loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 1179 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'nguyên lý tu tập'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 23-12-2015

Câu hỏi:

Con kính chào Sư. Kính bạch sư cho con hỏi có ai trong cuộc sống này thật sự có hạnh phúc trong không? Hay hạnh phúc chỉ là trọn vẹn chấp nhận những gì nó xảy ra với tâm sáng suốt định tĩnh trong lành? Con xin tri ân những bài pháp Sư đã giảng mà con có duyên may đã được nghe. Con Tâm Hạnh Từ

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-12-2015

Câu hỏi:

Thưa Thầy, Thầy cho con hỏi thêm một câu ạ. Bình thường thì tâm sáng suốt, định tĩnh, trong lành. Nhưng khi việc đến, cái bản ngã trong con ứng ra liền, con thấy nó tham lam, toàn những suy nghĩ muốn giành quyền lợi cho mình trước, đã là tham rồi mà cái ý thức còn đưa ra lý do này, lý do nọ để biện minh. Chúng giống như tổ chức phiên tòa trong tâm con Thầy ạ. Bên thì tạo tác, bên thì biện minh, rối ren làm sao. Rồi con bật cười cho chính mình. Sao cái tâm mình rắc rối thế. Con mà bảo chúng im thì lúc khác chúng cũng trồi lên thôi, nên những lúc như vậy con chỉ ngồi nhìn chúng làm gì, tự nói với mình rằng, xíu tụi nó mệt, tụi nó cũng đi mất. <p>
Đúng là khi quan sát kỹ lại thì chúng cũng mất tiêu. Nhưng đúng là để tỉnh thức nhận biết chúng trong mọi tình huống thật không dễ chút nào. Thầy ơi, sao chúng trong người mình mà lại như những kẻ xa lạ đang trú ngụ tạm, lúc khởi lên, lúc mất, chẳng có gì chắc chắn cả, Thầy nhỉ? <p>

Có những tình huống cần quyết định gấp, không kịp quan sát kỹ, con bị cuốn theo và tạo tác luôn, dù nhận ra hành động của mình đang chạy theo tâm tham. Thầy ơi, trong những tình huống như thế con được Thầy dạy là cứ quan sát rõ, là chứng nhân cho chính mình, nhưng có pháp đối trị gì để mình bớt đi đến hành động, tạo tác theo cái tâm phóng dật đó không ạ? <p>

Xin Thầy hoan hỉ chỉ dạy con ạ.
Kính!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-12-2015

Câu hỏi:

Thưa Sư kính, con xin hỏi Sư một vấn đề con thắc mắc. <p>
Khi một tâm bất thiện vừa khởi lên, thấy được nó sắp tăng trưởng thì nó từ từ giảm dần và biến mất. Nhờ vậy, tâm ngày càng bớt đi những niệm bất thiện. Nhưng về mặt vi tế thì vẫn luôn có những niệm bất thiện âm thầm tác động, chi phối con người. Và một khi mất cảnh giác thì nó giống như một nguồn nguyên liệu sẽ làm bùng cháy trở lại những tâm tham, sân, si. Như vậy, chúng ta có thể triệt tiêu tận gốc nguồn nguyên liệu này hay không? Hay nó luôn tồn tại như một điều tự nhiên? Và nếu tiếp tục duy trì cách quan sát tâm này có thể chuyển hóa tận gốc những vô minh đó hay không? <p>
Con xin chân thành tri ân Sư!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-12-2015

Câu hỏi:

Kính Bạch Thầy, <p>

Con hiện vẫn quan sát mọi hành động cử chỉ rõ biết bản thân đang làm gì: đi, đứng, lái xe, ăn cơm..., nghĩ gì con cũng biết con đang nghĩ, không bị suy nghĩ cuốn đi, đặc biệt là con thích ngồi xuống quan sát thân, thọ, tâm của con, cảm giác như đang khám phá thêm được nhiều điều thú vị. Con có được nghe Thầy hướng dẫn quan sát tiếp sự sinh diệt, con có quan sát nhưng con không cảm nhận được sự sinh diệt, con cảm thấy cứ bình bình không có nhiều sự biến động trong tâm con để thấy sinh diệt. Kể cả khi con quan sát sự thở, con cũng không cảm nhận điều gì là sinh ra là diệt đi và ngược lại, con chỉ thấy thân con "nhúc nhích" thế nào khi thở. Con đang bị kẹt và con tự cáu gắt bản thân, nhiều khi muốn khóc vì thấy mình không làm được, dẫn đến càng sai lầm hơn. Con nghĩ nếu con buông xuống không cố gắng quan sát sự sinh diệt nữa thì bao giờ con mới khai thêm những tuệ khác, còn cố gắng quá thì đi ngược lại với Thiền Tuệ, nên giờ con bối rối. Mong Thầy cho con lời khuyên, chỉ ra để con tiến bộ hơn trên đường tu tập đến giác ngộ ạ. <p>

Con cám ơn Thầy,

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-12-2015

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, <p>
Trước hết con xin chúc sức khoẻ đến thầy. Con có 1 trăn trở không giải đáp được, xin thầy giúp dùm con. <p>
Thưa thầy, ĐỨC PHẬT có dạy: tham, sân, si là cội nguồn của khổ đau, vậy muốn giải thoát thì ta nên buông bỏ tham, sân, si, đúng không thầy? Nhưng thưa thầy, khi con ngồi nhìn sâu vào 3 điều trên thì thấy rất khó, thí dụ như tham sống, sợ chết hoặc muốn thoát khỏi khổ đau cũng là tham. Còn như sân, con có thể nhìn lại mình và không ôm vào lòng khi có người nói oan cho mình, nhưng ngay khi 1 con vật cắn mình dù cho đó chỉ là con muỗi thì tâm con cũng nổi lên sự sân. Con cũng đang tập thực hành lời thầy dạy là nhìn cái đau để thấy chỉ có đau chứ không có người đau, nhưng con không tách nó ra được, con thấy rõ ràng chân con đang đau và cái đau nó di chuyển như thế nào nhưng vẫn thấy là chân mình đau. <p>
Thưa thầy, con có tiến bộ trong cuộc sống, vì hiểu được những sự việc xảy ra, do đâu mà có, nhưng con cũng còn rất nhiều điều chưa thông suốt, vậy xin thầy từ bi chỉ dùm con: khi có những điều mình chưa hiểu thì nên đào sâu vào, suy tư về nó hay là chỉ buông ra không nghĩ tới? <p>
Con xin cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-12-2015

Câu hỏi:

Thưa thầy, con cần hỏi mong được thầy giải đáp! Con tin vào nhân quả, đặc biệt tin vào phước xây dựng chùa tháp. Nhưng gần đây con nghe có 1 vị thầy giảng trên youtube rằng những người kêu gọi xiển dương xây dựng là những người lừa đảo. Con không biết phước thiện do xây dựng chùa tháp có thật như kinh sách nói không? Kính thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-12-2015

Câu hỏi:

Kính thưa sư ông, phiền não có phải là tất cả những sự vật làm con người khổ đau như: bệnh tật, mất mát, chia ly, già chết... không? Kính xin sư chỉ bày cho con cách đơn giản, cụ thể để giải quyết phiền não?
Con cảm ơn sư ông.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-12-2015

Câu hỏi:

Kính thưa thầy con đọc kinh sách có những điểm chưa rõ. Kính xin thầy giải thích cho con và mọi người: <p>
- Trong kinh sách Phật giáo có nêu lên những vấn nạn: khổ đau, sinh tử, luân hồi. Kính thưa thầy có cách nào để con người có thể giải quyết những vấn nạn này không? <p>
- Trong khi đọc kinh sách con thấy có những từ ngữ sau đây chưa hiểu rõ. Kính xin thầy giải thích cho con và người tu học được rõ thêm: Như Thị, Duyên Khởi Tính Không, Vọng Tâm, Chơn Tâm. <p>
- Kính thưa thầy, con thấy có một điều vô cùng khó cho người tu học từ xưa và nhất là thời nay, vì có quá nhiều kinh, sách, luận, bài viết về đạo. Người muốn tìm đạo quả thật khó khăn, không thể đọc hết được, không biết phải đọc kinh sách nào. Kính thầy giúp chúng con. <p>
Chân thành cảm ơn thầy. Kính chúc thầy dồi dào sức khoẻ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-12-2015

Câu hỏi:

Con chào thầy ạ, con muốn hỏi về năng lực tâm trong trường hợp sau ạ. <p>
- Tại sao trong một giàn nhạc giao hưởng tới cả vài trăm người khi chơi chung một bài lại không có dù chỉ một người bị sai nhịp, tất cả đều rất ăn nhịp vào với nhau như thể họ có cùng một tâm duy nhất của một người vậy. Đó có thể coi là nhất tâm được không, cũng giống như khi mình chuyên chú làm một công việc gì đó vậy ạ? <p>
- Nếu người này nhất tâm và người khác cũng nhất tâm vẫn có thể có sự sai nhịp chứ ạ. Hay tất cả họ cùng tạo ra một năng lực tâm chung hỗ trợ, khiến cho những người khác bắt nhịp được với "tần số tâm chung" nên không ai bị sai nhịp ạ!
Con cảm ơn thầy ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-12-2015

Câu hỏi:

Con xin kính đảnh lễ thầy. <p>
Con cảm ơn thầy đã trả lời câu hỏi của con về "làm việc tay chân". Những điều thầy nói đều đúng với con ạ.
Hôm nay do tình cờ mà con nghe lại bài giảng "Trọn ven với thực tại" của thầy ở khóa giảng thứ 10. Con thấy những điều mình thắc mắc được giải đáp phần nào. Con xin tóm tắt những gì mình hiểu để thầy xem cho con là con hiểu có đúng không ạ.<p>
Tánh biết tự biết mình phải làm gì một cách chính xác nếu không có tham sân si xen vào. Mình cứ trở về thực tại thật tự nhiên là cách tốt nhất. <p>
Những thứ như hôn trầm, trạo cử không phải là xấu, nó là biểu hiện cho thấy mình đã làm điều gì đó chưa thuận pháp nên bản thân mình tự có phản ứng lại. Trong trường hợp của con là con cố gắng làm những việc con không thích vì nghĩ rằng qua những việc đó con sẽ học ra nhiều điều hay. Con nhớ lời thầy là việc gì cũng có mặt lợi của nó, việc gì cũng giúp mình học ra bài học giác ngộ. Nhưng vì con cứ cho là mình phải làm như vậy, phải cố gắng học ra bài học ngay từ lúc này nên tự mình làm mình khó chịu. Lời thầy dạy rõ ràng vậy mà con vẫn chưa hiểu hết và hành đúng được. Đây là bài học cho con về việc "tự lượng sức mình" trên con đường học đạo. <p>
Con thấy rằng để hiểu cách hành cho đúng cần nghe đi nghe lại thật nhiều bài pháp thoại. Có những lúc con nghe thầy nói điều A trong bài pháp này nhưng lại nói đừng chấp vào A trong bài pháp khác. Nếu nghe mà không hiểu kỹ thì rất dễ hành sai đường. Đơn giản vậy thôi mà với con hiệu quả "khôn lường". Như trong trường hợp vừa rồi, con cứ nghĩ học ra bài học ngay trong hiện tại là cố gắng vượt lên cho dù hoàn cảnh thế nào. Con chấp chặt và cứ giữ khư khư điều đó nên tự làm mình khổ não. Con quên rằng thầy đã nói: tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác MỘT CÁCH TỰ NHIÊN, con quên đi sự tự nhiên trong khi hành mà cố gắng làm việc quá sức mình, như vậy là không hiệu quả. Lại thêm một bài học để con quay trở lại quan sát thân tâm mình. Nếu thường quan sát thân tâm mình con sẽ biết cách tự điều chỉnh hợp lý hơn.
Người lý trí thường hay phân vân, bất định... con đúng là như thế ạ. Thưa thầy, con có cần lưu ý gì khi thực hành không ạ? <p>
Con kính đảnh lễ thầy. Con chúc thầy thật nhiều sức khỏa để tiếp tục chỉ bày cho chúng con.

Xem Câu Trả Lời »