loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 1179 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'nguyên lý tu tập'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 26-12-2015

Câu hỏi:

Thưa Sư kính mến, <p>
Phật dạy chúng sanh cần phải luôn thanh tịnh tâm ý. Vậy khi nổi sân do một sự tiếp xúc giữa mình với người khác, nếu lúc đó con vẫn thấy cơn sân diễn ra nhưng không để nó tác động đến hành vi hoặc lời nói của con vì biết rằng sẽ tạo nghiệp thì có đúng theo phương pháp vipassana không thưa Sư? Con cảm ơn Sư!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-12-2015

Câu hỏi:

Thưa Thầy cho phép con được chia sẻ một chút pháp hành của con với các bạn hữu về những trải nghiệm mà con đã thấy ra với những bạn hữu nào thường hay bệnh giống con. Vì con thấy ra khi thân bệnh liền phát sanh tâm tưởng nên bệnh càng thêm bệnh, khổ càng thêm khổ. Bệnh giúp mình trở về với chính mình nhiều hơn, bệnh cũng là một phần pháp mang đến, nhờ thế mà con đã thấy được khổ đế, thấy được sự vô thường từ thân bệnh này. <p>
Con nhận thức được rằng khi thân đau mình đừng có xen tưởng vào thì sẽ không còn khổ, chỉ có trọn vẹn với cái đau thì không có khổ. Lúc đầu cũng rất khó khăn nhưng chỉ cần thận trọng chú tâm nhìn rõ thân tâm mình thì sẽ phát hiện ra, ngày càng rõ ràng hơn. Con muốn chia sẻ chút ít điều mà con đã trải nghiệm lâu nay về bệnh của con để góp phần nhỏ cho các đạo hữu nào thường đau khổ và bất an về bệnh để giảm bớt sự đau khổ. <p>

Sanh lão bệnh tử là quy luật tất yếu của chúng sanh. Từ bệnh mà con học rất nhiều bài học hay, nhất là Từ Bi và Nhẫn nại. Chính nhờ hai bài học này đã giúp con mạnh dạn hơn để đương đầu với sự đau đớn của cái Sắc này. Giống như Thầy đã nói "thân đau nhưng tâm không đau". Đây chính là bài thuốc rất hữu hiệu để giúp các bạn hữu sống được an nhiên tự tại và vô ngã vị tha với tất cả các pháp đang đến đi trên thân thọ tâm pháp này. Con thấy có rất nhiều người bị suy sụp cả thể chất lẫn tinh thần cũng do tưởng mà ra. Chính con cũng có lúc suy sụp cả tinh thần nhưng vì nghe lời Thầy thường chánh niệm trên chính mình mà dần dần con đã thấy ra sự thật, khi thấy được sự thật thì con không còn lo sợ nữa. Con mong sao tất cả bạn hữu giảm bớt khổ từ tâm, tuy thân đau tâm vẫn an lạc là điều mà con đã trải nghiệm. Điều quan trọng con học được từ Thầy là "không phải mình sống được bao lâu, mà mình có thật sự sống trọn vẹn với chính mình hay không." <p>
Con xin Thầy hoan hỉ từ bi có chỗ nào sai mong Thầy chỉ dạy, con sẽ cố gắng học tiếp.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-12-2015

Câu hỏi:

Thưa thầy, cho con hỏi về chuyện "làm chủ sinh tử". Con đang đọc một bài viết, đọc đến câu này thì bị khựng lại một chút, như người viết thì bậc A-la-hán có khả năng làm chủ sinh tử, theo lối hiểu nông cạn thì có thể suy ra là muốn sống thì sống, muốn chết thì chết. Nhưng sau khi suy nghĩ lại thì con thấy lối nghĩ này không đúng với quy luật vô thường, vậy nên con tạm thời không hiểu "làm chủ sinh tử" thực sự nghĩa là như nào. Mong thầy giải đáp giúp con với ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-12-2015

Câu hỏi:

Kính bạch Ngài cho con được hỏi ạ! <p>
Khi thọ giới rồi con thực hành giới và trong khi thực hành giới thì đôi khi do vô tâm hay cố ý phạm giới. Con khởi tâm sám hối hay xin giới lại cho được trong sạch nhưng không biết nguyên do sao mà tâm con cứ hoài nghi, rồi bất an, lo lắng.... dẫn đến cố chấp, chấp ngã. Con cũng không biết làm sao, dẫu có người khác đã khuyên bảo. Tâm con chấp nặng đến vậy đó bạch Ngài. Mong ngài từ bi cho con một lời giải đáp thỏa đáng. Con xin tri ân Ngài ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-12-2015

Câu hỏi:

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! <p>
Kính bạch Sư! <p>
Sau khi con nghe các bài pháp của sư và trải qua một thời gian chiêm nghiệm thì con có sự liễu ngộ như sau, con sẽ trình bày và mong sư ghi nhận, góp ý giảng giải thêm cho con. Con vô cùng tri ân sư! <p>
Trong cuộc sống của con người chúng ta cũng như sự vận hành của trời đất thì không vượt ra khỏi quy luật Vô thường (sinh - trụ - hoại - diệt) và Vô ngã. Sự vận hành này còn gọi là sự tương giao, là một nét đẹp cũng là sự hoàn hảo của tất cả vạn vật và con người. Ví dụ như: Khí hậu trên quả đất này có bốn mùa (xuân-hạ-thu-đông) trong năm, mỗi một mùa nó đều có lợi ích riêng của nó giúp cho các sinh vật trên trái đất này vận hành một cách hoàn mỹ. <p>
Còn con người chúng ta thì có người cao, người thấp, người thông minh, người thiểu trí, người có trình độ làm những công việc trí óc sáng tạo, người làm những công việc chân tay thông qua kinh nghiệm, v.v... thì đó là nét đẹp tuyệt vời của con người trên thế gian này. Khi có sinh ra người nông dân thì có sinh ra anh kỹ sư, khi có sinh ra người đàn ông thì có sinh ra người phụ nữ rồi trẻ em, v.v... tạo nên vẻ đẹp cho thế gian này. Còn bên trong của con người chúng ta chính là tâm tánh, sự vô thường và vô ngã của tâm cũng luôn vận hành, đó chính là sự dính mắc của bản ngã nên có vui có buồn, có đau khổ, có lúc thiện, có lúc bất thiện, có lúc rất siêng năng nhưng cũng có lúc thật là lười biếng, v.v... <p>
Theo cái hướng chung của mọi người thì thường đề cao những cái gì cho là đẹp, cho là tốt, cho là thiện, v.v... Nhưng tất cả thiện-bất thiện, đẹp-xấu, vui-buồn, hạnh phúc-đau khổ... chỉ là một khái niệm hay một quy ước chung của con người đặt ra. Cái đẹp thật sự bên trong, cái hạnh phúc thật sự mà ai ai cũng hằng mong mỏi chính là sự tĩnh lặng để nhìn thấy tất cả đang diễn ra, cái khoảnh khác đó chính là nét đẹp để ngắm nhìn bức tranh của các pháp đang diễn ra và khoảnh khắc đó chính là hạnh phúc mà chúng ta đang tìm. <p>
Con xin trình bày như thế mong sư góp ý và dạy thêm cho con. Con chúc sư ngày Giáng Sinh an lành!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-12-2015

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, xin thầy cho con và các đạo hữu khác vài câu thơ ghi lại tóm tắt cách thức tu hành mà Đừc Phật nhờ đó thành đạo. Con xin chân thành cảm ơn và kính chúc thầy sức khoẻ. Hữu Luân.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-12-2015

Câu hỏi:

Adida Phat. Con la mot tieu samon tu Bac tong. Xua Phat co noi cau: 'Niet ban la vo nga' ma nhung phap thien dinh, niem Phat cua con dang tu deu phai co cach tu thich hop, dung tam tinh tan, luon nho nghi phap hanh... Lieu rang do co phai ban nga khong? Mong thay hoan hi chi day cho con khoi lam duong lac loi giua rung Phat phap vo bien.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-12-2015

Câu hỏi:

Thưa thầy, xin thầy giúp con với ạ. Trước kia khi con thiền định thì thấy cả người nóng như đang bị thiêu đốt, lúc trời nóng nực thì không thể thiền được. Giờ khi con thiền định tập trung hơn thì thấy cả người toả ra xung quanh nhẹ nhàng. Gần đây thì lại giống như cả hai cảm giác kết hợp lại, vừa nóng nóng vừa nhẹ nhàng lan toả. Con không biết là chuyện gì và cảm thấy như vậy có đúng không. Lâu về trước thì có lần con lại cảm thấy như dòng nước mát lan toả ra toàn thân và xung quanh, từ đỉnh đầu như có dòng nước nữa rót vào. Lúc ấy con cảm thấy nguy hiểm và không biết chuyện gì nên ngưng ngay, đến giờ không dám để gì truyền qua đỉnh đầu nữa. Vì không có thầy nên con không được hướng dẫn, không biết thế nào là đúng là sai, hễ thấy nguy hiểm thì tránh. Xin thầy hãy chỉ dạy cho con, con xin cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-12-2015

Câu hỏi:

Thưa Thầy, thầy cho con hỏi vấn đề này. Con được biết một số trường hợp kỳ lạ về sự giác ngộ. Có bà bác sĩ nọ rất nổi tiếng nhưng không may bị bệnh về não trái, và trong thời gian bệnh đó, bà ta đã bỏ qua hết thảy ý niệm vật chất, hòa mình vào năng lượng chung của vũ trụ một cách hạnh phúc, nhẹ nhàng. Trường hợp này có thể cho rằng bà ta đã cảm nhận được sức mạnh chung của năng lượng vạn vật, nhưng còn một trường hợp khác nữa mà con hoài nghi. Đó là trường hợp của những người bị trầm cảm tột độ, bỗng dưng họ vứt bỏ tất cả thế giới hữu hình, cảm thấy đầy an lạc, yêu thương và hòa hợp. Họ trở lại làm bậc thầy khuyên nhủ người khác sống thật yêu thương và an bình. Thầy có thể cho con biết về sự giác ngộ này không? Có phải vì họ đã trả hết nghiệp nên an nhiên hạnh phúc? Điều này có phải họ đã ở trong trạng thái của Tứ thiền định không thưa thầy? Con xin lỗi vì câu hỏi quá dài, con xin cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-12-2015

Câu hỏi:

Nam Mô A Di Đà Phật! con thành kính đảnh lễ Thầy. Con có môt vài điều thắc mắc xin Thầy khai thị, con cám ơn Thầy nhiều ạ. <p>
Theo con được biết thời Phật đã có chữ viết và phương tiện công cụ ghi chép. Đạo Bà La Môn có trước đạo Phật cũng đã ghi chép kinh điển của họ. Vậy tại sao Phật Tổ lại không cho biên soạn kinh điển để truyền lại cho đời sau những lời dạy nguyên thủy và chân thực nhất của Ngài. Đành rằng ở một khía cạnh nào đó ngôn từ, sách vở có thể là vật cản cho việc thực hành nhưng không thể phủ nhận lợi ích của sách vở. Số người không biết Phật Môn khá nhiều nhưng đáng lo sợ hơn la ngay cả những Phật tử cũng không hiểu biết đúng đắn được Ngã Phật dù đã quy y, học đạo. Lý do của điều này một phần vì kinh điển khá rối rắm, khó hiểu, thậm chí có những đoạn những kinh đầy màu sắc mê tín, thần quyền không thể do Phật thuyết hay Tổ Sư nói được mà do người đời sau tự sáng tạo rồi gán cho Phật. Phật là bậc Toàn Giác, Người chắc chắn phải biết trước được ngày hôm nay nhưng sao lại không can thiệp. Con nghĩ rằng với Trí tuệ và thần thông của Phật và các vị Tổ Sư thì biên soạn và duy trì kinh điển hàng bao nhiêu ngàn năm đi chăng nữa không phải là điều khó khăn.

Xem Câu Trả Lời »