loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 423 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'Thiền'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 08-11-2020

Câu hỏi:

Kính bạch sư ông. Con xin sư ông giải đáp giúp con một số vấn đề ạ.
1. Con đang ở Hà Nội và cơ hội đến thiền viện của sư ông để học thiền với con còn nhiều chướng ngại. Thời gian khóa thiền con thấy thường kéo dài 10 ngày cũng khiến con khó có cơ hội tham gia nhất là thời gian này thiền viện mỗi năm mở rất ít khóa học nên cũng không có nhiều lựa chọn về thời gian tham gia. Vậy con muốn học thiền mà sư ông giảng dạy con phải làm cách nào ạ. Nếu tự học trên youtube mà không có sự hướng dẫn của các minh sư như sư ông con sợ không cẩn thận sẽ thực hành sai và có thể có mối nguy ngại. Nhất là hiện tại con cũng đang tự ngồi thiền nhưng không quán gì cả mà là chỉ ngồi để tĩnh tâm. Nhưng người thân của con nói là ngồi thiền sẽ không thể sinh con. Vì con và vợ lấy nhau cũng đã được 4 năm. Tháng giêng năm 2018 vợ con bị sinh non khi bé gần 5 tháng nên không giữ được và từ bấy đến nay chúng con vẫn chưa có em bé dù cũng đã gặp nhiều thầy thuốc để chữa. Xin sư ông giảng dạy cho con được hiểu là điều đó có đúng không ạ, và con có cách nào để học thiền của sư ông mà không bị lầm lạc không ạ
2. Sư ông cũng đã viết rất nhiều cuốn sách cho chúng con học. Vậy chúng con nên đọc các cuốn sách của sư ông lần lượt theo thứ tự nào để được mạch trí tuệ thông suốt ạ. Xin sư ông chỉ dạy giúp con ạ
3. Trước đây con vẫn tin lời các thầy tâm linh rằng là khi làm nhà thì đào móng dẫn đến đứt long mạch đất nên phải nhờ các thầy về tạ đất và hàn long mạch thì đất mới yên ổn vì các thầy thường nói không làm vậy là có thể sẽ làm ăn kém, gia đình lủng củng có nhà có thể mất người. Long mạch này đứt là quan thần cai quản đất không hài lòng. Nhưng gần đây con nghe các bài giảng của sư ông con nghĩ điều này không đúng. Nhưng những người thân của con thì vẫn mê lầm và tin theo điều này vì có những nhà không làm thì chủ nhà có nhà đổ bệnh, có nhà làm nhà xong vài tháng thì mất chủ. Xin sư ông chỉ bày cho con phải hiểu và thực hành việc này sao cho đúng để đúng với pháp ạ.
Con xin cảm ơn sư ông.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-10-2020

Câu hỏi:

Kính bạch Sư ông,
Con đang là cư sĩ và hành thiền theo pháp Sư ông dạy ạ. Khi ngồi thiền, con không trụ tâm ở bất cứ đâu, khi pháp đến thì thấy, nghe, cảm nhận các xúc chạm của gió mát, nóng, thấy hơi thở. Con không quá chú tâm vào hơi thở, mà chỉ khoảng 20%, vì cùng lúc quan sát các pháp khác, cả thân và tâm. Hơi thở khi con ngồi thiền nhẹ và ngắn hơn bình thường. Thường ngày con ngồi thiền tại nhà 1 mình. Vừa rồi, có 1 bạn đồng tu đến nhà con ngủ qua đêm và sáng cùng nhau ngồi thiền. Khi vừa ngồi vào thế kiết-già, con đã cảm nhận rõ nguồn năng lượng từ bên ngoài bao trùm cơ thể con, càng về sau, nguồn năng lượng đó nóng hơn bình thường. Sau thời thiền, bạn đồng tu cũng chia sẻ là cũng cảm nhận được nguồn năng lượng cộng hưởng, nhưng bạn ấy cảm nhận đó là nguồn năng lượng mát. Xin Sư ông chỉ dạy cách thực tập của con có đúng? Cảm nhận của chúng con có phù hợp? Và năng lượng có thực sự hiện hữu, có nóng và mát? Vì sao lại nóng và mát ạ? Con kính ơn Sư ông ạ!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-09-2020

Câu hỏi:

Thưa sư ông, con xin sư ông hướng dẫn cho con trên con đường tu tập, Con đang tập mỗi ngày dành một ít thời gian ngồi tĩnh tâm buông thư không làm gì cả, nhưng khi ngồi nhắm mắt như vậy thì dù con không có chủ đích kiểm soát hơi thở nhưng con vẫn cứ cảm nhận hơi thở vào ra một cách như con đang điều khiển chứ không tự nhiên và chỉ một lúc là con lại cảm thấy hơi thở khó chịu, và khi ngồi như vậy một lúc con lại rơi vào hôn trầm không thể nào tỉnh táo để ngồi buông thư được, thật sự con đã không đặt ra mục đích khi ngồi và cũng k cố gắng miễn cưỡng làm gì cả nhưng vẫn nhận thấy như mình đang bị miễn cưỡng vậy, vậy con đang mắc sai lầm ở chỗ nào xin sư ông khai thị cho con. Con cảm ơn sư ông

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-09-2020

Câu hỏi:

Kính thưa sư ông, con xin phép được chia sẻ bài viết là đoạn trao đổi giữa ngài Krishnamurti và sư Rahula. Nội dung đoạn nói chuyện cũng là những điều sư ông thường khai thị với đại chúng ạ.

"THIỀN KHÔNG PHẢI KỸ THUẬT LUYỆN TÂM
Đoạn trích dưới đây, là một phần trao đổi từ Krishnamurti và Sư Rahula, một cao tăng Nam tông, được nhìn nhận là người có uy tín am hiểu về trường phái Phật Giáo Nguyên thủy và Phật Giáo Đại thừa.
Tư liệu của PAD.

W. Rahula: Vipassana là cái thấy của tuệ giác, thấy sâu vào thực tướng, vào thực chất của sự vật, đó là cái thấy chân thật.
Krishnamurti: Nhưng thiền ấy có hệ thống chi không?
W.R: Là một hệ thống đã triển khai.
K: Đó là chỗ tôi muốn hỏi.
W.R : Vâng, nhưng khi ông xem xét giáo lý nguyên thủy của Đức Phật thì...
K: Không có hệ thống.
W.R: Bài pháp tuyệt vời nhất của Phật về thiền tuệ giác được gọi là Satipatthana (Tứ niệm xứ). Không có hệ thống.
K: Tôi đang nghe đây, thưa ngài.
W.R: Và điểm mấu chốt trong đó là Awareness (giác), sati (tiếng Pali), còn tiếng Phạn cổ (Sanskrit) là Smriti. Và Chú Tâm, Giác Tri tất cả mọi sự đang diễn ra, đừng toan tính lẩn tránh cuộc sống, sống trong hang động hoặc rừng già, ngồi như pho tượng v.v... Giác không phải là thế. Và Satipatthana có lúc được diễn dịch là chánh niệm, nhưng nghĩa chính xác của từ này là sự có mặt của giác, giác từng giây từng phút mọi động niệm, mọi hành động, giác tất cả mọi sự vật.
K: Giác này có thể đào tạo nuôi dưỡng không?
W.R: Không có vấn đề đào tạo nuôi dưỡng.
K: Đó là chỗ tôi muốn đề cập. Bởi vì các đạo sư, thầy tu với các hệ thống tư tưởng hiện đại về thiền, thiền Zen hiện đại, chắc ông biết mọi điều đó, đang ra sức đào tạo nuôi dưỡng thiền.
W.R: Vâng, tôi đã viết một tiểu luận nói về thiền Phật giáo đã được xuất bản ở Bỉ bởi sự bảo trợ của Hoàng tử Etienne Lamotte. Trong đó tôi đã nói rằng giáo lý này của Phật đã bị hiểu sai và áp dụng sai như một kỹ thuật luyện tâm qua nhiều thế kỷ. Lời dạy của Phật đã được triển khai và biến thành một kỹ thuật luyện tâm, cho nên thay vì giải thoát tâm trí, lại làm tù ngục tâm trí.
K: Đương nhiên, tất cả mọi loại thiền.
W.R: Nếu thiền biến thành một hệ tư tưởng.
K: Thưa ngài, phải chăng giác là vật gì đó do đào tạo tu dưỡng, trong ý nghĩa là nó được khiển dụng, giữ gìn và tạo ra?
W.R: Không, không phải vậy.
K: Vậy thì thiền phát sinh cách nào?
W.R: Không có việc phát sinh mà ông hãy hành thiền.
K: Khoan, thưa ngài, hãy nghe này. Tôi muốn khám phá, tôi không phê bình chi cả, tôi chỉ muốn khám phá xem thiền Phật giáo là gì. Bởi vì hiện nay có quá nhiều loại thiền Phật giáo khác biệt, thiền Tây Tạng, thiền Ấn Độ, thiền Sufi - trời ơi, chắc ngài biết mà, chúng như nấm mùa mưa mọc khắp nơi. Tôi chỉ muốn hỏi liệu giác có diễn ra thông qua tập trung tư tưởng?
W.R: Không, trong lãnh vực này thì không. Bất cứ ta làm việc gì ở đời đều cần tập trung tư tưởng. Điều đó hiểu được, nhưng ta đừng trộn lẫn Giác với thiền na (dhyana) và định (samadhi).
K: Riêng tôi, tôi không thích các từ này.
W.R: Bởi vì trong cốt lõi, chúng đều dựa vào việc tập trung tư tưởng.
K: Tôi hiểu. Đa số thiền được truyền bá trên khắp thế giới đều dính dáng với việc tập trung.
W.R: Trong thiền Zen và mọi sự tu tập khác biệt trong samadhis và dhyanas Phật giáo hay Ấn Độ giáo, động thái chủ yếu là tập trung tư tưởng.
K: Không có nghĩa lý chi cả, tôi phủ nhận sự tập trung.
W.R: Nhưng trong lời dạy chính xác và thuần túy của Đức Phật, thiền không phải là tập trung.
K: Thiền không phải là tập trung, hãy nói như thế đi. Vậy, giác này là gì, nó phát sinh cách nào?
W.R: Ông giác, giác mọi sự đang diễn ra. Hành động cực kỳ hệ trọng trong Satipatthana (Tứ niệm xứ) là sống trong hành động đang diễn ra trong khoảnh khắc hiện tại."

Con xin tri ân và đảnh lễ sư ông.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-09-2020

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Qua các bài giảng của Thầy, con hiểu là Thiền không chỉ là ngồi quán sát, mà luôn "Thận trọng chú tâm quan sát” mọi lúc mọi nơi có thể.
Tuy vậy, con nhận thấy những thời Thiền vẫn luôn cần thiết, không thể bỏ được. Nhất là khi tâm mình còn phóng dật nhiều, không biết con hiểu thế đúng không ạ?

Vài năm gần đây khi biết tới Thiền, con để ý quan sát (chưa đạt mức quán sát ạ) bản thân thì thấy mình nhận diện ra các cảm xúc, nhất là các việc không được như ý mình. Con hiểu là nên để nó tự phát, không nên đè nén, nên con cũng để cho nó phát. Con nhận thấy là mình đều có thể nhận diện nó, có ít khi cũng nhận thấy phản ứng như là khó chịu hay gắt gỏng nhưng tâm con không hề cảm thấy bực bội hay khó chịu như là thái độ có vẻ thể hiện ra. Con không thấy việc mình nhận diện giúp giảm bớt việc mình rất sân si ngã mạn, thậm chí con càng ngày càng thấy mình xấu xí hơn, con thấy cảm xúc ảnh hưởng lên cơ thể như là khi xúc động thì người rung, mặt nóng, giọng nóng cũng rung, nhịp tim tăng... Theo con được biết, tu đúng thì gia đình cũng sẽ thuận hòa vui vẻ hơn, nhưng với con thì con không thấy những điều đó trong gia đình mình, nói chung là không có sự thay đổi gì. Tuy vậy, con nghĩ là do mình chưa đủ tinh thần chánh niệm và thực hành đầy đủ. Nhưng "nói cứng" vậy thôi, con cũng lo lắng về phương pháp thực hành của mình.
Con xin hỏi thêm là nếu con muốn xin gặp Thầy thì con có thể đến chùa Bửu Long vào thời gian nào được ạ?
Con vừa trình phần thực hành của con và vừa hỏi như vậy thôi ạ. Con cảm ơn Thầy. Chúc Thầy và vạn vật thân tâm thường an lạc.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-09-2020

Câu hỏi:

Kính thầy. Con cảm thấy thiền tập mang đến nhiều cảm giác mong đợi hơn là cứ sống mà thấy được thì thấy. Thì con có nên thiền ko ạ. Con xin đảnh lễ thầy. Trong câu hỏi đợt trước con đã hiểu được 1 chút sự tương giao mà thầy nhắc nhở. Con hằng ngày vẫn nghe những pháp thoại thầy giảng. Được nghe được biết được hồi âm thắc mắc của mình là phước lành mà con có được. Con từ xa xin đảnh lễ thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-08-2020

Câu hỏi:

Kính bạch thầy!
Con có vài điều muốn hỏi, mong thầy hoan hỉ chỉ dạy:
Con đọc được là có 3 loại thiền cho từng căn cơ khác nhau:
- Tiểu thừa thiền: Tu ngũ đình tâm quán, tứ niệm xứ...
- Đại thừa thiền: Tu pháp giới quán, chỉ quán, duy thức quán...
- Tổ sư thiền: Tu tham công án thoại đầu phát khởi nghi tình từ nghi đến ngộ mà chẳng có năng quán sở quán.

Con được biết có 3 loại Thánh quả: Phật toàn giác, Phật độc giác, Thanh Văn giác. Vậy khi đức Phật thành đạo Ngài liền chứng ngộ Phật quả hay là 1 vị A-la-hán?
Nếu theo giải thích trên thì Đức Phật sẽ là 1 vị Thanh Văn giác phải không ạ? Nếu như ngày nay thì các thầy theo Phật giáo nguyên thủy chỉ có thể chứng đắc đến quả vị A-la-hán mà không thể đạt đến Phật quả. Còn các thầy tu theo Đại thừa thì khi giác ngộ các thầy liền chứng ngộ Phật quả luôn hay sao ạ? Ví dụ như 6 vị tổ sư thiền tông bên Trung quốc và các vị tổ khác, các Ngài đều đạt đến Phật quả luôn hay chỉ là các vị A-la-han thôi ạ?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-08-2020

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ thầy. Con xin hỏi: khi con chưa nghe thầy giảng con tu thiền "có phương pháp" và cũng có được sự an ổn trong lúc ngồi thiền. Nhưng theo lời dạy của thầy, như vậy tâm sẽ bị vướng mắc và mất đi sự nhạy bén của tánh thấy. Kính thưa thầy, nay con đã gần 70 tuổi, con rất cần sự an ổn, dù chỉ có trong lúc ngồi thiền. Xin thầy cho con biết những người tuổi 70 “tánh thấy" vẫn có sự nhạy bén bình thường, hay có sự suy giảm ạ? Con xin cảm ơn thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-07-2020

Câu hỏi:

Dạ bạch Sư cho con được hỏi
Con ngồi thả lỏng, chú tâm vào cảm giác ở bụng, một lúc thì có cảm giác một dao động bắt đầu nãy sinh (cảm giác như người ta đạp xe máy cho nó nổ vậy), sau đó phần trên cơ thể con bắt đầu dao động, lắc, con để ý quan sát thì nó vẫn lắc rất đều, càng buông lỏng thì biên độ lắc càng lớn, khởi ý dừng lại thì cảm thấy thân đứng yên, nhưng theo dõi hơi thở 1 chút thì vẫn lắc lại như cũ.
Mong Sư hướng dẫn giúp con.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-07-2020

Câu hỏi:

Dạ con kính thưa Thầy,
Con có nghe video ghi lại buổi Trà Đạo Bửu Long ngày 12.07.2020 (link Youtube: https://youtu.be/ulRBH34V4Zg), từ khoảng phút thứ 43:00 Thầy có giải đáp một câu hỏi về các trạng thái hỷ trong thiền định. Do trước đây khá lâu trong quá trình tu tập, con có trải nghiệm tương tự, nên từ đó đến nay con rất thắc mắc mong được hiểu rõ cơ chế của các trải nghiệm này ạ.

Con xin Thầy hoan hỷ giảng rõ hơn về hình và khí là gì và hoạt động như thế nào ạ? Có phải các trạng thái hỷ hay các ấn chứng trong thiền định được hình thành từ hình và khí không ạ?

Con xin thành kính tri ân và cúi đầu đảnh lễ Thầy ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »