Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 03-03-2015
Câu hỏi:
Dạ kính thưa Thầy. Ý con là tánh biết luôn luôn biết khi tâm phóng dật hay tạo tác 1 điều gì đó theo ý đồ của bản ngã thì tánh biết luôn luôn nhận thức được điều đó 1 cách tự nhiên con không hề chế ngự gì hết con vẫn để tánh biết trong sáng để nhìn thấy các pháp sanh lên và diệt. Khi nào tâm không con phóng dật hay lăng xăng tạo tác nữa thì con lại trở về với thân hành. Con nghĩ cũng nhờ quan sát tâm như vậy thì con mới thấy được sự tham ái và tất cả những phiền não phát sanh, nhờ tất cả tham ái và những phiền não phát sanh thì mới phát huy dần dần tánh biết bén nhạy hơn và trong sáng hơn. Khi thân bệnh thì con nhận thấy tâm con cũng dần dần đỡ lo sợ hơn lúc trước rất nhiều. Khi tiếp xúc với những âm thanh không vừa ý thì con cũng bớt sân nhiều hơn. Mọi thứ, con vẫn để tất cả các pháp sanh và diệt tự nhiên con chỉ nhìn các pháp đang vận hành mà thôi con không can thiệp gì hết.
Ngày gửi: 23-02-2015
Câu hỏi:
Đầu năm mới con kính chúc Thầy cùng quý sư ở Tổ đình Bửu Long được nhiều sức khoẻ. <p>
Kính thưa Thầy, trong lúc ngồi thiền nếu con có ý ngưng suy nghĩ thì liền vắng lặng ngay. Thầy cho con biết cái ý ngưng suy nghĩ đó là ngã hay tuệ? Trong khi vắng lặng con biết là vắng lặng, biết luôn những gì xảy đến và biết cả con đang ngồi. Con có ý buông mà cứ mãi biết hoài, như vậy có sai không, xin Thầy chỉ dẫn cho con. Con cám ơn Thầy.
Ngày gửi: 23-02-2015
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy hoan hỉ cho con được phép hỏi 2 câu hỏi: <p>
1- Khi con ngồi thiền hết hình ảnh này hiện ra rồi đến hình ảnh khác hiện ra con vẫn thấy rõ những hình ảnh hiện ra như vậy có sao không thưa Thầy? Khi con ngồi thiền thì tâm con vẫn còn lăng xăng tạo tác rất nhiều tâm chưa được định lại hết tạo tác việc này đến việc khác, con cũng kết hợp với niệm Phật thì tâm trụ lại được 1 chút rồi lại tiếp tục lăng xăng tạo tác nữa con vẫn thấy và biết như vậy. Như vậy con cứ tự nhiên xem nó thôi phải không Thầy hay con phải làm gì khác để tâm được trụ lại mong Thầy chỉ giúp con. <p>
2- Con hay bị choáng váng, xây xẩm và nặng đầu, Thầy có phương pháp nào để điều trị bệnh này không thưa Thầy? Buổi sáng thì con đỡ nhưng đến buổi chiều là con bị. Con xin cám ơn Thầy.
Ngày gửi: 20-02-2015
Câu hỏi:
Kính thưa thầy, đã từ lâu rồi con nghĩ muốn giải thoát thì phải rời đi tất cả những gì ràng buộc, mà nếu đi chùa hay gia nhập vào một môn phái nào thì cũng phải bị buộc nhiều thứ quá. và đây là lần đầu tiên con nghe được bài giảng của thầy, con rất hợp với pháp thiền của thầy. <p>
Sau đây con có một câu hỏi xin thầy hoan hỷ giải đáp cho con. Khi ngồi thiền mà có vọng tâm là con liền biết, lúc đó là hết vọng và trở về trạng thái trống không. Ở trạng thái này thì con nghe có tiếng o o giống như là âm vang của hư không vậy. Dạ thưa thầy, như vậy là có sao không? Xin thầy hoan hỷ chỉ giúp con.
Ngày gửi: 15-02-2015
Câu hỏi:
Con xin đảnh lễ thầy! <p>
Bạn con thực hành thiền khí công - động công và tĩnh công - sau này là niệm Phật đến nay được 3 năm. Năng lượng càng ngày càng nhiều, có thể chữa bệnh bằng huyệt. Đỉnh đầu bạn ấy lúc này nóng ấm thường xuyên, có hơi vào ra lăn tăn rõ ràng. <p>
Thời gian khoảng vài tháng nay, bạn ấy nghe earphone niệm chú Om mani padme hum lúc ngủ, khi nghe câu niệm thì tự động âm thanh chỉ nghe trên đỉnh đầu.<p>
Hôm nay, tự nhiên thức dậy, bạn ấy nghe có một luồng khí chạy lên đầu rất mạnh như sóng ngầm đỗ về. Càng lúc càng dữ dội, diễn ra rất nhanh mà không thể kiềm chế lại được.<p>
Một loạt các tiếng nổ dữ dội kéo dài khoảng vài chục giây mà tai không nghe gì, chỉ nghe bên trong đầu thôi. Sọ não cảm giác như muốn vỡ ra... <p>
Xin Thầy giải thích giúp con các hiện thượng xảy ra như thế có nguy hiểm không hay chỉ là ảo giác do “tưởng“ thôi?
Con xin cám ơn Thầy!
Ngày gửi: 07-02-2015
Câu hỏi:
Con đảnh lễ thầy! <p>
Thưa thầy, con ngồi thiền bán già. Một chân dần dần bị tê dại, khi xả thiền phải nắn bóp mới đi lại được. Nhưng điều con muốn hỏi là khi con bắt đầu thấy trí lắng xuống, niệm dừng, quán vào cái chân tê dại thì thấy hơi thở biến mất. Thấy cái gì đó tịch tịnh, khó diễn tả. Chỉ đến đó là con dừng lại. Con suy luận đó như việc chứng nghiệm về sự chết của cái chân và tiến xa hơn là thân xác mình. <p>
Hiện tại con chưa dám tiến sâu hơn về trải nghiệm đó. <p>
Con mong thầy khai tỏ cho con thắc mắc này. Nếu ngồi được kiết già thì chân có bị tê dại khi ngồi lâu không? Nếu ngồi rất lâu và quan sát cái đó có lạc vào đâu không? <p>
Con cám ơn thầy, chúc thầy an lạc!
Ngày gửi: 18-01-2015
Câu hỏi:
Xin Sư chỉ dạy thêm cho con ạ. <p>
Hôm trước vì rất mệt mỏi nhưng thay vì nằm nghỉ ngơi như mọi khi thì con tọa thiền. Con không đi theo từng bước như một số phương pháp hành Tứ Niệm Xứ về quán thân, mà chỉ theo dõi, quan sát, nhận biết cái mệt mỏi ở toàn thân. Một lúc sau cơ thể được thư giãn, vùng ấn đường thấy tức nhẹ rồi phát sáng rất rực rỡ, càng sáng bao nhiêu thì mệt mỏi bị xua đi bấy nhiêu (con nhắm mắt). Do đã có kinh nghiệm một vài lần nên con không đi theo ánh sáng nữa mà chỉ nhận biết ánh sáng và trạng thái thư giãn của thân tâm. Người rất khỏe liền đi chơi thể thao và thấy mình hoạt động được với cường độ cao hơn bình thường. Chưa chắc những gì được cho là khỏe hơn, thư giãn hơn cả về thân và tâm đã là tốt, là đi đúng đường nên con xin được sự chỉ bảo của Sư cho sự thực tập của con được sáng tỏ hơn. Xin luôn thận trọng - chú tâm - quan sát cúng dường lên Sư!
Ngày gửi: 11-01-2015
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, má của con muốn xin trình pháp với Thầy qua những trải nghiệm của má con thấy là: <p>
Lúc mới vô ngồi thiên thì tâm của má con rất yên lặng không bị phóng dật, chỉ nhận biết hơi thở ra vô. Sau một khoảng hơi lâu thì má của con thấy cái khổ nhức mỏi như tê chân, cứng cổ, rồi đau bụng, thấy những mạch máu 1 bên tim bị nghẹt, khoảng 1 lúc thì tự động những mạch máu 1 bên tim nó thông dần dần. Có những lúc khổ quá má của con phải xả. Khi xả ra thì bình thường trở lại. Có những lúc thì má con thấy khổ quá rồi cũng tự nhiên hết khổ mà không cần xả. Vì má của con có bệnh tim hơn 10 năm nay rồi. Những lúc hoạt động thì má con nhận thức cái tâm thọ nóng, thọ lạnh, có lúc thấy mệt, thấy khỏe, thấy vui, thấy buôn... <p>
Bạch Thầy, như vậy má con hành đúng hay sai? Vì má con ít biết trình pháp, má con già rồi nên những gì má con thấy được nhờ con viết để gửi cho Thầy. Có những lúc có người đến chơi má con tiếp xúc 1 lúc thì thấy đầu căng thẳng và lên huyết áp như vậy là sao má con không hiểu. Kính mong thầy hướng dẫn để má con được thực hành tốt hơn. Con xin cám ơn Thầy.
Ngày gửi: 10-01-2015
Câu hỏi:
Con chào SƯ. <p>
1) Mẹ con quy y cho con (và gia đình) cách đây 4 năm, con không được dự buổi quy y của bổn sư, nhưng may mắn cách đây 2 năm con đã có duyên với Phật pháp, đã tìm hiểu và thực hành theo lời Phật dạy. Bố mẹ con tu theo Tịnh Độ tông nhưng riêng con, con cảm thấy pháp môn này đè nén tâm chứ không phải là biết và buông xả ra, con thấy bố mẹ con mỗi khi tức giận thì niệm A DI ĐÀ PHẬT nhưng con cảm thấy bố mẹ con đang đè nén chúng. <p>
Thật hữu duyên hơn nữa con tìm hiểu và được biết các kinh đại thừa do các tổ chế ra để hợp căn cơ mọi người (con cũng không chê bai hay phân biệt gì cả). Con tìm và biết đến Phật pháp nguyên thủy. Con thấy những giáo lý và đặc biệt là thiền rất hữu ích cho con và thay đổi các tư tưởng của con theo hướng tích cực. Con thấy lỗi của con nhiều hơn, con hay nhìn vào mình hơn là người khác và con biết chúng rồi buông chúng dần dần, cũng dần tu tập. <p>
Con giờ có ý định nói cho bố mẹ con biết về sự thật các kinh, và khuyên bố mẹ biết nguyên thủy, nhưng con sợ niềm tin (tín nguyện hạnh trong kinh Vô Lượng Thọ) của bố mẹ con lung lay, rồi sinh ra những cái tiêu cực, nhưng con rất muốn nói, vậy mong SƯ cho con lời khuyên để con có thể tâm sự với bố mẹ con ạ. ,p>
2) Như SƯ nói: thận trọng - chú tâm - quan sát mọi sự vật hiện tượng đến với mình, khi thực hành con cố gắng hành động chậm lại rồi con thận trọng, chú tâm vào đó. Nhưng khi quan sát nó con lại suy nghĩ thêm các niệm khác (ví dụ con quan sát cái bút thì con lại suy nghĩ bút này hãng nào viết đẹp không...), như thế con đã sai đúng không sư? Xin sư hoan hỷ chỉ cho con thêm một chút về điều thận trọng, chút tâm và quan sát? <p>
3) Trong lúc ngồi thiền, con ngồi một hồi lâu, con thấy cảm giác đau, tâm con liền đến đó và quan sát nó và ghi nhận đau đau... Vậy con ghi nhận nó xong con quay lại với hơi thở, hay con quan sát cái đau khi nào hết mới quay lại hơi thở, hay là cái nào nổi trội nhất thì tâm tự dưng đến và xem nó là đề mục quan sát và ghi nhận? <p>
Kính mong SƯ hoan hỷ chỉ dạy, con kính đảnh lễ SƯ. Sadhu sadhu!
Ngày gửi: 09-01-2015
Câu hỏi:
Thành Kính đảnh lễ Hòa Thượng,
Con mới được nghe bài pháp đầu tiên của khóa giảng 4. Bài giảng đó soi sáng thật nhiều khúc mắc của con. Thật là kỳ diệu khi các câu hỏi của quý đạo hữu sau đó nói lên đúng những chỗ con cần soi sáng. Có lẽ con phải chép lại nguyên bài đó xuống mất. (nhưng trong lời giảng của Thầy thì nói đó là bài hai, cũng không sao ạ!)
Con thành kính nhớ ơn Thầy.
Con xin phép được góp ý với đạo hữu đặt câu hỏi ngày 8-1-2015 liên quan tớì cách hành thiền của ngài Mahasi. Con được học qua ngài Kim Triệu và theo con hiểu thì việc niệm, nghe nghe nghe, nghĩ nghĩ nghĩ, chán chán chán, buồn buồn buồn... chẳng qua chúng con vì sơ cơ nên phải có một cây gậy để chống đỡ trước khi tự bước đi được. Cho đến khi khỏe và lớn rồi thì cậy gậy đó không cần thiết nữa, cũng như trẻ em mới tập xe thì phải có cái bánh thứ ba cho đến khi thành thạo rồi có thể làm xiệc trên xe đạp được, lúc đó có lẽ xe 1 bánh cũng đi được. Cũng như những lúc con chưa quen niệm, con đếm hơi thở, thấy hiệu nghiệm; ít lâu sau thì bỏ đi.
Vài hàng thô thiển kính xin Hòa Thượng chỉ dạy và cũng xin quý đạo hữu bỏ lỗi cho tôi nhiều lời nói vượt lớp.