mong Sư từ bi khai ngộ.
Con xin tạ ơn Sư và kính chúc Sư sức khoẻ!
Ngày gửi: 18-03-2020
Câu hỏi:
Dạ, con thưa Thầy!
Trong lúc ứng dụng thận trọng - chú tâm - quan sát, vì căn cơ còn yếu nên con bị nghi không phân biệt được giữa theo dõi và quan sát; chú tâm và tập trung. Con kính xin Thầy từ bi khai thị để con thấy ra sự khác nhau của theo dõi và quan sát; chú tâm và tập trung? Mà không bị nhầm lẫn ạ (Thầy kèm ví dụ cho dễ hiểu).
Con cảm ơn Thầy! Mong Thầy luôn mạnh khỏe.
Ngày gửi: 13-03-2020
Câu hỏi:
Dạ, thưa Thầy!
Con thấy có nhiều nơi cũng dạy trẻ em ngồi thiền, con không biết đó là thiền gì cũng không biết là họ phải dạy bằng cách nào để đứa trẻ hiểu được mà làm theo?
Thầy ơi, cho con hỏi thiền Vipassanā có dạy cho trẻ em được không? Làm sao cho các bé hiểu được :
1) Thận trọng, chú tâm, quan sát
2) Trở về, trọn vẹn, tỉnh thức
3) Trong lành, định tĩnh, sáng suốt
4) Rỗng rang, lặng lẽ, trong sáng
Con kính xin Thầy từ bi khai thị. Mong Thầy luôn mạnh khỏe!
Ngày gửi: 27-02-2020
Câu hỏi:
Dạ, con kính chào Thầy!
Con xin hỏi:
1. Vipassana là thiền của Đức Phật, thiền này mới giải thoát Niết-bàn. Vậy sao trong Kinh lúc Phật Niết-bàn có đoạn:
"... rồi Ngài lại từ định Sơ thiền ra để vào định Nhị thiền, từ định Nhị thiền ra để vào định Tam thiền, từ định Tam thiền ra để vào đinh Tứ thiền, từ định Tứ thiền ra, Đức Phật nhập Niết-bàn."
Đây là thuộc về thiền định thì đâu có giải thoát Niết-bàn được, Phật vào ra các tầng thiền như vậy để làm gì?
2. Khi thành Phật rồi, sao Phật vẫn còn ngồi thiền và đó là thiền gì?
Con cảm ơn Thầy nhiều lắm!