loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 661 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'tinh tấn chánh niệm tỉnh giác'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 07-12-2013

Câu hỏi:

Thầy quý kính, <p>

Thắm thoát, mà con đã học Pháp hàm thụ với Thầy gần tròn một năm rồi, tâm trạng lần đầu tiên con được nghe Pháp Thầy dạy, thật là không biết nói sao. <p>

Trước ngày được gặp Thầy, con đã trải qua một thời gian khá dài, để dồn tất cả mọi nỗ lực theo học và thực hành một phương pháp cứng ngắt, khuôn khổ, khắc nghiệt, nên con đã hoàn toàn kiệt sức. <p>

Con bèn quyết định từ bỏ phương pháp mà con đã khổ công tu bấy lâu nay này, bởi cảm giác: “càng tu, con càng cảm thấy mù mịt.” Có nhiều lần, con tự hỏi: “Có phải, mình đang đi ngược đường?” “Tại sao tâm mình càng ngày, càng trở nên, chai lì như thế này?” Con cứ như là con nhộng trong cái kén, cứ loay hoay mãi mà không biết làm sao để thoát ra!<p>

Con có quá nhiều câu hỏi, nhưng lại không biết hỏi ai, nên mỗi đêm, giữa khuya thanh vắng, trong tâm trạng khắc khoải, tuyệt vọng và đau khổ cùng cực, con ra quỳ dưới chân Đức Thế Tôn, và con cảm nhận được lòng từ của Ngài, con tâm sự với Ngài về “nỗi lòng học Đạo” của con. <p>

Và như Thầy đã thường khẳng định với chúng con: “Pháp tự nó vốn đã hoàn hảo, không cần chúng ta xen vào.” Thế rồi có những duyên đưa đẩy đến, giúp cho “Hết cơn bỉ cực, đến hồi thới lại.” <p>

Thật là hạnh phúc tuyệt diệu biết bao sự vận hành tự nhiên của Pháp, con có đủ duyên lành để học Pháp của Thầy, một điều hạnh phúc hơn nữa là, “Thầy chính là vị Thầy con mơ ước, mà con lại hoàn toàn không hay biết là qua những lời mà con đã kể lể với Đức Thế Tôn, thì chính trong thâm tâm con đã thầm mơ ước có được một vị Thầy Đại Từ, Đại Bi như vậy.” <p>

Con cám ơn Pháp đã giúp cho con có cơ hội để được trải nghiệm những nỗi đau khổ cùng cực, do cái ngã bị tổn thương trầm trọng, những vấp ngã từ sự thực hành sai, trước khi được gặp Thầy, nên lần đầu tiên ngay khi nghe Thầy dạy, con đã nhận được tài sản vô giá mà Thầy đang tìm đủ mọi cách để trao lại tận tay cho chúng con. <p>

Với niềm tin vững chắc ở nơi Thầy, nên con không phải mất một chút thời gian quý báu nhỏ nào hết cho những thắc mắc, đối chiếu, so sánh, hoặc phải bơi trong rừng chữ nghĩa để tìm kiếm một điều gì, mà con chỉ một lòng, một dạ ứng dụng ngay Pháp đơn giản, thiết thực, hiện tiền, mà Thầy đã thực chứng từ những trải nghiệm của chính bản thân mình trong cuộc sống. <p>

Thưa Thầy, nhờ con luôn “Nhớ” và “Biết” đúng lúc, nên việc thực hành Pháp Thầy dạy, đối với con nhẹ nhàng và thú vị lắm, và đôi lúc con cũng hưởng được hương vị cao quý của Pháp Bảo chút chút. <p>

Thầy ơi! Có một điều thật thú vị, là ngay cả một đứa bé, mới biết đi chập chững, lại ứng dụng Pháp “Thận Trọng, Chú Tâm, Quan Sát” điêu luyện vô cùng. <p>

Con có đứa cháu vừa mới chập chững biết đi, mỗi lần mấy đứa cháu của con có dịp tụ hội về nhà con để thăm Bà, thì chúng cứ dẫn nhau chạy lên, chạy xuống tầng lầu như mắc cưỡi, cháu mới biết đi chập chững này, nó cũng ráng sức theo anh chị của nó để lên xuống cầu thang. <p>
Con ngồi quan sát để coi chừng mấy đứa nhỏ đang chạy chơi, và thử xem cháu nhỏ nhất nó làm sao? Con thấy: Lần đầu tiên khi cháu muốn đi xuống cầu thang, nó nhìn xuống phía dưới trước, có lẽ nó thấy độ cao nên sợ, nó bèn xoay lưng lại, và giữ tư thế xoay lưng về phía trước để đi xuống cầu thang, tay cháu thì vịn chắc bậc thang trên để làm điểm tựa thủ thế, còn chân thì cứ cẩn thận dò từng bàn chân một, để đặt bàn chân lên nấc cầu thang dưới kế tiếp, cháu làm từ từ như vậy, và cuối cùng đã đi xuống được tới đất, mà không cần đến sự giúp đỡ của ai hết. <p>

Con thấy tức cười là, trong khi cháu đang thận trọng đi xuống cầu thang, thì mấy đứa kia đã chạy lên, chạy xuống, đuổi bắt nhau được mấy vòng rồi, mỗi lần mấy đứa kia chen đi ngang, miệng bóp kèn “tin tin” thì cháu nhỏ đứng nép qua một bên, cho anh chị nó chạy qua, xong nó lại tiếp tục kiên nhẫn học tiếp bài học đi cầu thang của nó. <p>

Đến khi xuống tới đất rồi, thì cháu lại chậm rãi, hoan hỉ leo ngược trở lên lầu một cách kiên nhẫn, không quan tâm tới việc, anh chị của nó đang làm gì, nó cứ chăm chỉ dùng bàn chân nhỏ xíu của nó, thận trọng bước những bước chập chững của nó mà thôi. <p>

Con thành kính đảnh lễ Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-11-2013

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, con rất cám ơn Thầy đã giảng cho con hiểu. Con đã hiểu lầm là thận trọng chú tâm quan sát khác với trở về thân thọ tâm pháp và tùy vào trường hợp mà ứng dụng niệm thân thọ tâm pháp bên trong hay bên ngoài như đức Phật đã dạy. Khi làm việc, con có thận trọng, chú tâm nhưng thiếu quán sát một cách tỉnh giác... Thí dụ như khi khách hàng trả tiền, con đưa tay ra nhận nhưng chỉ biết là bao nhiêu để thối lại cho đúng mà không biết lúc đó có thể niệm động tác của thân. Khi con mỏi chân, con có biết nhưng không biết đó là niệm thọ. Khi con trả lời khách hàng, con biết thái độ tâm lúc đó ra sao nhưng không biết đó là niệm tâm hay niệm pháp... Con thiếu quán sát trong tỉnh giác như vậy đó, đúng không Thầy? <p>
Vậy là con ngủ ngon rồi. Kính lạy Thầy 3 lạy. Con chúc Thầy an lạc.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-11-2013

Câu hỏi:

Thưa Thầy! Con nhận ra rằng Cái Thấy của chánh niệm tỉnh giác về bất cứ đối tượng nào thì cũng đều trong sáng, không thay đổi. Cái Thấy đó có phải là chân Tâm của mình không thưa Thầy? <p>
Con mới đọc được một bài viết nói rằng chánh niệm là 1 tâm hành, và đối tượng của nó cũng vậy (ví như tâm sân). Và ta thì không thể kinh nghiệm 2 tâm này cùng một lúc được. Mà đó chỉ là ý thức về cơn sân. Tức là Chánh Niệm không thể chuyển hóa được khổ đau. Nghiệm lại mình con thấy cũng đúng. Thực sự con đang rất rối Thầy ơi!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-11-2013

Câu hỏi:

Kính Thầy! <p>
Mỗi khi ngồi tĩnh lặng để quán hơi thở hay quán tâm mình con thường hay bị mất chánh niệm. Khi có một suy nghĩ (thất niệm) khởi lên con không nhận ra được nó ngay, chánh niệm chỉ trở lại khi dòng suy nghĩ đã "đi được một đoạn". Thưa Thầy, như vậy có phải chánh niệm của con còn quá yếu? Có phương pháp nào để tập luyện gia tăng chánh niệm không?
Mong Thầy từ bi hoan hỷ chỉ dạy cho con. Con chúc Thầy có nhiều sức khỏe!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-09-2013

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ và chúc Thầy sức khỏe. Thầy dạy con thư giãn buông xả và thận trọng chú tâm quan sát tức tinh tấn chánh niệm tỉnh giác. Con thực hành như vậy mà sao có khi con thấy hơi thở của con, vậy chắc là con hành sai phải không thưa Thầy? Nếu sai con phải sửa làm sao, xin thầy chỉ giùm con. <p>
Con cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-09-2013

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, <p>
Con thường bị chìm đắm trong những sự việc đã xảy ra trong quá khứ. Nội tâm con không đủ chánh niệm để biết mình đang bị lôi kéo miên man trong những tưởng tượng. Thầy cho con lời khuyên.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-07-2013

Câu hỏi:

Thưa Thầy, con rất cám ơn câu trả lời của Thầy. Đúng là trong con có đủ cả hai điều Thầy phân tích. Con cũng nhận ra mình còn thiếu tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác. Con sẽ thường nhắc nhở mình hơn Thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-06-2013

Câu hỏi:

Con thành kính tri ân Thầy đã dành thời gian quý báu để trả lời thắc mắc của con. Hình ảnh ví dụ về cây đèn pin minh hoạ cho chánh niệm và tỉnh giác thật hay thưa Thầy. Con đã hiểu rồi!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-06-2013

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, <p>
Đầu tiên con kính đảnh lễ Thầy. Thầy tuy xa tít nửa vòng trái đất nhưng vẫn thật gần gũi với chúng con trên trang web này.<p>
Hôm nay nhân tiện có đạo hữu trình với Thầy về Chánh niệm tỉnh giác. Con kính xin Thầy hoan hỷ giảng giải giùm con có phải Chánh niệm tỉnh giác là hai trạng thái nên luôn đi kề với nhau thì tốt hơn khi tách rời nhau? Có người có chánh niệm nhưng không có tỉnh giác hoặc có tỉnh giác nhưng lại không có chánh niệm không thưa Thầy? Tại sao có những người đang lái xe, biết mình đang lái xe nên vẫn lái xe an toàn nhưng lại đi lạc đường hoặc có khí có người vừa chạy xe vừa rơi vào trạng thái "định" đến khi "lọt đất" vì chiếc xe va vào ổ gà làm té nhưng vẫn không thấy đau dù bị thương?
Kính mong Thầy khi thuận tiện cho con lời chỉ dạy. <p>
Con kính tri ân Thầy.
Kính chúc Thầy luôn khỏe và an vui.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-06-2013

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy: nghe thầy dạy con đã thực hành chánh niệm tỉnh giác trong mọi lúc có thể, thì có 2 lần con rơi vào trạng thái không cần cố gắng mà vẫn thấy rõ được mọi cử động và hơi thở ra vào, tâm thì thanh thản, hành động nhẹ nhàng chậm rãi mặc dù công việc cần khẩn trương, con mới hiểu câu Thầy nói thanh thản trong bận rộn, ung dung trong ràng buộc... Lần đầu kéo dài hơn 1 giờ, lần 2 hơn nửa giờ. Nay trình Thầy xin thỉnh ý chỉ dạy. Con xin đảnh lễ Thầy.

Xem Câu Trả Lời »