Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 07-01-2013
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, cho con được hỏi về việc ngồi thiền ạ. Không hiểu sao con rất hay rơi vào hôn trầm trong lúc ngồi thiền. Con không thể bám vào đối tượng một cách liên tục. Con đã dùng các phương pháp mà không hiệu quả. Nhiều người nói con đếm hơi thở nhưng chỉ được một chút. Con cũng không biết có nên chọn một đối tượng chính không? Mong Thầy chỉ dạy cho con.
Ngày gửi: 19-12-2012
Câu hỏi:
Kính Thầy,<p>
Thầy ơi, con hay ngồi thiền lúc khuya khoảng 11g30. Đầu tiên con niệm Phật và thấy tâm mình rất bình an và không còn suy nghĩ lung tung. Khi tâm con định rồi thì con không niệm Phật nữa. Con ngồi và quán chiếu mọi thứ: tiếng nước chảy, tiếng chó sủa và tiếng xe giữa đêm khuya... Con chỉ nhận biết như thế thôi, rồi mọi chuyện trôi qua. Con thấy tâm bình an và nhẹ nhàng lắm. Con không cảm thấy buồn ngủ có khi ngồi đến 2giờ khuya nhưng vẫn tỉnh táo và khoẻ lắm.<p>
Nhưng có hôm con ngồi thiền khoảng 30 phút thôi. Con nằm xuống nhưng không ngủ được đến tận gần sáng. Con thấy người không mệt. Không biết con có điều chỉnh tâm đúng cách khi thiền không Thầy? Con có đọc sách nói rằng nếu thiền đúng cách ta không thấy buồn ngủ và có thể ngồi cả đêm. Thầy giúp con để con có thể học tập đúng cách.<p>
Con cám ơn Thầy!
Ngày gửi: 18-12-2012
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, trong lúc mình ngồi thiền thì phương pháp nào giúp cho mình không bị hôn trầm và phương pháp nào giúp cho mình định được nhanh hoặc tâm không bị động nhiều (thí dụ hay suy nghĩ chuyện khác làm mất đi cái định). Con cám ơn Thầy và luôn kính mong Thầy được mạnh khỏe để hướng dẫn Phật tử trên con đường tu tập.
Ngày gửi: 12-12-2012
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy. Con cố gắng tập quan sát, thấy trung thực mọi cảm giác của thân và tâm phát sinh lúc ngồi thiền, nhưng thực tập lâu như vậy con có cảm giác hơi mỏi mệt trong tinh thần vì trong tâm lúc nào cũng phải theo dõi, cũng phải ráng thức để nhìn trong chủ động, nên con không được nhẹ nhàng thanh thản trong đầu. Và khi con làm việc hay đang đọc sách chẳng hạn thì con không thể ở trong trạng thái quan sát với cái nhìn lặng lẽ được, mà lúc này tâm con hoàn toàn chạy theo, đặt vào nội dung của cuốn sách thì con đọc mới hiểu được. Nếu con biết con đang đọc sách thì con không hiểu được nội dung cuốn sách, còn con tập trung đọc hiểu nội dung thì con không nhớ là con đang đọc sách. Nên từ trước giờ con thấy mình chỉ tu được trong lúc ngồi thiền, thời gian còn lại con không biết phải dụng tâm làm sao cho đúng. Có phải chỉ có thời gian ngồi thiền hay đi thiền hành thì mới tu tập trọn vẹn được, còn khi đi làm việc thì sự hành trì sẽ bị giảm thiểu phải không Thầy?<p>
Con đã dụng tâm sai và hiểu sai chỗ nào, kính mong Thầy từ bi chỉ dạy. Con kính cảm ơn Thầy.
Ngày gửi: 12-12-2012
Câu hỏi:
Kính bạch Hòa thượng,<p>
1) Khi con ngồi tụng Kinh thì tâm con ít bị lao xao, lăng xăng, nhưng khi ngồi Thiền thì tâm không an, dẫn đến tác ý muốn đi lại, đứng dậy và làm gì đó. Trường hợp này kéo dài một thời gian, và con thay đổi suy nghĩ, thay vì ngồi một chỗ nhắm mắt trong trạng thái tâm cứ vọng động, thì con đi làm việc, làm bất cứ việc gì cũng được, và trọn vẹn trong việc ấy, lúc này con lại thấy ra nhiều điều trong khi làm việc. Việc mà con thấy trước tiên là, lúc ngồi thì thân bức rức khó chịu và tâm muốn đứng dậy. Nhưng khi con đứng dậy rồi thì thân không có biểu hiện gì mệt mỏi bệnh tật như lúc ngồi. Con chợt mỉm cười chính con.<p>
2) Thầy thường dạy: Sống tùy duyên thuận pháp, thế nhưng con vẫn thấy nhan nhản trong cuộc sống của con là những nghịch duyên, như bệnh tật, như sự liên hệ với những người Phật tử cứ luôn chồng chéo nhau.<p>
Con thật sự thấy rằng, để sống vô ngã vị tha là một điều không phải dễ dàng, đó là cả một quá trình "thấy" và "trải nghiệm" những nghịch cảnh, buồn, vui, được mất trong cuộc đời mà mãi con vẫn chưa làm được. <p>
Con đang học cách đối diện. Nhưng Thầy ơi, lúc học trên lý thuyết mà Thầy đã dạy thì con hiểu rõ ràng tường tận, nhưng đến khi "lâm sàng" thì va chạm quá nhiều, thương tích quá nhiều. <p>
Con hiểu đây là bài học để con trải nghiệm, và con cũng sẽ mãi học để thấy ra chính mình. Con thành kính đảnh lễ và xin tri ân Hòa thượng.<p>
Ngày gửi: 29-11-2012
Câu hỏi:
Bạch thầy!
Hỏi thầy mà sao con thấy hổ thẹn với thầy quá, xin thầy hoan hỉ!<p>
Con thực hành qua thời gian cũng khá lâu, mà trong con hình như tính sân si vẫn còn con chưa buông hết thầy ạ, con không biết mình bước đi như vậy có đúng không, con chỉ nghe pháp thoại và đọc sách hành theo chứ chẳng được người thầy nào hướng dẫn trực tiếp cả, xin thầy chỉ dẫn cho con ạ:<p>
- Mỗi lần gặp chuyện không hay đến trước tiên con cũng nổi nóng nói ra một câu bực tức sau đó mới thấy và dịu lại, hít thở quan sát bản thân điều tiết lại câu nói và cử chỉ.<p>
- Một việc nào đó đến như một lời nói hay hành động của người khác con thường im lặng nhưng trong ý thức con nhảy vọt đủ chiều hướng khi thì có ý tốt khi có ý xấu, con cũng lại chú tâm hơi thở nhìn quan sát nhưng phải một lát sau nó mới thực sự đi.<p>
- Lúc ngồi thiền cũng vậy: ban đầu con nhìn được hơi thở nhưng hình như còn có ý chủ động, và tiếp tục quan sát nhưng được vài ba phút rồi lại chìm theo những ý tưởng, một lát sau con quay về hơi thở và lại bị lôi đi... Con ngồi cỡ gần 1 tiếng người bắt đầu hồi hộp, khó chịu tâm không yên và thế là con đứng dậy. Trước đây, con ngồi rất thoải mái, có khi hơn hai tiếng mà không sao chỉ tê chân thôi, nhưng sao giờ con lại thấy mình đi xuống, <p>
Thầy ơi, xin chỉ thầy chỉ dạy cho con!
Con xin đảnh lễ thầy!
Ngày gửi: 11-11-2012
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, trước tới giờ con ngủ cũng ít khi bị nằm mơ này nọ, ngủ một giấc tới sáng, con cứ nghĩ là mình ngủ sâu, thế là tốt, nhưng giờ con mới nghe được 2 bạn cùng phòng nói con hay ngủ mớ, nói lảm nhảm tiếng gì không hiểu, không phải tiếng Việt, con cũng cảm thấy sờ sợ, không biết thần kinh con có vấn đề gì không nữa, giờ con phải làm sao cho hết bị như vậy, xin Thầy chỉ dạy cho con, con xin cám ơn Thầy!
Ngày gửi: 09-11-2012
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy!<p>
Con có nghe một bạn trong yoga nói rằng nếu một người bên yoga mà qua ngồi thiền chung với những người bên Phật giáo hay ngược lại, thì sóng tâm trí của họ sẽ bị ảnh hưởng. Con hay đi thiền tập thể bên yoga nay con không còn thiền theo câu chú nữa. Lúc thiền với mọi người con chỉ để tâm vào hơi thở và quán sát thôi, do sau mỗi buổi thiền thì các bạn thường chia sẻ những điều hay lẽ phải, nên con cũng thích tham gia. Nay con xin được hỏi Thầy, nếu con thiền theo Vipassanà, mà ngồi thiền chung với các bạn bên yoga có thật sự bị ảnh hưởng gì không, xin Thầy chỉ dạy cho con được rõ, con xin cám ơn Thầy nhiều!<p>
Ngày gửi: 31-08-2012
Câu hỏi:
Con kính bạch Thầy! Thầy cho con hỏi câu hỏi về thiền định ạ!<p>
Khi con ngồi thư giãn để tâm rỗng lặng thì thường đi tới một trạng thái yên bình vắng lặng, ở đó không gian vắng lặng và mênh mông, không gian này chỉ có con, không có bất cứ thứ gì khác, chỉ có một màu tối tối vừa phải. Ở đó con có cảm giác dễ chịu thoải mái và khỏe khoắn người rất nhanh. Con chỉ ngồi như vậy những ngày đi làm về mệt thôi!<p>
Vì con nghe Thầy giảng về thiền định rất đơn giản mà chẳng cần đề mục nào nên con thử. Thầy cho con hỏi như vậy có đúng không ạ? Và con nghe nói khi vào định thì không còn nghe thấy gì cả có đúng không thưa Thầy!<p>
Con xin đảnh lễ Thầy!<p>
Ngày gửi: 30-08-2012
Câu hỏi:
Kính thưa thầy,<p>
Con được biết Thầy qua trang web của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, con muốn tập thiền nhưng giờ dạy tại chùa con không tham gia được, con xin Thầy hướng dẫn cho con những nguyên tắc cơ bản để con có thể tự tập tại nhà.
Con cảm ơn Thầy rất nhiều.