loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 1179 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'nguyên lý tu tập'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 06-12-2015

Câu hỏi:

Kính bạch thầy! Con nghe pháp thầy đã lâu, nhưng mỗi lần nghe xong con lại quên hết những gì thầy nói. Con là người rất hay quên! Nên con chỉ nắm ý để hành, sai đâu sửa đó. Thời gian đầu con luôn nhắc mình phải hành thiền nghiêm túc nhưng mỗi khi không kiểm soát được tâm minh thi cảm thấy có gì đó không trọn vẹn. Sau một thời gian con nhận thấy giữa cái động và tĩnh, đúng và sai v.v... trong cuộc sống cũng như trong hành thiền. Nó có khoảng trống và cái ta luôn xen vào và không thuận với qui luật của tự nhiên. Khi nhận thấy điều đó thì tất cả những hành vi con làm, đương nhiên nó là vậy. Từ đó con cảm giác không áy náy hay lệ thuộc vào điều gì. Cuộc sống là chuỗi tiếp diễn như cái "đang là" thầy đã chỉ. Kính chúc thầy nhiều sức khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-12-2015

Câu hỏi:

Kính Thưa Thầy, khi con ngồi thiền thì con luôn nghĩ tới chuyện khác, chẳng hạn như phải nấu cơm. Khi con phát hiện ra thân con ngồi đây nhưng tâm con chạy đâu mất thì con liền quay trở lại. Một lát sau tâm con lại chạy đi chỗ khác nữa. Xin Thầy chỉ dạy dùm con làm thế nào để khắc phục vọng tưởng, hay con chỉ để nó diễn ra bình thường, khi biết tâm chạy đi chỗ khác thì lập tức quay về là được. Con cám ơn Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-12-2015

Câu hỏi:

Kính thưa thầy.
Phật dạy phải làm lành lánh dữ để kiếp sau được tái sinh trong một hoàn cảnh tốt đẹp hơn. Thế nhưng kiếp sau không còn là ta, không phải là ta... thì như vậy làm lành lánh dữ để làm gì?
Con xin cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-12-2015

Câu hỏi:

Kính thầy. Câu nói: "Sau khi chết, chúng sinh có mang theo nghiệp lực" (tức là nghiệp lực tồn tại từ kiếp nầy sang kiếp khác). Xin thầy chỉ bảo cho con biết câu nói đó có trong kinh Pàli hay không?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-10-2015

Câu hỏi:

Thưa Thầy, <p>

Con cảm ơn Thầy đã chỉ dạy cho con cách buông xả trong việc học hiệu quả. Nhờ ứng dụng cách buông xả và chú tâm trong việc học, mà chỉ trong 5 ngày con đã học xong một cuốn sách rất dày 600 trang và làm nhiều bài tập rất khó nữa. Tuy con học một ngày 16 tiếng, sau một ngày học xong thân con rất mệt, nhưng con thư giãn buông xả, nên tâm con không mệt, con hứng thú học và vui vì con đã học được nhiều kiến thức bổ ích và thấy ra Sự Thật nữa thầy a. Con nghĩ nếu con không ứng dụng lời dạy của Thầy thì con không thể nào học xong môn vừa rồi, mà nếu có học xong thì chắc hôm nay con cũng kiệt sức và vào bệnh viện rồi. Hiện giờ con đang chú tâm để làm bài luận rất khó và gấp để con nộp cuối tuần tới. Con không còn lo lắng và sợ hãi khi học nữa thầy ạ. <p>

Trước đây, con cứ hiểu "chú tâm là tập trung", nên con nỗ lực, cố gắng tập trung học và con rất căng thẳng mệt mỏi và chán nản. Nhưng sau một tuần trải nghiệm "Chú tâm" một cách tự nhiên, thì con đã hiểu ra lời dạy của Thầy về sự khác biệt giữa "chú tâm và tập trung" rồi. Con cảm ơn Thầy nhé. <p>

Con viết thư xong, con thấy nhẹ nhõm hơn Thầy a. Con chú tâm làm bài đây.

Con cảm ơn Thầy và chúc Thầy an vui.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-10-2015

Câu hỏi:

Con đem hết lòng thành kính chúc thầy ngày cuối tuần thân tâm thường an lạc, Phật sự viên thành!
Kính bạch thầy có bài kệ: <p>
Ngộ rồi đồng chưa ngộ, <p>
Tri kiến thấy các pháp, <p>
Các pháp vốn là vậy, <p>
Đất tâm sinh các giống! <p>
Thưa thầy, thiền mọi lúc mọi nơi, ngay giây phút hiện tại, không chứng không đắc, vậy tại sao có nhiều vị thiền sư giảng chứng sơ thiền, nhị thiền, tam thiền và tứ thiền? Thưa thầy, vậy các trạng thái thiền như thế có thật trong quá trình tu thiền không thầy? <p>

Thưa thầy con thấy trong quá trình ngồi thiền, ngũ uẩn cũng như tam nghiệp tham, sân, si đều vắng lặng. Nhưng khi xả thiền những thứ đó lại xuất hiện làm chúng ta phiền não và lo lắng. <p>

Không thể trú mãi trong thiền, mà cũng không thể không đi làm việc, lao động trong khi quá nhiều cám dỗ cũng như sự xao động trong cuộc sống diễn ra hàng ngày. <p>
Thưa thầy, vậy chúng ta phải làm gì để vừa giữ trọn thân, khẩu, ý trong sạch mà vẫn lao động làm việc và học tập với thân tâm đầy an lạc và hạnh phúc, đem đến niềm vui, hạnh phúc cho mình và cho tất cả chúng sanh! <p>
Con đem hết lòng thành kính cảm ơn thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-10-2015

Câu hỏi:

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. <p>
Kính bạch Thầy, con kính chúc Thầy thân tâm thường an lạc. Kính mong Thầy hoan hỷ hứa khả chỉ dạy thêm cho chúng con, con xin tri ân Thầy! <p>
Thưa Thầy, nếu nói ra thì đã xa ý của Thầy, Tổ... huống chi lặp lại thì đã là quá khứ và đã dính đầy bụi rồi. Nhưng con xin kể rõ để Thầy có thể chia sẽ với con. Hôm rồi con đọc 1 đoạn kinh, có lẽ tâm con thanh tịnh nên chợt hiểu ra chính mình không từ đâu đến cũng không đi về đâu, giáo pháp của Phật như ánh mặt trời chiếu sáng tận hang cùng ngõ ngách không cao, không thấp, rất bình đẳng... chỉ có sai biệt là do người có sai biệt. Con chợt hiểu nguyên lý vận hành của các pháp và trong con như bừng sáng lên, cái gì đó là con nhưng lớn hơn con, con chợt bật khóc như mình vừa gặp lại chính mình. Con loay hoay, người cứ lâng lâng niềm hỷ lạc. <p>

Con bắt đầu ngồi lại soi sáng chính mình, khi tâm im lặng con bắt đầu nhìn rõ trong khi mình vẫn biết (tức là không mê hay ngủ gật) mắt thấy, tai vẫn nghe nhưng con không quan tâm đến tiếng ồn ào đó là gì mà chỉ nghe là nghe, tiếng mưa là mưa... Con cảm nhận sự thở ra vào rất tự nhiên, như là cơ thể của con việc ai nấy làm con chỉ là người nhìn và biết nó thôi. Tâm con bắt đầu trải rộng ra, một trạng thái rất an lạc... và con cứ để nó đến tự nhiên như nó đang là, con chỉ biết nó là vậy. Trạng thái này cứ lặp đi lặp lại khi con ngồi thiền, vì trước khi con ngồi con nghĩ đến câu của Lục Tổ "xưa nay không một vật, chỗ nào dính bụi dơ" thì tâm con tự an cho đến khi xả thiền, trong lúc đó đôi khi vọng tưởng có khởi lên nhưng chỉ thoáng qua là mất, rất an lạc. <p>
Xin thầy chỉ dạy cho con, con phải làm gì? Đó có đúng pháp không thưa Thầy? Người ta nói tu thiền dễ bị điên, nhưng con còn biết rõ ràng. Xin Thầy hoan hỷ chỉ dạy, con xin cám ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-10-2015

Câu hỏi:

Con kính thưa thầy! Con có hai điều muốn trình với thầy ạ. <p>
Một là: Hai hôm nay con nghe pháp theo hướng dẫn của thầy là nghe thứ tự từ khóa thiền thứ 4. Do trước đó con thường chọn tựa đề rồi nghe nên có bài con nghe từ đầu đến cuối không hiểu gì cả, có bài thì con hiểu được một vài đoạn do trong cuộc sống thường ngày con dính mắc hoặc đã trải nghiệm, thời điểm này con nghe pháp chỉ được khoảng 10 phút là con mệt không tập trung nghe được nên con thường vừa làm việc nhà vừa nghe pháp, nghe đến đoạn nào mà con thấy mình hiểu được và ứng dụng vào đời sống của con được thì con nghe đi nghe lại đoạn đó. Mấy ngày nay con nghe pháp từ khóa thiền thứ 4 thì con thấy tâm trí con bức màn che mờ trước đây đang được vén qua, nhất là truớc đó con nghe pháp chỉ được khoảng 10 thì mệt giờ đây con đã nghe trọn vẹn một bài pháp từ đầu đến cuối mà không hề mệt càng nghe con càng thấy tâm trí con như được khai sáng, con rất hoan hỉ và vô cùng tri ân thầy ạ. <p>
Điều thứ hai là hôm nay con nổi tâm sân với hai người ở cùng do cách sinh hoạt của họ ảnh hưởng đến việc nghe pháp và sự tu tập của con. Khi tâm sân nổi lên con thấy rất rõ, nếu trước đây con chỉ quan sát tâm sân cho đến khi tâm sân diệt, nhưng hôm nay con thấy ngoài sự quan sát tâm sân ấy thì trong đó con thấy có cả sự cảm thông nên tâm sân so với những lần trước đó sanh rồi diệt rất nhanh không lâu như những lần trước. <p>
Thưa thầy giờ đây con thấy sống, khám phá đời sống và khám phá bản thân mình con thấy thật thú vị thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-09-2015

Câu hỏi:

Con xin kính chào thầy.<p>
Thưa thầy pháp thầy dạy thì con hiểu nhưng với phần chú tâm, thận trọng, quan sát thì con không thực hành được vì khi hiểu theo ý con thì khi thực hành lý trí bản ngã liền xen vào. Nên con đã quên đi sự chú tâm, thận trọng, quan sát mà ứng dụng phần thầy hay nhấn mạnh phía sau là phải “tự nhiên” vì con thấy nơi con đã có sẵn sự chú tâm, thận trọng, quan sát rồi, vấn đề là chỉ ứng ra tự nhiên là được. <p>
Còn khi ngồi thiền cũng vậy, con vẫn vận dụng nguyên lý buông xả tự nhiên thì con vào được nhưng khi vào được thì bản ngã liền xen vào, con liền nhớ lời thầy dạy: không thêm, không bớt tánh biết vốn sẵn có nơi mỗi người không cần giữ trạng thái hay nắm bắt gì cả. Tu tập một thời gian con nhận thấy con đã đi đúng hướng như lời thầy dạy: có việc thì ứng ra làm, thường thì trở về với chính mình vì phần nhiều những lo lắng, suy tính, bất an, sân hận… đều là ảo. Con thấy việc cần làm trong đời sống thì nhiều, nhưng thực ra nó rất ít chứ không nhiều nếu hiểu và ứng dụng được nguyên lý thầy đã dạy. <p>
Cuộc sống khi con hiểu lời thầy dạy là những bài học mà pháp mang đến thì con thấy nó quá hay. Khi con gặp những chuyện khó khăn trong công việc tâm con liền bất an, lo lắng nhưng may mà con đã vào được pháp của thầy nên con thấy ra là phải bó tay thôi, lo lắng, bất an là phản ứng vô ích của bản ngã. Trong công việc con có tranh chấp với đồng nghiệp, tâm sân của con khởi lên không phải chỉ ở lúc làm việc chung mà khi con về nhà thì tâm con vẫn cứ khởi lên ở cường độ rất cao, một thời gian dài con quan sát tâm sân nhưng không sao hết được. Con cải thiện môi trường làm việc cũng vô ích, sau đó con có buổi tranh luận thẳng thắn với đồng nghiệp của con, trong lúc tranh luận con hiểu ra được bản chất thực của vấn đề là do con nhận thức sai. Cái sai không phải ở chỗ đồng nghiệp con đúng hay sai mà cái sai là ở chỗ con đã gán hành vi, thái độ của đồng nghiệp con theo một chuẩn mực thiện, ác, đúng, sai. Sau phát hiện này tâm con không còn sân với đồng nghiệp con nữa, thỉnh thoảng tâm sân có khởi lên thì con thấy trước khi tâm sân khởi lên có một khoảng thời gian tích tắc con cho là đồng nghiệp con ngã mạn, ích kỹ, chủ quan… thì con liền thấy ra nguyên nhân thực sự là gì. <p>
Thưa thầy con thấy ra được nếu con sống theo sự chỉ dạy của thầy là tuỳ duyên thuận pháp thì trật tự tự nhiên thành, ngược lại nếu có ý tạo tác thì sự hỗn loạn bắt đầu từ đó. Thưa thầy sự kỳ diệu của tu tập không phải là học hết các lời Phật dạy hay thầy dạy mà là học để thấy ra, sau đó căn cứ vào lời thầy dạy để biết mình tu đến đâu rồi và không đi lạc hướng, phải không ạ? <p>
Con kính chúc thầy mạnh khoẻ. Con chào thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-09-2015

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, Thầy có khỏe không ạ? Bây giờ con có thể theo dõi vọng tốt hơn nhiều rồi, đôi khi thấy sân nhói lên một cái rồi đi qua cũng rất nhanh. Con đường đã hiện ra khá rõ. <p>

Con có điều này muốn xin thỉnh ý Thầy: Khi con ngồi một mình, hoặc ngồi ở không gian thoáng đãng (ở biển, ở nơi nhiều cây cối...) con thấy tâm trạng rất thoải mái, có lẽ vì sự rung động ở những môi trường này dễ chịu chăng? Nhưng khi con ở công ty, con hay có cảm giác bồn chồn, khó chịu. Con nghĩ do mọi người ở đây hay đối chọi và ganh tỵ nhau nhiều quá, đôi khi con cố gắng đặt mình vào cảm xúc của mọi người để hiểu chuyện và xử lý công việc, nhưng sau đó con cảm thấy rất mệt mỏi. Có nhiều hôm phải ngồi viết một vài email hay công văn đơn giản, nhưng con không tập trung được, vọng khởi liên tục và con chỉ biết ngồi nhìn vọng khởi, người nóng ran, mất rất nhiều thời gian mà lại không thấy có ý tưởng nào tập trung được cho mục tiêu chính. <p>

Con thử nghe một vài bài nhạc yêu thích, suy nghĩ một vài ý tưởng gì đó hay hay... nhưng chẳng có gì tạo cảm xúc để có thể tập trung hơn cả, thấy tâm mình khi nghĩ mãi về một điều gì càng thấy bị gò bó hơn thì phải. Con cũng chưa biết phải làm thế nào để mình tập trung một cách thoải mái và dễ dàng hơn. Kính Thầy cho con lời khuyên. Con xin cám ơn Thầy. <p>

Xem Câu Trả Lời »