loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 423 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'Thiền'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 24-08-2019

Câu hỏi:

Thưa Thầy, trưa nay khi con thực hành chánh niệm tỉnh giác thì xuất hiện đề mục về "thân tứ đại", sau đó con thực hành thận trọng - chú tâm - quan sát được một lúc thì đề mục kia mất đi, sau đó con cảm nhận thân con lắc lư sang trái rồi sang phải, càng lúc càng dữ dội. Lúc đó con thấy mình rất tỉnh táo và vẫn tiếp tục quan sát thân lắc lư, sau đó con quan sát thấy tâm mình bắt đầu nổi lên sự "sợ hãi", tim bắt đầu đập mạnh, con tiếp tục quan sát những cảm xúc và thay đổi đó cho đến lúc nó tự mất đi. Sau đó con tiếp tục ngồi thêm một lúc thì càng ngồi càng thấy tỉnh táo, đến khi xả thiền con thấy trong người rất khoan khoái và sáng suốt.

Thưa Thầy con hành như vậy đã đúng chưa ạ? Xin Thầy chỉ dẫn cho con.
Con kính chúc Thầy nhiều sức khoẻ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-08-2019

Câu hỏi:

Dạ con kính chào Sư Ông.
Từ khi biết đạo, 5 năm qua ngày nào con cũng hành thiền (ngồi thiền kiết già). Lúc ngồi con nghĩ mình sẽ được phước, sẽ xinh đẹp, tâm sẽ bình yên, không sân. Con cảm nhận, mình cũng có xinh đẹp hơn, đỡ sân hơn nhưng vẫn còn sân rất nhiều.
Từ khi nge pháp thoại của Sư Ông, con biết mình đang hành thiền hữu vi, hữu ngã.
Con cảm nhận thiền mà con học được từ những vị thiền sư trước là thiền định, mà thiền này thì chỉ giúp mình định chứ không thể thấy ra sự thât. Đức Phật đã nói "không dừng lại - không bước tới", cái định này nó khiến mình dừng lại. Mà chỉ có giác ngộ sự thật thì mới giải thoát được.
Bây giờ con cũng không còn ham ngồi thiền định như trước kia, giống như việc mình không còn động lực nào để ngồi. Có nhiều khi cái ta ảo tưởng nói với con rằng, mày là đồ lười biếng, không ngồi nữa mày sẽ bị cái này, sẽ bị cái kia... Rồi có một cái ta lại lay động con.
Mặc dù con biết chỉ cần thận trọng chú tâm, ngay nơi hiện tại này thì mình sẽ không làm việc gì sai, không tham sân si, không bị cái ta ảo tưởng chi phối, thì ngay đó là an lạc, là niết-bàn. Nhưng cái ta của con luôn đấu tranh qua lại, ngồi thiền hay không ngồi.
Những cái thấy của con có gì sai không ạ, con mong Sư Ông cho con lời khuyên để con có thể vững bước trên con đường mình tu học.
Con xin cảm ơn Sư Ông rất nhiều.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-08-2019

Câu hỏi:

Con kính thưa Thầy!
Mỗi ngày ngồi thiền bao lâu là đủ vậy Thầy? Con kính mong Thầy chỉ dạy cho con. Dạ con cám ơn Thầy.
Dạ con kính chúc sức khỏe Thậy ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-08-2019

Câu hỏi:

Thưa sư ông, cách đây 4 năm con bị rối loạn lưỡng cực mất ngủ nặng, suốt thời gian đó con không thể ngủ được hoặc ngủ rất ít. Sau đó con có tham dự khoá thiền vipassana 10 ngày thì không còn mất ngủ nữa mà chuyển sang ngủ li bì, con có thể ngủ bất kể thời gian nào mà có ngủ dậy cũng không cảm thấy tỉnh táo. Như vậy là con đang quân bình lại giấc ngủ hay chuyển sang một cực đoan khác vậy sư ông? Phương pháp thiền này buộc mình phải quán chiếu theo trình tự từ trên xuống, những lúc như vậy con cảm thấy khá căng thẳng. Còn lúc buông thư tự nhiên con lại bị ngủ gục miên man đầu óc. Con mong sư ông từ bi giải thích giúp con ạ.
Con chúc sư ông luôn an vui.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-07-2019

Câu hỏi:

Thưa thầy cho con hỏi. Lợi ích của ngồi kiết già khi thiền về thân có tốt hơn ngồi xếp chéo chân không thưa thầy? Và khi thiền thì nhắm mắt có được không, tại vì con mở mắt thì lại bị hiện tượng khô mắt dẫn đến ngứa cứ chớp mắt hoài?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-06-2019

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Con hay hành thiền và mỗi lần ngồi từ 1 đến 2 tiếng. Ban đầu con cảm thấy an lạc, kế đến là trạng thái khó chịu, sau đó quán sát nó một lúc con lại thấy an lạc, và cuối cùng cảm giác khó chịu lại đến cho đến lúc con ngồi không được nữa con mới mở mắt ra. Đến 10 phút sau con mới ngồi lại được như lúc đầu.
Con xin hỏi Thầy, trạng thái khó chịu đó là do đâu (vì lúc ngồi con ít khi vọng tưởng) và làm sao để vượt qua nó?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-06-2019

Câu hỏi:

Con chào Thầy
Cho con gửi lời chúc sức khoẻ đến Thầy. Thầy cho con hỏi khi ngồi Thiền con thấy chỉ cần khởi lên một ý nghĩ muốn xem một đề mục nó như thế nào thì con cảm thấy tâm nặng nề hơi thở nhanh và mạnh hơn, nhưng khi cứ để kệ tự nhiên thì lại nhìn thấy được mọi thứ rõ ràng, nhưng cảm giác để tự nhiên và cảm giac muốn thấy nó hay bị đan xen lẫn nhau liên tục làm con rất khó ngồi thiền được lâu. Thầy cho con một lời khuyên ạ. Con cám ơn Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-05-2019

Câu hỏi:

Thầy ơi, con lại làm phiền Thầy lần nữa ạ. Hôm nay con thấy lại được một vấn đề và có viết một bài cho mình như sau, xin thầy xem xét:

"Người hành thiền quán đôi khi có cái tật soi mình quá kỹ, với mục tiêu thấu tận bản thể của mình. Nhưng vì mọi việc đều là do duyên khởi - thế nên, nếu cố soi mình với mục tiêu hiểu thấu tường tận mình, thì cuối cùng chỉ đâm đầu vào luẩn quẩn.

Đôi lúc, càng cố tìm nguyên nhân hoặc cố công suy diễn, bạn càng tạo ra đau khổ lớn. Hơn nữa, suy diễn của bạn thường chỉ là một trò tai hại: nó thường không hoàn toàn đúng, mà trái lại lại sinh ra thêm những định kiến bên trong bạn.

Hãy cười. Cười vui vẻ ở bên trong. Khi thấy mình làm gì đó dại dột, hãy cười. Khi thấy mình ngốc, hãy cười. Khi chợt thấy mình vô minh, tham, sân, si, lố bịch, tàn nhẫn, cả tin... - Nếu có thái độ tốt, bạn sẽ thấy tất cả đều thật buồn cười. Hãy tặng cho mình một nụ cười trong mọi "nan đề" khó giải quyết, và cho mọi mâu thuẫn nội tâm rất buồn cười của bạn.

Nụ cười ấy không phải là thứ nhạo báng cay độc, hằn học chán ghét. Nụ cười ấy tếu táo, vui vẻ, vô tư lự, bao dung... đúng với cái tâm thế "tất cả chỉ là chuyện nhỏ (chỉ có... lấy vợ nhỏ là chuyện lớn)". Nụ cười như thế có đủ từ, bi, hỉ, xả. Bạn đang có tứ vô lượng tâm ngay trong chính mình, cho chính mình.

Đó có lẽ cũng là nụ cười của ngài Ca Diếp khi Đức Phật giơ cánh hoa ra trước đại chúng. Mọi người đều ngơ ngác, chỉ có Ca Diếp là cười. Ca Diếp cười cái ngớ ngẩn của hành động đưa hoa (ngài biết đức Phật đang đùa nghịch), cười sự ngơ ngác của đại chúng vì họ cứ cố tìm kiếm ý nghĩa siêu việt nơi hành động ấy, cười cả những dao động nội tâm tương tự ngay trong chính mình. Cười vui vẻ và dung dị. Chẳng có cao ngạo hay cay đắng nào trong nụ cười đó: ngài cũng như mọi người, tâm ngài đang dao động một cách ngớ ngẩn vậy thôi mà.

Nếu một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ, thì chắc bạn sẽ có hàng chục thang thuốc bổ cho một ngày bình thường của bạn."

---

Con cảm ơn Thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-04-2019

Câu hỏi:

Hoà thượng cho con hỏi sự giống và khác nhau của thiền đốn ngộ và thiền nguyên thuỷ, và cả hai đều có thể đưa đến giác ngộ không ạ

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-03-2019

Câu hỏi:

Kính bạch Sư Ông, Sư Ông từ bi hoan hỉ giải thích giúp con bài thơ:
"Ai bảo thiền phải chậm
Ai buộc thiền phải nhanh
Hóa ra toàn bản ngã
Còn đâu chỗ tinh anh"
Con cảm ơn Sư Ông ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »