Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 13-10-2015
Câu hỏi:
Thưa thầy, cho con hỏi.
Thời đại bây giờ áp lực công việc quá lớn, con thường đối mặt với deadline, con cũng đang tu thiền. Ví dụ nếu mình sống theo phong cách thiền từ từ, chậm chậm, chánh niệm, tùy duyên thì đôi khi trễ công việc. Còn nếu mình cố tập trung để hoàn thành công việc sớm nhất thì đôi khi mất chánh niệm. Ví dụ, Công ty cho mình một tuần để hoàn thành công việc đó, nếu mình sống thiền tùy duyên thì quá một tuần mình mới hoàn thành -> trễ deadline. Còn nếu mình cố gắng tập trung để hoàn thành công việc thì có thể minh hoàn thành trong thời gian sớm hơn, nhưng mất chánh niệm -> mệt mỏi, bực bội, ảnh hưởng đến những người xung quanh... <p>
Vậy trường hợp này con nên làm sao thầy. Nhờ thầy hướng dẫn cho con. Con cảm ơn thầy.
Ngày gửi: 12-10-2015
Câu hỏi:
Bach thay! Hien con dang hoc lop ngoai ngu English, con nho thay chi dum con Phuong phap, co the thuc tap thien trong khi hoc, con nam nay 57 tuoi hien dinh cu Australia. Con cam on thay.
Ngày gửi: 11-10-2015
Câu hỏi:
Thưa Thầy! Con muốn hỏi làm thế nào để ứng dụng thiền vào việc học để có thể có trí nhớ tốt hơn, tiếp thu bài nhanh hơn.
Con xin cám ơn Thầy.
Ngày gửi: 10-10-2015
Câu hỏi:
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. <p>
Kính bạch Thầy, con kính chúc Thầy thân tâm thường an lạc. Kính mong Thầy hoan hỷ hứa khả chỉ dạy thêm cho chúng con, con xin tri ân Thầy! <p>
Thưa Thầy, nếu nói ra thì đã xa ý của Thầy, Tổ... huống chi lặp lại thì đã là quá khứ và đã dính đầy bụi rồi. Nhưng con xin kể rõ để Thầy có thể chia sẽ với con. Hôm rồi con đọc 1 đoạn kinh, có lẽ tâm con thanh tịnh nên chợt hiểu ra chính mình không từ đâu đến cũng không đi về đâu, giáo pháp của Phật như ánh mặt trời chiếu sáng tận hang cùng ngõ ngách không cao, không thấp, rất bình đẳng... chỉ có sai biệt là do người có sai biệt. Con chợt hiểu nguyên lý vận hành của các pháp và trong con như bừng sáng lên, cái gì đó là con nhưng lớn hơn con, con chợt bật khóc như mình vừa gặp lại chính mình. Con loay hoay, người cứ lâng lâng niềm hỷ lạc. <p>
Con bắt đầu ngồi lại soi sáng chính mình, khi tâm im lặng con bắt đầu nhìn rõ trong khi mình vẫn biết (tức là không mê hay ngủ gật) mắt thấy, tai vẫn nghe nhưng con không quan tâm đến tiếng ồn ào đó là gì mà chỉ nghe là nghe, tiếng mưa là mưa... Con cảm nhận sự thở ra vào rất tự nhiên, như là cơ thể của con việc ai nấy làm con chỉ là người nhìn và biết nó thôi. Tâm con bắt đầu trải rộng ra, một trạng thái rất an lạc... và con cứ để nó đến tự nhiên như nó đang là, con chỉ biết nó là vậy. Trạng thái này cứ lặp đi lặp lại khi con ngồi thiền, vì trước khi con ngồi con nghĩ đến câu của Lục Tổ "xưa nay không một vật, chỗ nào dính bụi dơ" thì tâm con tự an cho đến khi xả thiền, trong lúc đó đôi khi vọng tưởng có khởi lên nhưng chỉ thoáng qua là mất, rất an lạc. <p>
Xin thầy chỉ dạy cho con, con phải làm gì? Đó có đúng pháp không thưa Thầy? Người ta nói tu thiền dễ bị điên, nhưng con còn biết rõ ràng. Xin Thầy hoan hỷ chỉ dạy, con xin cám ơn Thầy!
Ngày gửi: 04-10-2015
Câu hỏi:
Kính bạch sư, cho con hỏi là con muốn tập ngồi thiền và tìm hiểu về thiền thì con phải học ở trường nào vậy sư vì con chưa biết gì về thiền cả. Kính mong sư chỉ giúp con với ạ. Kính tri ân sư.
Ngày gửi: 27-09-2015
Câu hỏi:
Thầy kính mến! <p>
Bài học "ngồi im" ghê gớm và mầu nhiệm quá thầy ạ! Ngồi im giúp cho ta học được khả năng kham nhẫn và nhìn thấy những nội kết nổi lên trong tâm. Chính khi ta "ngồi im" không can thiệp vào việc của người khác thì người khác mới có thể thực hiện được những công việc của riêng họ, mới trải nghiệm được những khó khăn thậm chí khổ đau để học được những kinh nghiệm tiến hóa quan trọng, để biết cảm thông với những công việc người khác, để biết trân trọng những hành động giúp đỡ của người khác cho mình. Nếu mình không chịu "ngồi im" thì mình phải trả giá vì dám "thọc gậy bánh xe pháp" phải không ạ? Ôi bài học "ngồi im" thật ghê gớm, đâu phải cứ lăng xăng giúp đỡ người này, làm hộ người kia thì mới là giúp đỡ họ đâu! <p>
Thưa thầy, thầy cố gắng giữ gìn sức khỏe, nguyện cầu thầy luôn đầy đủ sức khỏe, nhiều thiện duyên tu tập và có thật nhiều chúng sinh đã ít bụi trong mắt được gặp thầy để được thầy chỉ ra con đường đúng tốt không còn tạo tác luân hồi nữa ạ!
Ngày gửi: 27-09-2015
Câu hỏi:
Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật. <p>
Kính thưa Thầy! <p>
Con đã được nghe, đọc bài giảng của Thầy và thực hành Thiền. Trong những lúc thân tâm yên lặng ngồi thiền, con tự thấy thân mình to lớn dần dần và hòa nhập vào trạng thái trỗng rỗng và rộng lớn mênh mông nhưng thời gian chỉ được 30 phút. Những hôm sau nếu có tâm muốn được cảm giác đó nữa thì lại không được. Chỉ khi nào yên lặng mới có được trạng thái đó. Con không rõ đó có phải ngũ ấm ma hay như thế nào. Kính mong thầy từ bi chỉ dạy cho con. Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Ngày gửi: 17-09-2015
Câu hỏi:
- Thưa thầy khi đi Thiền hành thì vừa chú ý đến bước chân vừa chú ý đến hơi thở và còn có thể kết hợp đếm bước chân với chiều dài mỗi hơi thở vào hoặc thở ra phải không ạ? Trước con có xem bài giảng chỉ chú ý vào hơi thở khi ngồi thiền còn khi không ngồi thiền thì phải buông không chú ý vào hơi thở mà chỉ chú ý vào việc đang làm. Như vậy có gì mâu thuẫn khi đi Thiền hành không ạ? <p>
- Con mới tập ngồi thiền quán niệm hơi thở trước giờ đi ngủ nhưng không biết nên thực tập như thế nào ạ? <p>
- 16 Phép quán niệm hơi thở nên tập lần lượt trong một buổi ngồi thiền, hay nên chia ra trong vài tháng đầu niệm 4 hơi thở về thân thuần thục rồi mới chuyển sang 4 hơi thở kế tiếp ạ?<p>
- Không tập quán sổ tức(đếm hơi thở) mà tập luôn bốn đề mục niệm thân có được không ạ? <p>
- Khi con ngồi niệm thân vào buổi đêm thì nhà bên bật nhạc khiến con cảm thấy khó chịu. Khi đó mình chú ý ghi nhận có âm thanh rồi trở về với hơi thở mà không chú ý đến âm thanh nữa, hay vừa chú ý đến âm thanh vừa chú ý đến hơi thở ạ, hay chú ý đến âm thanh khi nào âm thanh tắt thì mới trở về với hơi thở ạ. Khi cảm thọ khó chịu khởi lên thì con phải chuyển sang niệm thọ, ghi nhận cảm thọ khó chịu đó hay là phải chú ý ghi nhận cả âm thanh, cả hơi thở, cả cảm thọ khó chịu ạ?<p>
- Con mới học về thiền nhưng chưa rõ lắm, những hiện tượng lạ khi ngồi thiền có phải là sơ tướng,tợ tướng hay quang tướng không ạ? có đồng với 50 ngũ ấm ma không ạ? <p>
- Trong "chỉ" có "quán", trong "quán" có "chỉ" dùng để chỉ thiền hữu sắc còn "chỉ" mà không "quán" dùng để chỉ "định vô tưởng" dụ cho bốn thiền vô sắc phải không ạ?<p>
- Theo lộ trình giải thoát thì đến tứ thiền rồi đắc tam minh như Phật dạy, nhưng con đọc trong mấy cuốn sách lại thấy tu bốn thiền hữu sắc xong rồi đến bốn thiền vô sắc, cuối cùng là đến Diệt thọ tưởng định rồi mới giải thoát. Như vậy có gì mâu thuẫn không ạ? <p>
Con mới học về thiền nên nhiều điều con chưa hiểu, nhất là những từ ngữ chuyên môn nên mong thầy giải đáp cặn kẽ để con và nhiều bạn được dễ hiểu ạ! <p>
Con cảm ơn thầy, con kính chúc thầy luôn dồi dào sức khỏe ạ!
Ngày gửi: 23-08-2015
Câu hỏi:
Con kính đảnh lễ Thầy. <p>
Trước kia ít lâu con không vào xem được câu trả lời của Thầy nên con cũng ít vào mục hỏi đáp chỉ đọc lại sách của Thầy. Lần hồi con cũng quên đi và cũng có vài thay đổi. Hôm nay con xin trình Pháp với Thầy. <p>
Con rất thích đọc sách và tình cờ đọc được quyển nói về Thiền Định (Chánh Định). Trong ký ức con lại khơi lên những trải nghiệm khi sống có Thiền Định với sự chỉ dạy của Ngài HT. Đương nhiên con không còn sống với trạng thái ấy được nữa nhưng nó như một dấu ấn trong tâm không quên được. và con bắt đầu tu tập Thiền Định lại. Nhưng hoàn cảnh của con không cho phép và sự cố gắng của con thật sự đã đem lại nhiều phiền não. Con bắt đầu thấy buồn như ngày xưa con thường bị vì thấy mình đã vướng vào vòng tục lụy nhiều phiền phức gian truân và thoáng bị mặc cảm như người có tội khi không tròn lời hứa năm xưa với Thầy Tổ. Từ khi gặp lại Thầy con tưởng đã giải tỏa được nổi niềm sâu kín này nhưng thật sự con còn yếu ớt quá. Rồi con lại bỏ hết không cố gắng hành Thiền nữa chỉ trở lại xem Thân Tâm mình và không xua đuổi nỗi buồn riêng này. Lạ thay con điềm tĩnh trở lại và làm tròn bổn phận một cách vui vẻ, không chán nản hay muốn trốn tránh nữa. Cái Tâm thật vô thường và chỉ cần định hướng sai 1 chút là rơi vào vòng luẩn quẩn mịt mù. Con thật vui khi mỗi lần thấy ra "Tùy duyên thuận Pháp, vô ngã vị tha" là cách sống sáng suốt và an lành nhất. Không mong cầu chờ đợi hay tạo tác gì cả, cứ tự nhiên mà sống trong sự biết mình trọn vẹn là đủ rồi. <p>
Bây giờ con đã tìm được trang Web khác để xem được câu trả lời của Thầy tuy rằng đôi khi cũng bị trục trặc nhưng con thấy vẫn phải cần thiết để xem mục hỏi đáp mà nhắc nhở và sách tấn cho chính mình.
Con kính thăm sức khỏe Thầy.
Đệ tử TN.
Ngày gửi: 28-07-2015
Câu hỏi:
Thưa thầy con có một số câu hỏi con mong được thầy giải đáp ạ: <p>
1) Những bất công trong xã hội được giải thích là do luật nhân quả công bằng, vậy những người đấu tranh chống lại những bất công đó có phải làm trái luật nhân quả không ạ? <p>
2) Phước có thể bù trừ cho tội được không ạ? <p>
3) Người âm thuộc cảnh giới nào trong lục đạo ạ? Người âm cũng mang ngũ uẩn như con người phải không ạ?<p>
4) Thần thức nhập thai mẹ mới tạo nên sự sống, vậy thần thức là gì có liên hệ thế nào đến ngũ uẩn ạ?<p>
5) Khi ngồi thiền thì chú tâm đến hơi thở, còn khi làm việc gì thì mình không chú tâm đến hơi thở nữa mà chỉ chú tâm đến việc mình đang làm phải không ạ? hay là phải kết hợp cả hơi thở với việc mình đang làm ạ?<p>
Con cảm ơn thầy!