loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 1179 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'nguyên lý tu tập'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 03-03-2014

Câu hỏi:

Kính bạch hòa thượng,<p>
Con vừa gửi một email cho thầy trên mục hỏi đáp của trang web Trung Tâm Hộ Tông. Suốt đêm qua, sau khi gửi email ấy con vẫn không sao ngủ được mà chiêm nghiệm đến sáng hai câu nói thầy dạy, vì qua đó mà lần đầu tiên con kết nối được những lỗ hổng, những mắc xích còn khiếm khuyết trong quá trình học pháp của con. Vì tuy con được sư phụ con chỉ dạy Đạo Phật đúng nghĩa phải là sự tu tập để nhận lại, để thay đổi nhận thức chứ không phải là đi để đến, tu để đắc và lệ thuộc vào pháp môn - vì vốn dĩ vô lượng pháp môn đều là phương tiện. Điều này trong xã hội ngày nay, trong muôn người đến chùa chiêm bái, con thấy ít người và kể cả cũng ít sư thầy giải thích rõ ràng. <p>

Cho đến khi cách đây vài hôm con tìm nghe pháp của thầy, con thật hoan hỉ vô cùng vì từ khi sư phụ con tịch đến nay, có những điểm con còn chưa thông và không biết ngỏ cùng ai. Nay con thành kính xin thầy cho phép con được thường xuyên liên lạc với thầy để trình chỗ hiểu của con cũng như để được thầy chỉ dạy cho con đi tiếp. Con xin thành kính tri ân thầy và cũng thành tâm sám hối vì đã phiền đến sự an dưỡng quý báu của thầy. Con biết thầy Phật sự đa đoan, rất cần thời gian nghỉ ngơi, nay lại phải ngồi đọc và đáp lại thư con, con thật cảm thấy vô cùng có lỗi. Nhưng thân người khó được, Phật pháp khó nghe. Con nay may mắn kiếp này được thân người, lại nghe được Phật pháp nên vô cùng trân trọng nhân duyên đó, quyết không thể bỏ lỡ. Xin thầy từ bi hiểu lòng con. Xin thầy giúp con đập cho tan cái ngã nếu thấy con còn dính mắc chỗ nào đó, vì con chỉ là một cư sĩ sơ cơ trên con đường tìm lại chính mình.<p>

Thưa đối với lời thầy dạy: "Chân bất lập, vọng vốn không" hay "Khi tự thấy mình sai thì mình đang đúng, còn nếu tự thấy mình đúng hay muốn mình đúng, tức là sai". Con xin được diễn đạt cách hiểu của con. Con nghĩ khi tự thấy không phù hợp với pháp và tự điều chỉnh để hòa hợp thì tự nhiên đến với cái đúng. Mà cái đúng này không phải là đúng trên danh từ hay đúng trên phương diện nhị biên đối đãi của đúng - sai. Còn khi tự thấy mình đúng hay muốn mình đúng thì làm gì cũng sai. Vì khi đó, chữ đúng này theo cặp kính màu của mình đã trở thành: Đúng - sai đối đãi mất rồi. <p>

Ví dụ như con gặp một người hành khất đang đói khổ. Nếu con nhìn thấy rồi đi qua luôn thì tự thấy có gì đó không phù hợp, khó chịu trong lòng. Từ đó con giúp người ấy bằng tài vật hay cách nào đó. Hành động này phát xuất không mục đích vì chỉ để điều chỉnh cho hòa hợp trong sự tương giao với pháp. Và đó là con đường loại trừ bản ngã, là phát triễn cách nhìn tam luân không tịch. Cũng thấy người hành khất trên nhưng con lại cho rằng gặp người khổ phải cho tiền để giúp mới là đúng. Như vậy cùng là hành động giúp nhưng một đằng loại trừ bản ngã, một đằng phát triễn bản ngã. Vì khi cho rằng phải giúp người đó mới đúng tức là đi đến đối kháng với những ai không giúp, và vô hình trung đã tách pháp đang là ra thành có ta, có người nhận và có thứ để ta giúp. Qua đó cho thấy hành động tạo tác hay pháp môn không làm ta giải thoát mà chỉ có chuyển một cách nhìn là đất trời xoay chuyển. <p>

Từ câu nói của thầy con nhớ đến lời của Lục Tổ Huệ Năng. Người dạy người tu là luôn tự xét lỗi mình, không thấy lỗi người. Vì pháp vốn là sự vận hành hoàn hảo của nhân quả. Việc của ta chỉ là tự điều chỉnh để hòa cùng pháp đang là. Sư phụ con cũng từng nói, cuộc sống vốn nó không có vấn đề, mà mình tự đặt vấn đề là sai, rồi lại tìm cách giải quyết vấn đề là sai chồng thêm sai. Các bậc đạt đạo thì sống không vấn đề, không mục đích, không mong cầu. Như hoa nở thì nở tự nhiên thôi, không có lý do gì hết. Và chỉ khi mình đắc quả A La Hán mới tạm tin mình thôi. Giờ đây qua lời dạy của thầy, kết nối lại con thấy mình sáng tỏ hơn. <p>

Nhân đây con xin có 1 câu hỏi ạ. Trong một bài pháp thầy có dẫn chứng quá trình tiến hóa tâm linh của mọi loài như một quả ổi non, trải qua thời gian sẽ chín dần. Đó là quy luật tự nhiên. Nếu như vậy, đối với những người không theo đức tin nào cả, không biết đến đạo Phật, đạo Chúa... thì có phải cuối cùng theo quy luật tự nhiên, tức sau khi trải qua sướng khổ để học đủ những điều cần học họ cũng sẽ được giác ngộ, giải thoát không? Và nếu như vậy thì sao kinh Phật lại bảo rằng chúng sanh từ vô thỉ đã trôi lăn trong lục đạo luân hồi, lên lên xuống xuống, không tự mình thoát ra được cái vòng luẩn quẩn đó ạ?<p>

Câu hỏi thứ 2 liên quan đến lời thầy dạy: Khi tự thấy mình sai tức là đúng, còn khi muốn mình đúng hay thấy mình đúng là sai. Thiết nghĩ đây cũng là một con đường không con đường, một pháp môn không pháp môn nhưng "cái tự thấy" này ở mỗi người mỗi khác. Đối với một người không giữ giới, sống chỉ biết cho bản thân thì khó thể áp dụng cách nhìn này. Nói cách khác là người không giữ 5 giới, vị kỷ là còn tạp niệm thì khó thể qua vô niệm được. Mà cần phải qua một bước trung gian là nhất niệm, tức là đạt đến một mức độ định tượng đối mới bắt đầu quán thì cái quán ấy mới theo chiều hướng giải thoát được. Con xin thầy cho con thêm ý kiến về điều này ạ.<p>

Con xin thành kính tri ân thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-02-2014

Câu hỏi:

Kính Bạch Thầy! Con biết Thầy rất bận nhưng con hy vọng Thầy cũng có thể ban cho con một chút thời gian để cho con tâm sự đôi điều để lòng con được nhẹ bớt. <p>
Con vốn là một người vô đạo, vô thần mặc dù bạn bè bảo là con có tâm Phật. Thế rồi năm Quý tỵ vừa qua con đã gặp hoạ lớn, chồng con mắc bệnh hiểm nghèo rồi mất sau 2 tháng. Trong lúc con đang bối rối vì đau buồn và thất vọng, con đã cảm nhận được sự an ủi vì con được một vị Sư đến làm lễ tang cho chồng con một cách chu đáo và ân cần. Sau đó trong 49 ngày, con lại được mọi người bày cho một số cách làm như: Cúng chay, tụng kinh, phát tâm ấn tống kinh sách, hùn phước vào Tam bảo... nói chung là làm tất cả những gì để mong cho chồng con mau được siêu thoát về cảnh lành. <p>
Sau sự kiện này trong tâm con khởi lên ý niệm muốn đi theo Phật Pháp, rồi con đã Quy Y Tam Bảo. Càng đi theo con càng cảm nhận được những CHÂN LÝ, NGUYÊN TẮC SỐNG qua những gì con đọc được. Con những mong một ngày nào đó các con của con cũng ảnh hưởng được những Pháp qua những biến đổi trong cuộc sống của con. <p>
Tuy đã Quy Y TAM BẢO nhưng con vẫn chưa thể TU TẬP (học và hành PHÁP) đến độ để bớt được đau buồn, đặc biệt là nỗi buồn về sự cô đơn vì mất đi người chồng, trong khi các con của con thì cũng thiếu quan tâm đến mẹ. Chúng có quan điểm sống khác con rất nhiều do đó trong nhà con chưa có hoà khí. <p>
Hàng ngày con vẫn chăm chỉ đọc Chú Đại Bi, kinh Phật sau đó con hồi hướng vừa để cầu siêu cho chồng vừa cầu nguyện cho các con của con, mong sao 3 mẹ con con được sống an vui. <p>
Vừa rồi con đã đi đến đất Phật (Miến Điện) và rước về một pho tượng Phật. Trở về nhà con vui lắm và muốn tìm cách lập thêm một bàn thờ Phật nhỏ phía bên trên bàn thờ Gia tiên (hiện con đang có 3 bát hương đã bốc sẵn từ lâu). Nhưng buồn thay là cả hai con con đều phản đối dữ dội và cho rằng mẹ đã đi tu, như thế đã đi ngược lại quan điểm (chỉ thờ cúng tổ tiên) của chúng, chúng cho rằng không ai thờ 4 bát hương trong nhà… <p>
Bạch Thầy! hiện nay con vừa buồn vừa giận vừa khó nghĩ. <p>
Nguyên nhân có phải do Tham Ái của con không ạ? Con muốn thờ Phật và con muốn bảo vệ sự ngưỡng mộ của con với ĐỨC PHÁP VƯƠNG để Tu Tập cho đạt. Nhưng con mà cố tình theo ý mình thì lại làm ảnh hưởng đến các con của con. Như vậy không khí gia đình con cũng không được cải thiện mà lại tồi đi. <p>
Khi con không thực hiện được mong ước này lòng con cũng rất buồn vì con chưa có duyên lành để thờ PHẬT. Thế có phải là con chưa có PHƯỚC không ạ? Con phải làm gì đây? Bạch Thầy! <p>

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-02-2014

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy, say rượu thì cai rượu, còn say Đạo thì cai như thế nào ạ? <p>
Con hỏi vậy vì có một người em say sưa tu pháp môn niệm Phật và gặp ai, thậm chí đang nhập thất cũng cố gắng liên hệ ra bên ngoài để kêu réo người này, nhắn gửi người kia phải đến đạo tràng em đang tu tập để được an lạc. Vị Thầy hướng dẫn cũng giúp cho liên lạc ra ngoài để kêu gọi các người em quen biết để về tu chung và nói rằng vì em con an lạc nên cũng muốn mọi người được như thế! Con thú thật là con cảm thấy rất thất vọng. Kính xin Thầy từ bi soi sáng cho con. Con xin đảnh lễ tri ân Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-01-2014

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, “tâm vẫn khởi sinh diệt nhưng không rời tự tánh thanh tịnh trong sáng”, đến nay con vẫn chưa biết cách ứng dụng làm sao. Ví dụ con ngồi nghiên cứu viết bài để nộp bài tập cho giảng viên, con cố gắng tư duy viết bài cho hay, cho có ý tưởng sâu sắc để đạt yêu cầu môn học. Nếu động cơ con viết bài vì muốn điểm cao là rời tự tánh, còn con nghiên cứu làm bài vì để có ý tưởng đúng, sau này đem ý tưởng đó làm lợi ích mọi người là không rời tự tánh phải không ạ? Con xin cảm ơn Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-01-2014

Câu hỏi:

Kính Thầy, Năm mới con xin kính chúc thầy cùng mọi người trong chùa luôn an lạc. <p>
Thưa thầy, con hay nghe câu nói: Buông bỏ vạn duyên.
Vậy từ buông này có ý nghĩa thế nào và thực hành ra sao?
Mong thầy vui lòng chỉ dẫn cho con hiểu rõ. <p>
Con thành kính cám ơn thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-12-2013

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, con có thắc mắc kính xin Thầy giải thích cho con rõ. <p>
Trước đây con tu pháp môn niệm Phật, thời gian sau con hành thiền Vipassana cũng khá lâu. Gần đây, khi nghe những đĩa Thầy giảng và đọc Thư Thầy trò, con tu tập theo và có cảm giác là mình giải đãi thế nào đó. Con nghĩ mình chưa nắm được cốt lõi của việc tu tập. Xin Thầy giúp con hướng tới những gì thiết thực đúng đắn trong đời sống. Con rất thiết tha đến việc tu tập giải thoát, tuy con đã lớn tuổi và đang sống với gia đình. <p>
Con xin đảnh lễ và kính chúc Thầy luôn khỏe.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-11-2013

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, <p>

Như vậy con xin được hỏi thêm Thầy là con nên làm thế nào thì mới thận trọng chú tâm quan sát ngay lúc các tâm sinh diệt ạ? Con không rõ là do con chưa tu tập đúng cách hay là con chưa thật sự hiểu đúng ý nghĩa của việc thận trọng chú tâm quan sát, nhưng con chỉ thấy rằng con thường không tự kiểm soát được mình. <p>

Cụ thể là lúc bình thường thì không có gì, nhưng mỗi khi con gặp phải một cảm xúc mạnh nào đó thì thường con như bị u mê hẳn đi mất một đoạn thời gian, đến tận lúc cảm xúc ấy tự nó qua đi thì con mới "tỉnh" lại được. <p>

Vậy con xin hỏi là con cần có phương pháp nào, hay là đọc sách nghe pháp thoại nào thì mới có thể thận trọng chú tâm quan sát một cách đúng đắn ạ? <p>
Con xin cảm ơn thầy và chúc thầy luôn mạnh khỏe ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-11-2013

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, <p>

Dạo gần đây con có một điều thắc mắc xin được thầy chỉ giáo ạ. Điều thắc mắc đó là theo xu hướng của thời đại, càng ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu khoa học/triết học về những điều Phật dạy. Con cũng biết là những việc đó không thật liên quan đến mình, nhưng nhiều khi do bắt gặp thì con vẫn có tham khảo tới. Mà sau khi tham khảo như vậy, thì con đối với kiến giải của những nhà khoa học cũng có nhiều suy nghĩ đắn đo, nào là xem họ có hiểu các khái niệm "đúng" với nghĩa của nó không, họ dựa theo tông phái Phật giáo nào (thường thì là Phật giáo Tây Tạng hay các chi phái Thiền tông),... Con cũng biết là không nên như vậy, nhưng có những thứ đã đọc rồi thì cũng khó mà không suy nghĩ đến nó được, mà "đạo tâm" của con thì lại chưa kiên định. <p>

Như vậy con xin hỏi Thầy, liệu con có nên đọc kinh sách học Pháp học để tự chứng cho mình không ạ? Hoặc không thì con có nên làm gì, hay không làm gì để đối trị với những suy nghĩ đắn đo của mình? Có một điều là con tuy vẫn thường cố gắng quan sát tâm sinh diệt, nhưng nhiều lúc con cảm thấy như mình bị chìm vào một "cơn" cảm xúc, một luồng suy nghĩ, đến lúc "tỉnh" ra thì tâm đã sinh diệt xong mất rồi mà con vẫn chưa quan sát được gì cả. Con xin Thầy chỉ lối cho con ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-11-2013

Câu hỏi:

Con chào thầy. Thưa thầy, con có một thắc mắc muốn nhờ thầy khai thị giúp con. Trong nhà thiền có câu "kiến tánh khởi tu", có nghĩa là thấy tánh rồi mới bắt đầu tu. Nhưng hiện tại con chưa kiến tánh, chẳng lẽ con không tu gì cả? Mong thầy cho con một định hướng để con có thể sống một cách an vui, tự tại. Vì con đọc sách nghe kinh nói công danh, sự nghiệp, vợ con là những thứ ràng buộc, nếu dính mắc vào đó thì không thể giải thoát được. Con phải có thái độ như thế nào mới đúng đắn thưa thầy? Con cám ơn thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-10-2013

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy! Con xin đảnh lễ Thầy!
1. Thưa Thầy, càng chú tâm quan sát kỹ bản thân sao con thấy đâu cũng toàn là bản ngã sai khiến. Như đơn giản một bước chân trái phải hình như bản ngã đã dẫn trước, khi nhận ra thế con đã buông ra trụ vào hơi thở, nhưng trong tâm vẫn còn vướng một chút gì đó con không buông được, thấy được tại đây rồi chạy đi... <p>
2. Lúc ngồi thiền sao con ngồi được nửa tiếng đầu là có cảm giác thoải mái nhưng qua 5 phút tiếp con bắt đầu bức rức khó chịu, con ghi nhận cái tâm lúc đó rồi con đã trú vào hơi thở nhưng tinh thần lại nản, con cũng ghi nhận trạng thái lúc đó và thế là con xả thiền... Con như thế là thiếu cái gì đó đúng không Thầy? Ngày con ngồi hai thời thôi lúc đi ngủ và sáng thức dậy.

Xem Câu Trả Lời »