loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 1179 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'nguyên lý tu tập'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 10-01-2015

Câu hỏi:

Bạch Thầy,
Trong tu tập, lấy cái gì để làm thước đo là mình có tiến bộ và đi đúng đường?
Con xin cám ơn Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-01-2015

Câu hỏi:

Thành Kính đảnh lễ Hòa Thượng,
Con mới được nghe bài pháp đầu tiên của khóa giảng 4. Bài giảng đó soi sáng thật nhiều khúc mắc của con. Thật là kỳ diệu khi các câu hỏi của quý đạo hữu sau đó nói lên đúng những chỗ con cần soi sáng. Có lẽ con phải chép lại nguyên bài đó xuống mất. (nhưng trong lời giảng của Thầy thì nói đó là bài hai, cũng không sao ạ!)
Con thành kính nhớ ơn Thầy.
Con xin phép được góp ý với đạo hữu đặt câu hỏi ngày 8-1-2015 liên quan tớì cách hành thiền của ngài Mahasi. Con được học qua ngài Kim Triệu và theo con hiểu thì việc niệm, nghe nghe nghe, nghĩ nghĩ nghĩ, chán chán chán, buồn buồn buồn... chẳng qua chúng con vì sơ cơ nên phải có một cây gậy để chống đỡ trước khi tự bước đi được. Cho đến khi khỏe và lớn rồi thì cậy gậy đó không cần thiết nữa, cũng như trẻ em mới tập xe thì phải có cái bánh thứ ba cho đến khi thành thạo rồi có thể làm xiệc trên xe đạp được, lúc đó có lẽ xe 1 bánh cũng đi được. Cũng như những lúc con chưa quen niệm, con đếm hơi thở, thấy hiệu nghiệm; ít lâu sau thì bỏ đi.
Vài hàng thô thiển kính xin Hòa Thượng chỉ dạy và cũng xin quý đạo hữu bỏ lỗi cho tôi nhiều lời nói vượt lớp.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-01-2015

Câu hỏi:

Con chào SƯ ạ! <p>
SƯ cho con hỏi một chút về thực hành thiền quán (minh sát tuệ, tứ niệm xứ). Khi con nghe con niệm nghe... nghe... và con ghi nhận nó chỉ biết nó thôi không có niệm thứ 2. Khi ăn, khi uống, hay khi nằm, khi đi con cũng niệm như vậy. Khi phóng tâm suy nghĩ cái khác, con niệm phóng phóng... <p>
Con niệm như vậy con cảm giác rằng con chỉ biết nó nhưng không dính mắc. Con thấy phương pháp này khá hay (con đọc và hành theo thiền của ngài Mahasi).<p>
Nhưng thưa SƯ, khi con học thì con lại theo thói quen biết như vậy, ví dụ cô giáo thầy giáo nói con lại không tư duy gì cả con chỉ biết nghe vậy, hay con nghiên cứu về môn học nào đó, con khó tư duy được. <p>
Vậy đó có phải là tà (tà tư duy) không ạ? Hay con lại bị dính mắc vào cái gì đó rồi ạ? Xin SƯ cho con lời khuyên phù hợp để con có thể tu tập thiền để con thanh lọc tâm và có thể áp dụng vào việc học hành ạ. <p>
Con xin đảnh lễ SƯ. <p>
sadhu sadhu sadhu!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-01-2015

Câu hỏi:

Con xin cúi đầu đảnh lễ Sư. Lâu nay con thường xuyên nghe pháp thoại và vào mục hỏi đáp Phật Pháp trên trang web trungtamhotong.org như một món ăn tinh thần không thể thiếu cho cuộc sống hằng ngày. Hôm nay con xin chia sẻ câu hỏi của bạn đạo hữu gửi ngày 06-01-2015 cũng giống như tâm trạng con từng thắc mắc trước đây: "Đời vốn ngắn mà bài toán sinh tử quá khó khăn. Trên con đường này, trong thời đại mà mọi người đang sống, không biết có ai đi đến đích hay không?"<p>
Con nhớ có một câu hỏi của tôn giả Subhadda, vị Tỳ khưu cuối cùng được Phật nhận vào tăng đoàn trước khi ngài viên tịch. Câu hỏi của tôn giả Subhadda nội dung là đang thắc mắc và nghi hoặc về pháp hành nào đưa đến giác ngộ thoát khỏi đau khổ. Phật trả lời như sau: <p>
"Này Subhadda, trong Pháp nào không có Bát Thánh đạo, thời ở đây không có đệ nhất Sa-môn, ở đây cũng không có đệ nhị Sa-môn, cũng không có đệ tam Sa-môn, cũng không có đệ tứ Sa-môn. Này Subhadda trong Pháp nào có Bát Thánh đạo, thời ở đây có đệ nhất Sa-môn, cũng có đệ nhị Sa-môn, cũng có đệ tam Sa-môn, ở đấy cũng có đệ tứ Sa-môn. Này Subhadda, chính trong pháp luật này có Bát Thánh Ðạo, thời này Subhadda, ở đây có đệ nhất Sa-môn, ở đây cũng có đệ nhị Sa-môn, cũng có đệ tam Sa-môn, cũng có đệ tứ Sa-môn. Những hệ thống ngoại đạo khác đều không có những Sa-môn. Này Subhadda, nếu những vị Tỳ-khưu này sống chơn chánh, thời đời này không vắng những vị A-la-hán." (Mahaparinibbana Sutta - Đại kinh Bát-niết-bàn). <p>
Nếu có gì thiếu sót xin Sư bổ túc thêm cho con. Con kính chúc sức khỏe đến Sư.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-11-2014

Câu hỏi:

Kính Thầy, con đọc thêm mấy cuốn về Lão Tử, Trang Tử của cụ Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Duy Cần, đọc Krishnamurti, Osho, bác Nguyễn Duy Nhiên, Ekhart Tolle.v.v... Hay tuyệt vời. Bây giờ con mới hiểu tại sao Thầy bảo "Hãy đau khổ cho đến tận cùng đi", bởi vì "Bản ngã không đau khổ đến chỗ tuyệt vời, không thể nào giác ngộ giải thoát". <p>

Con thấy trong có vài phút mà tâm khởi không biết bao nhiêu chuyện, mà mỗi lần khởi nó phải đi hết quán tính của nó thì mới lặn được. Nhiều khi con vẫn còn áp đặt muốn đè nén nó, hoặc đôi lúc nhìn cũng không kịp. Nhưng cũng có lúc rất tĩnh, có thể thấy rõ tâm khởi và rồi sau đó cơ thể phản ứng theo điều khiển của tâm, rất nhanh, nhanh lắm. Con rất vui.<p>

Con chỉ có một thắc mắc là nếu có thể làm được vậy sao giáo pháp lại sẽ đến lúc băng hoại đi, rồi lại chờ không biết bao nhiêu a-tăng-kỳ kiếp mới có Phật ra đời? Do "khát ái" khó cưỡng hay sao? Con nhớ Thầy cũng bảo đây là điều rất kỳ lạ, mọi người dường như sợ chấm dứt những giấc mộng của mình. Nhưng con vẫn cứ thắc mắc tại sao? Nếu được Thầy giảng cho con nhé. Con cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-11-2014

Câu hỏi:

Kính bạch sư ông, kính xin sư ông dạy cho con: Con có đọc lược sử đức Phật Thích Ca. Ngài rời khỏi cung vàng điện ngọc, bỏ tất cả danh lợi tình để tìm đường giải thoát khỏi khổ đau, sinh tử, luân hồi. Sau khi tu nhiều pháp môn không đạt được giác ngộ cuối cùng một đêm Rằm thánh Tư âm lịch ngài ngồi thiền dưới gốc bồ-đề mà thành đạo. Kính bạch sư ông, trong thời đại này, rất nhiều thiện nam tín nữ (trong đó có con) thật tâm muốn theo chân đức Phật Thích Ca để đến nơi đức Phật đến. Nhưng con thật sự không biết phải tu tập như thế nào, vì kinh sách của đức Phật Thích Ca để lại quá nhiều, suốt đời chưa chắc đọc hết, hiểu hết và con cũng không thể lựa chọn trong vô số kinh điển của Phật để tìm cho mình một cách tu vượt thoát khổ đau, sinh tử, luân hồi. Thành tâm mong sư ông chỉ cho con một cách thức tu hành mà đức Phật đã ứng dụng trong đêm hôm đó để đạt đến mục đích mà khỏi phải uổng phí những năm sống trên cõi đời này. Chân thành cảm ơn sư ông.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-11-2014

Câu hỏi:

Kính thưa Hòa Thượng, con thường đọc trong kinh, đức Phật thường khen những vị tỳ kheo khéo "điều phục" và "chế ngự", nhưng con lại đọc trong kinh Tương Ưng (Tập 1,Chương 1,Phần 3 Phẩm Kiếm), có 1 bài kệ giữa Thế Tôn và 1 vị chư thiên như sau:
IV. Chế Ngự Tâm (S.i,14)
Chỗ nào ý chế ngự,
Chỗ ấy đau khổ tận.
Ý chế ngự hoàn toàn,
Thoát đau khổ hoàn toàn.
(Thế Tôn):
Không nên chế ngự ý,
Hoàn toàn về mọi mặt,
Chớ có chế ngự ý,
Nếu tự chủ đạt được.
Chỗ nào ác pháp khởi,
Chỗ ấy chế ngự ý.
Con cúi đầu xin Hòa Thượng giải đáp giúp con bài kệ này ạ. Con xin đảnh lễ Hòa Thượng!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-11-2014

Câu hỏi:

Kính xin thầy giải thích sự giống và khác nhau giữa thiền của Thầy và thiền Tâm Bất Sinh của thiền sư Bankei.
Xin cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-11-2014

Câu hỏi:

Con cung kính đảnh lễ Đức Thầy! <p>
Xin Thầy hướng dẫn thêm cho con pháp hành thiền, lâu nay con vẫn áp dụng cách thiền theo hướng dẫn của Thầy, mỗi ngày con đều nghĩ tới câu: <p>
"Nói làm thường thận trọng,/
Luôn trọn vẹn chú tâm,/
Lắng nghe quan sát kỹ,/
Đến đi pháp lặng thầm" <p>

Mặc dù áp dụng trong ngày khoảng 40% các hành động và suy nghĩ, tuy nhiên con vẫn thấy được sự an nhiên, vô sự khi xúc chạm cuộc sống giữa đời thường. Tâm con luôn hiện hữu câu thơ trong kinh hạnh phúc mà Thầy đã giảng: <p>
"Khi xúc chạm việc đời,/
Tâm không động, không sầu/
Tự tại và vô nhiễm,/
Là phúc lành cao thượng" <p>
Khi làm việc gì con thường nhận biết rõ bằng tâm, pháp hơn thân, thọ. Mỗi khi khởi ý thì con liền nhận ra tâm tham hay tâm sân rất rõ, khi nhìn nhận một việc nào đó con thấy vô thường, khổ, và bản ngã. <p>
Và càng quan sát con thấy bản ngã con cao và dày quá, không biết diệt ngã bắt đầu từ đâu. Nhìn sang người thân thấy họ cũng như mình bản ngã cao vời vợi như núi. Là người kinh doanh, nên mỗi lời nói, quyết định đưa ra ảnh hưởng cảm thọ không ít người như nhân viên, khách hàng, đối tác... Con thấy bản ngã sinh và bản ngã bị diệt, từ ý nghĩ, lời nói, đến hành động đều có bản ngã hiện hữu. Khi con nghe người ta nói, con cũng thấy bản ngã của họ, khi con nói con cũng thấy bản ngã của mình. Riết rồi con cũng không dám mở miệng nói, mới nhận ra câu nói của Thầy đúng là chân lý "im lặng là vàng, nói hay cũng chỉ là bạc". Con là người nói nhiều, nhiều lúc nói không kịp nghĩ là mình đã nói gì, nay con ý tứ, thận trọng hơn trong lời nói, hạn chế nói lời vô ích, nói thô lỗ, nói bóng gió, tập nói lời Chân, Thiện, Mỹ. Có lần con lỡ nói thuận theo ý người khác thì vô tình người đó lại nghĩ con cùng tư tưởng với người đó, vô tình con làm người đó càng hoang tưởng hơn nên con biết mình sai và bài học đến với con "im lặng là vàng". <p>

Có lần đang khuya con nằm thiền, cảm giác định tâm đến rất nhanh và một sự an lạc trải qua khắp thân thể con, và cũng liền sau đó, khi con nhận thấy sự an lạc đang hiện hữu thì tự nhiên cảm giác an lạc này muốn biến mất, nó bỗng nhiên mong manh như bọt xà phòng, có thể tan vỡ bất cứ lúc nào và sau đó là an lạc biến mất. Con thấy được sự sinh diệt của sự an lạc, và thấy rõ sự vô thường, không bền vững của sự an lạc. <p>

Vài ngày sau con nằm thiền trước khi ngủ, lúc này cũng ngủ trong tỉnh thức thì con nhận thấy cơ thể mình bị định cứng ngắt lần thứ 1, giống như 1 tảng băng bao phủ khắp người, kế tiếp cứng hơn nữa lần thứ 2, lần này con vẫn biết được cảm giác cứng hơn cơ thể, con biết cảm giác định đến nhưng con không nói được nên con ớ ớ, chồng con nằm bên cạnh nghe con kêu tưởng con mớ nên sờ mạnh người con, làm con la toáng thật to trong đêm, khi con la lên con vẫn biết con đang nổi sân rất rõ. Con không biết hiện tượng này như thế nào. <p>

Con có đọc cuốn "Chân đế và Tục đế" có phân tích Vật chất và Tâm, hiện tượng gì thay đổi là Chân đế, hiện tượng không thay đổi là Tục đế, Thiền minh sát là quán vào Chân đế. Và có nói "Tuệ minh sát được thành đạt qua sự quán sát tinh tế các hoạt động của thân tâm khi chúng diễn ra. Tuệ minh sát không thể thành đạt qua sự quán sát hời hợt các đối tượng, cũng không thể thành đạt qua sự suy tư, phân tích. Vì thế thiền sinh phải chú tâm quán sát các hoạt động như thấy, nghe, sờ, đụng, ngửi, nếm, ăn, uống ... Khi chúng đang diễn tiến không bỏ sót hành động nào." <p>

Thưa thầy, con thấy mình còn hời hợt với các đối tượng thân, tâm, cảnh. Con chưa ghi nhận từng chi tiết chuyển động, nâng đỡ của gió như đi, đứng, nắm, bước, sờ... Con thường nhận biết các hoạt động sau khi con vừa làm, đôi khi không để ý do hoạt động này là thói quen nên con chỉ thận trọng thôi. Xin Thầy hướng dẫn cho con cách để thành đạt quán sát tinh tế các hoạt động thân tâm cảnh ạ. <p>
Con xin chào Đức Thầy ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-11-2014

Câu hỏi:

Con kính lạy Thầy. Xin Người từ bi hoan hỉ chỉ dạy giúp con: Sau một thời gian con thực hành theo những gì Người dạy, vừa qua trong một phút con chợt nhận thấy tâm con... ở trạng thái lắng đọng... chỉ vậy thôi Thầy ạ, không gì cả nhưng dường như chấp nhận được tất cả. Con nhận thấy từ trước đến nay điều chư Phật dạy về an lạc và Niết bàn con đã hiểu sai, cái trạng thái đó ta không thể suy nghĩ mà chỉ có thể cảm nhận. Nhẹ nhàng và xúc động... không biết diễn tả ra sao. Con kính chúc Người sức khỏe và an lạc. Tri ân Người.

Xem Câu Trả Lời »