loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 1179 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'nguyên lý tu tập'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 09-12-2015

Câu hỏi:

Con chào Thầy ạ. Trong bài giảng phân biệt hơi thở và sự thở, khi đi thì tự động đi thôi không có cái ta đang đi trong đó. Cái hành động đi đó là tự động và mình chỉ biết thôi chứ không cố gắng theo dõi, ghi nhận vào từng bước chân phải không ạ? <p>

Mỗi buổi sáng khi thức dậy, các hành động tự nhiên như xỏ dép, lấy thuốc đánh răng, chải răng... diễn ra một cách tự động và mình chỉ cần biết mà không cần cố gắng theo dõi, ghi nhận vào từng động tác phải không ạ? Cũng như khi thấy ngứa ở trên mặt thì đưa tay lên gãi trong cái biết trọn vẹn tỉnh thức thôi mà không cần chủ ý ghi nhận sự ngứa và chủ ý giơ tay lên để gãi phải không ạ? <p>
Trên đây là một số điều mà con vẫn còn thắc mắc trong việc thực hành ạ. Từ lúc con hỏi thầy về thực hành niệm hơi thở trong tứ niệm xứ được thầy khuyên không nên nhầm lẫn hơi thở và sự thở, đó cũng là lần đầu tiên con nghe đến hai khái niệm này trong thiền, con nghe bài pháp thoại thầy giảng con mới phân biệt được và hiểu sâu hơn. Con cám ơn thầy nhiều lắm. Con chúc thầy luôn an lạc và mạnh khỏe ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-12-2015

Câu hỏi:

Thưa Thầy, tía con ngày nào cũng ngồi đọc sách Phật nhưng gặp chuyện tới là sân, cái gì cũng cho người khác là sai và mình là đúng, không thèm nghe ai nói. Con không biết khuyên tía con thế nào nữa, xin Thầy giúp đỡ con. Con cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-12-2015

Câu hỏi:

Kinh Thua Thay.
Neu ai nhin thay tat ca moi phap den di trong cuoc song deu la chat lieu can thiet cho su giac ngo thi cuoc song nguoi do se tot dep, phong phu, va tu bi hon... dung khong thua Thay?





Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-12-2015

Câu hỏi:

Con chào thầy ạ, thưa thầy cho con hỏi lục đạo luân hồi có phải xuất hiện sau thời đức Phật vài trăm năm không ạ? Con nghe một vị tăng sĩ nói rằng cảnh giới địa ngục được nhắc đến trong kinh địa tạng là hình ảnh vay mượn từ bà-la-môn giáo không phải do Phật thuyết. Con không rõ lắm, có phải cảnh giới địa ngục có những con quỷ sứ hành hình tội nhân không ạ? Con cảm ơn thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-12-2015

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ Thầy. <p>

Con đã biết đến và thực hành Thiền đã được vài năm, khi có khi không, và chỉ thật sự chú tâm thực hành trong khoảng một năm qua sau khi tham gia hai khoá thiền Vipassana 10 ngày. <p>

Khi trở về nhà, con tiếp tục hành thiền, chánh niệm tỉnh giác phát triển mạnh mẽ. Con thấy tâm mình khởi lên, sinh diệt, tốt xấu đều hiện ra trong từng khoảnh khắc, trong sự an tĩnh của tâm. Nhờ đó biết mình cũng đầy dẫy xấu tốt, biến chuyển luân hồi trong diễn tiến của mọi sự việc diễn ra trong ngày. Nhờ đó, thấy, hiểu và cảm thông người khác hơn. <p>

Tuy nhiên gần đây có một vài hiện tượng làm con rất lo lắng và sợ hãi. Có một dòng năng lượng luôn xuất hiện nơi đỉnh đầu, khi sờ vào đều thấy nóng và ngày càng u lên, và xung quanh trán như có một dòng điện, đặc biệt được cảm nhận tại phòng nơi con thiền. Gần đây, con cảm thấy mình tinh tấn thêm một chút, thấy sự vi tế diễn ra ngay cả khi làm việc, cảm nhận thọ mọi lúc, đến nỗi con thấy mình nhẹ tênh, như bay, thân như hoà tan trong không gian quanh mình. <p>

Con sợ quá nghĩ xem tâm có quá mong cầu đạt được điều gì đó trong lúc hành thiền, có vẻ là không, nhưng con sợ đến nỗi phải ngưng hành thiền để trở lại trạng thái bình thường. Nhưng sau khi ngưng thiền, cơ thể con như bị suy nhược. <p>

Con không biết con phải làm gì bây giờ?
Xin thầy chỉ giúp. Con cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-12-2015

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ thầy. <p>
Thưa thầy, xin thầy cho con hỏi, khi con làm việc tay chân như nhổ cỏ, sửa đồ lặt vặt hay làm đồ thủ công con cảm thấy rất bứt rứt. Con không thấy thoải mái, hay nghĩ đến nhưng điều khác... Con không cảm thấy thư thái và tự nhiên. Lúc đầu con tưởng là do tư thế ngồi lưng không thẳng và bụng bị ép làm con không thoải mái nhưng khi con ngồi thẳng lại cũng không hoàn toàn điều chỉnh được trạng thái. Khi con làm việc đầu óc như đọc sách hay ngồi nói chuyện thì không bị thế. Con đã thử nhiều cách khác nhau như thả lỏng, nhắc mình tự nhiên, chú tâm hay thoải mái đều không hiệu quả. <p>
Xin thầy cho con biết đó là do thói quen hay là con hành sai ở chỗ nào ạ? Hay là con chưa bắt đúng vào "nhịp" của thời điểm đó ạ? Khi con đánh những dòng chữ này với tốc độ nhanh hơn con lại thấy thoải mái hơn là đánh chậm. Nhưng khi con dò lỗi chính tả thì vì đánh nhanh nên sai nhiều quá! Nhịp độ có lẽ nên không nhanh không chậm. <p>
Con kính đảnh lễ thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-12-2015

Câu hỏi:

Con chào thầy ạ, thầy cho con hỏi, sống trong một môi trường xấu tâm luôn sân hận, bất an, ta nhận ra bất an và trọn vẹn cảm nhận sự bất an đó để tâm an. Hay ta nên tránh xa môi trường xấu đó để không tưới tẩm hạt giống giận dữ, hận thù, khổ đau trong tàng thức ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-12-2015

Câu hỏi:

Con chào Thầy ạ, thầy cho con hỏi minh sát tiến trình ngũ uẩn xảy ra như sau: <p>

Ví dụ 1: Khi chánh niệm ta nghe thấy 2 người gần đó đang nói chuyện với nhau. Tiến trình ngũ uẩn có diễn tiến lần lượt theo thứ tự như sau: <p>
1. Âm thanh đi qua tai (sắc uẩn) <p>
2. Tai nghe thấy âm thanh mà chưa rõ nội dung là gì (thức uẩn) <p>
3. Biết được nội dung của âm thanh là câu chuyện nói xấu mình (tưởng uẩn)<p>
4. Trong người thấy khó chịu (thọ uẩn)<p>
5. Tức giận, nói trả lại người đó (hành uẩn) <p>

Ví dụ 2: Khi đang ngủ thì thình lình nghe thấy một âm thanh chát chúa <p>
1. Âm thanh đi qua tai (sắc uẩn)<p>
2. Tai nghe thấy âm thanh lớn (thức uẩn) <p>
3. Tôi cảm thấy khó chịu (thọ uẩn) <p>
4. Tôi biết được đó là tiếng đóng cửa (tưởng uẩn)<p>
5. Tôi nổi sân trong người (hành uẩn)<p>

- Thầy cho con hỏi tiến trình ngũ uẩn xảy ra như thế nào mới đúng ạ? Nếu áp dụng trong khi tu tập thì chỉ nên dừng lại ở thức uẩn thì sân sẽ không phát sanh phải không ạ? <p>

- Trong Thiền Tông thì Thức uẩn (cái biết đơn thuần của mắt, tai...) có phải là Chân Tâm (Không thêm-bớt, Không sanh-diệt, Không tăng-giảm, không nhơ-sạch) không ạ? <p>

- Con mới tìm hiểu sơ lược về Vi Diệu Pháp con được biết về Tâm và Tâm sở, Tâm trong Vi Diệu Pháp có đồng với Chân Tâm trong Thiền Tông không ạ? Tại sao Chân Tâm trong Thiền Tông không sanh không diệt mà Tâm, Tâm sở trong Vi Diệu Pháp lại có sanh, có diệt ạ? <p>

Con cảm ơn Thầy ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-12-2015

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ Sư. Hôm thứ 7 vừa rôi được gặp và nghe Sư giảng con rất vui. Hôm đó lúc được Sư hướng dẫn buổi đầu tiên con như là được ở trạng thái người bắt đầu tập bơi vậy. Cho đến lúc Sư không nói gì nữa cả để mọi người trải nghiệm trạng thái đó một thời gian ngắn con thấy chút tĩnh lặng cả bên trong và bên ngoài. Nhưng lúc Sư di chuyển thì con lại đi theo Sư từ lúc đi ra khỏi phòng rồi vào lại. Vậy cho con hỏi cái biết con đi theo Sư như vậy có gì đó đúng và không đúng trong minh sát như thế nào con vẫn chưa được rõ. Con mong được Sư hướng dẫn rõ giúp con. Con xin chúc Sư an lạc!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-12-2015

Câu hỏi:

Chào thầy! Con có 1 băn khoăn mong thầy cho con lời khuyên. Con rất ham chơi, mặc dù con có công việc phải làm, nhưng nếu ai đó gọi con đi chơi là con lại bỏ việc để đi chơi. Con ý thức được điều đó không tốt vậy mà con vẫn không thắng được mình. Con nghe thầy giảng thì chỉ cần "biết" là được, con đang như thế nào thì biết như thế ấy, vậy thì con vẫn bị nghiệp lôi kéo. Vậy lợi ích trong việc "biết" là như thế nào hả thầy? Cúi mong thầy giải thích thêm cho con được rõ. Con cám ơn thầy nhiều ạ! Con chúc thầy sức khỏe.

Xem Câu Trả Lời »