Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 31-03-2016
Câu hỏi:
Thưa thầy, cách hành thiền của con trong các thư trước đã hỏi thầy và thầy có chỉ dạy cách thiền như vậy là nghiêng về định rồi, mấy hôm nay con buông xả hết, không quan sát hơi thở gì cả, không nỗ lực gì cả, chỉ ngồi tự nhiên, bình thản. Quá trình đó con có thể diễn tả qua 2 chữ: BUÔNG và CẢM NHẬN (hơi thở, tiếng động...). Không biết theo hướng như vậy đã đúng chưa thầy? Con chúc thầy sức khỏe, an vui.
Ngày gửi: 29-03-2016
Câu hỏi:
Thầy cho con hỏi ở Trung tâm Hộ Tông Thầy có dạy thiền vipassana không, con muốn tham gia khóa thiền 7 ngày. Nếu có, thầy cho con thông tin liên lạc. Nếu không có, thầy có biết nơi nào dạy thiền tốt nhờ thầy chỉ giúp con, con xin cám ơn thầy.
Ngày gửi: 27-03-2016
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy hôm nay con lại thấy được pháp và cùng muốn chia sẻ với các bạn đạo hữu đang tiến hành thiền vipassana như sau: có những lúc phiền não luôn luôn khởi sanh lặp đi lặp lại rất nhiều lần thì các bạn đừng nản chí vì đây là 1 sự lợi ích rất tốt để chúng ta thấy rõ được thực tánh của pháp. Vi dụ, khi phiền não khởi sanh lần thứ nhất, chúng ta nhận biết thì nó diệt ngày lúc đó, nhưng qua 1 thời gian nó lại sanh lại, đôi lúc chúng ta không đủ kiên nhẫn rồi sanh lên tâm bực bội, chúng ta đặt cầu hỏi tại sao nó cứ sanh lên hoài như vậy? Đó là nó đang giúp chúng ta thấy rõ về tướng dụng của nó. Sanh 1 lần không rõ, lần 2,3,4.. thì mọi thứ sẽ càng ngày càng rõ ràng hơn thì tánh biết sẽ sáng hơn. Các bạn nhớ kiến nhẫn nhìn nó tự nhiên thôi đừng nóng vội thì các bạn sẽ thấu hiểu được "phiền não tức là bồ đề". Các bạn cứ xem đây là cuộc chơi đừng có căng thẳng và muốn biết tại sao vì sao, cứ nhìn nó đi rồi sẽ thấy rất thú vị mà pháp đã mang lại cho chúng ta. Con xin cảm ơn Thầy cho con được chia sẻ chút ít trải nghiệm mà con đã thấy ra cho các bạn cùng tu tập.
Ngày gửi: 26-03-2016
Câu hỏi:
Kính bạch Thầy. Cho con hỏi. <p>
Pháp lạy Phật Sám hối có hỗ trợ gì cho việc thực hành Thiền quán không thưa Thầy? <p>
Có pháp nào giúp gia tăng Định lực, Niệm lực và giúp cho khả năng quan sát Tâm được mạnh hơn và nhạy bén hơn không thưa Thầy?
Con xin cảm ơn Thầy.
Ngày gửi: 22-03-2016
Câu hỏi:
Kính chào thầy,
Mỗi khi ngồi thiền hay nằm xuống là trán và hai thái dương nặng trĩu và căng thằng. Con biết rằng mình phải buông xả (relax). Mỗi khi thiền thì con sợ sự căng thẳng này và sự nặng nề này theo con suốt ngày, như thể một tắm màn căng thẳng bao trùm lên trán con. Con đã làm gì không đúng? Việc này có bình thường không thầy? Con đã bị vài tháng nay. Mong thầy hoan hỉ giải thích giúp con. Chúc thầy sức khỏe.
Ngày gửi: 09-03-2016
Câu hỏi:
Trưa nay, con ngồi thiền, để tâm rỗng lặng quan sát sự thở, quan sát cảm giác toàn thân, khoảng 1h sau do tê chân nên con nằm xuống, tâm vẫn thư giãn buông xả để biết sự thở ra vào nhẹ nhàng, thân nằm bất động, khoảng 10 phút thì cảm giác như sau xảy ra: Toàn thân rùng rùng dễ chịu, 2 lỗ tai nghe gió ù ù và có cảm giác như chiếc quạt máy hay một cơn lốc nhỏ đang thổi vào tai, toàn thân cảm giác bốc lên khoảng gang tay (lúc này con vừa cảm nhận trạng thái đó vừa theo ghi nhận sự thở), khoảng chừng 1 phút là nó hết. Mong Thầy chỉ giúp con một vài thắc mắc sau: <p>
1. Đấy có phải là Hỷ trên thân không, Hỷ này do Thiền định mang đến hay do tâm trạng thư giãn, buông xả của Thiền tuệ mang đến. <p>
2. Để tránh bị kẹt vào cảm giác Hỷ thì khi ở trong trạng thái đó con ghi nhận nó và tiếp tục quan sát sự thở đến khi nó qua đi. <p>
3. Cảm giác tương tự như thế con đã trải nghiệm được 3 lần trong 5 tháng ngồi thiền (con mới nghiên cứu và học Phật, ngồi thiền được khoảng 7 tháng) nhưng đều trong lúc nằm xuống thư giãn buông xả, mặc dù các lần đều khác cấp độ, thời gian nhưng cơ bản hiện tượng là giống nhau. Vậy, làm thế nào để cảm giác này xảy đến trong lúc ngồi, điều này có quan trọng lắm không thầy (mục đích của con là để "quán thọ" mà thôi.) <p>
Trên đây là một vài ý chia sẻ của con mong Thầy chỉ bày (con ở ngoài Quảng Trị, trong năm nay không biết thầy có ra Huế hoặc QT không cho con biết với để con đến đảnh lễ thầy).
Ngày gửi: 06-03-2016
Câu hỏi:
Kinh thua thay! Thay cho phep con duoc hoi: <p>
1) Khi moi hoc ung dung thien nhu cach thay chi day con thay an lac nhe nhang, con thay ro cac niem khoi, khong theo no, nhu noi oan han chong da phu bac con ngay xua, gap duyen no khoi, con nhin no mim cuoi, nhung no lai den trong giac mo, con di danh ghen thay a. Nhu vay co phai con đã dồn nén no khong? <p>
2) Khi con ngoi thien than con hoan toan thu gian, tam con buong xa, chi la su tho ma thoi. Con thay ro tam rong lang trong sang, trong hien tai, nhung 1 luc sau trong tam con lai nhac lai loi day cua thay "ngay day bay gio, trong sang rong lang"... co phai do truoc day con tu theo thien dinh? Hay con bi ket cho nao, kinh mong thay khai thi cho con. Kinh chuc thay nhieu suc khoe.
Ngày gửi: 03-03-2016
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy. Con rất quan tâm đến các khóa thiền Minh Sát 10 ngày được các chùa, tịnh xá tổ chức. Nhưng vì không thu xếp được thời gian để tham gia và địa điểm tổ chức ở rất xa nơi con ở. Con muốn biết việc tự tu tập tại nhà vào những thời gian rảnh mà không có sự hướng dẫn một vị thiền sư liệu có nên làm hay không? Việc tu tập thiền tại nhà của con không tuân thủ theo đầy đủ như nội quy như ở một khóa thiền tại chùa đề ra (như thiền 10 tiếng, ăn 1 bữa...) thì có thể đem lại được một chút lợi ích nào cho người thực hành hay hoàn toàn vô nghĩa? <p>
Con xin chân thành lắng nghe những lời dạy bảo từ Thầy. Chúc Thầy luôn gặp nhiều sức khỏe.
Ngày gửi: 18-02-2016
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, con hiểu như vậy không biết có sai không. Khi chúng ta hành thiền mục đích là để thấy ra sự thật, thấy được tất cả các pháp đang vận hành ngay nơi thân tâm cảnh này là chính yếu. Chúng con phải thấy rõ thể tướng dụng của các pháp mới là sự thật và rõ ràng hơn. Muốn thấy rõ thì cần phải trải nghiệm mỗi ngày không nên lơ là thất niệm. Con thấy nếu thông qua lý thuyết mà hiểu ra thì đó chưa thật sự thấy rõ hết thể tướng dụng của pháp, mà sự thấy ấy vẫn còn ở khái niệm tục đế. Qua nhiều trải nghiệm con mới thấu hiểu được lời Thầy chỉ dạy. Pháp Thầy dạy nói khó thì không khó nói dễ thì không dễ. Khó là đối với ai luôn luôn tìm tòi trên lý thuyết, dễ thì đối với ai thường trải nghiệm ngay trên thân thọ tâm pháp mà thấy ra thì sẽ hiểu được ý của Thầy dạy bảo. Con nói thật con không có nghiên cứu gì về lý thuyết cả con chỉ nghe vài bài pháp thoại của Thầy, nắm được nguyên lý căn bản mà Thầy dạy thì con chỉ thực hành ngay nơi thân thọ tâm pháp này rồi con khám phá ra từ từ bản thân rồi rút ra những bài học giác ngộ cho mình. Từ đó con hiểu ra dần dần đâu là ảo đâu là sự thật. Khi sống với cái ảo thì mình sẽ như thế nào? Và khi sống với sự thật thì mình như thế nào? Và con cũng tìm ra được nguyên nhân gây ra đau khổ là gì? Thì con thấy ra rất nhiều cái nguyên nhân dẫn tới đau khổ đó là mình luôn luôn muốn hoàn hảo theo ý mình không được cũng khổ, muốn loại bỏ cái mình không vừa lòng cũng khổ, tham quá cũng khổ, sân quá cũng khổ, cầu không được cũng khổ,.... tất cả những cái khổ này con đều khám phá ngay tại thân tâm con vì nó thường khởi sanh, nhờ thế mà con mới hiểu ra sự thật ấy, càng thấy ra pháp thì con càng vui trong kiếp sống này vì ít nhiều con cũng thấy được 1 lần sự thật. Thầy ơi! Không có niềm vui nào bằng niêm vui mà mình tự khám phá ra những sự thật phải không Thầy? Pháp luôn luôn giúp đỡ chúng sanh khám phá ra chính mình. Con thực hành theo lời Thầy dạy cũng được 2 năm con thấy con đường giác ngộ thật sự không dễ chút nào đôi lúc con cũng té ngã rất nhiều lần, nhiều lúc cũng muốn bỏ cuộc nhưng con lại tự nhắc nhở mình không nên nản lòng như thế rồi con cũng tự đứng lên và đi tiếp bằng đôi chân của mình, rồi mỗi khi thấy pháp thì niềm vui lại trổi dậy tiếp sức cho con trên con đường tu tập. Mỗi lần buồn con lại nhìn hình bóng của Thầy cũng là động lực cho con trên con đường tu tập. Một lần nữa con xin cám ơn Thầy rất nhiều nhờ có Thầy mà con đã tìm thấy con đường đi của con ngay trong kiếp hiện tại này.
Ngày gửi: 15-02-2016
Câu hỏi:
Kính thưa Bạch thầy từ bi, <p>
Con có một vấn đề trong cuộc sống xin thầy giúp con soi sáng con đường con đi. Con tuổi Dần còn bạn gái con tuổi Thân. Chúng con không hạp tuổi nên gia đình bạn con bắt chúng con phải xa nhau. Con tu thiền hơn một năm nay rồi nhưng gặp vấn đề này trong cuộc sống con hoàn toàn bế tắc. Có phải chúng con đến với nhau là trái với quy luật trời đất và phải chịu tai họa không thưa thầy?