loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 661 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'tinh tấn chánh niệm tỉnh giác'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 02-03-2015

Câu hỏi:

Con kính chào thầy, đầu năm con kính chúc thầy thật nhiều sức khoẻ. <p>
Thưa thầy cho con hỏi, việc lướt web lên mạng có làm mất đi chánh niệm không thưa thầy? Dĩ nhiên là con nói xem những thứ lành mạnh hoặc những mục giải trí thư giãn vô hại. Tóm lại là một việc có nên tránh xa không ạ? <p>
Con kính ơn thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-01-2015

Câu hỏi:

Con đang tìm hiểu và thực hành chánh niệm tỉnh giác. Con cám ơn thầy vì thầy đã viết và giảng về thiền rất hay. Tuy nhiên, con chưa hiểu lắm nên có mấy thắc mắc, mong thầy giảng cho con. <p>

Về thực hành, khi ngồi thiền hay trước khi ngủ vào mỗi tối, con thấy vọng niệm khởi lên rất nhiều. Con tập để tâm tỉnh giác vào các vọng niệm (chỉ biết các vọng niệm khởi lên và tắt đi mà không có tác ý gì). Nhiều khi vọng niệm tự tắt. Nhưng nhiều khi vọng niệm kéo lên quá nhiều, làm con khó tỉnh giác. Trong những lúc như vậy, con thực tập quán niệm hơi thở hay niệm Phật. Tuy nhiên, đôi lúc con mất tỉnh giác một vài phút mới nhận ra. Không biết con thực hành như vậy có đúng không ạ? <p>

Còn về lý thuyết, con chưa hiểu thực hành chánh niệm tỉnh giác đến lúc nào thì phá được ngũ uẩn? Nếu phá thì phá từng uẩn hay phá cả 5 uẩn một lúc? Hơn nữa, làm sao hay khi nào hành giả biết mình chứng hay trải nghiệm các Thánh Quả (như Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm,..)? <p>

Con cám ơn thầy rất nhiều!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-01-2015

Câu hỏi:

Con kính chào Thầy,
Con nghe nói rất nhiều về tánh biết nhưng không thật sự hiểu về nó. Sau đây là một số trường hợp để giúp con sáng tỏ hơn về tánh biết, xin thầy giúp con để con có thể hiểu rõ hơn.
1. Khi giận, biết mình giận, cái này có phải là tánh biết không?
2. Nếu đã giận tức có vô minh, mà vô minh thì tánh biết bị che lấp? Khi nhận ra được mình đang giận, chỉ chú tâm và quan sát cơn giận, thấy được những lý luận trong nội tâm, những cảm giác trên thân, thọ do kết quả sinh lý của cơn giận, sự chú tâm đơn thuần quan sát đó là gì? Chánh niệm hay tỉnh giác?
3. Chánh niệm có khác tỉnh giác không? Khi tỉnh giác có phải là lúc tánh giác không bị che mờ?
4. Thấy, biết thân tâm mà không xen khái niệm vào sự vận hành của pháp có phải là tánh biết không?
5. Làm thế nào để phát triển tánh biết?

Kính xin thầy soi sáng cho con.

Con chúc Thầy thân tâm luôn thường lạc.




Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-01-2015

Câu hỏi:

Kính Thầy! Con hiểu: <p>
- Tánh Đế là cái thấy trong đó còn có năng và sở, ngã và pháp, còn cái ta chánh niệm và đối tượng được chánh niệm. Có thể hiểu Tánh đế là chỗ mà thiền tông gọi là "đầu sào trăm trượng" đúng không ạ?<p>
- Thánh Đế là cái thấy trong đó không còn cái ta chỉ còn hành động trọn vẹn chánh niệm, chỉ còn pháp tự vận hành. Đúng không thưa Thầy? <p>
Kính Thầy chỉ dạy thêm. Con thành kính đảnh lễ Thầy với tất cả lòng biết ơn.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-01-2015

Câu hỏi:

Kính thăm Thầy,<p>
Dạ thưa Thầy con có việc này mong Thầy cho con lời khuyên. Con nghe một số người bảo là con có vong (người âm theo). Con tự quan sát trên thân tâm mình con thấy có những lúc con không làm chủ được bản thân mình trong hành động và lời nói. Trước đây con có 2 người bạn học chung lớp bị chết lúc còn trẻ một người là nữ mất lúc khoảng 20 tuổi, một người là nam mất lúc 19 tuổi và con cũng có 1 người Chú ruột mất khi chiến tranh đến giờ vẫn chưa tìm thấy xác của Chú. Mong Thầy chỉ dạy để con có thể thoát ra tình trạng này. Con cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-01-2015

Câu hỏi:

Con đọc hai cuốn sách của Thầy (Thực Tại Hiện Tiền & Sống Trong Thực Tại), con rất thích. Tuy nhiên, có một số chỗ con vẫn chưa hiểu nhiều, mong Thầy giúp con thêm. <p>

- Trong chương 3 cuốn “Sống Trong Thực Tại”, Thầy có dạy tánh biết/thấy “của tâm vốn rỗng lặng trong sáng, tức là sẵn có định tuệ đầy đủ, tự nhiên." Như vậy, tánh biết/thấy này thuộc phần nào của tâm/tâm sở (của Vi diệu pháp hay Duy thức)? Hay là một phần của chân tâm (như kinh Thủ Lăng Nghiêm mô tả)? <p>

- Vấn đề thứ 2 con muốn hỏi là Chánh niệm. Trong chương 3 cuốn sách này, Thầy cũng viết "Chánh niệm là tâm trọn vẹn với đối tượng thực tại (không còn năng sở)". Như vậy, chánh niệm là một dạng để tánh biết tự chiếu soi mà không có tác ý gì? Không biết con hiểu như vậy có được không vì con nghe một số quý thầy giảng chánh niệm bao giờ cũng có năng niệm và sở niệm. Khi nói chánh niệm là một loại tâm hành (trong 51 tâm hành) và bao giờ cũng có năng niệm và sở niệm, thì chánh niệm này phải hiểu như thế nào? <p>

Con cám ơn thầy rất nhiều!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-12-2014

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ sư. Con có những điều chưa rõ trên đường tu học. Kính xin sư giải thích cho con: <p>
1- Nếu tu theo phép chỉ có cái Biết quan sát mọi sự mọi việc đến rồi đi thì GIỚI (sát, đạo, dâm, vọng) trong đạo Phật có cần đề ra và tuân thủ không? <p>
2- Con thấy vọng tâm cứ sinh, diệt rồi lại sinh. Nếu không dùng cách để ngưng dứt mà chỉ Biết thì biết bao giờ tâm mới được an? <p>
3- Mỗi người nhìn mọi sự mọi việc theo lăng kính riêng của mình. Họ bị chi phối bởi giống loài, giới tính, nghề nghiệp, học thức, địa vị xã hội, tuổi tác. Như vậy con thấy vẫn còn chưa nhìn và sống bằng sự thật, do đó vẫn còn như trong mơ. <p>
Thành tâm kính xin sư giải đáp và dạy cho con cách làm sao để được nhìn vạn vật bằng cái nhìn chơn thật và sống với tánh giác vốn có. Con mong sư luôn khỏe mạnh. Kính thư.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-11-2014

Câu hỏi:

Thưa thầy, con năm nay đã 58 tuổi, đã có vợ và 2 con. Con sống trầm lặng không ham thích thứ gì còn vợ con thì ham muốn rất nhiều, nên rất khó nói chuyện được với nhau. Cách đây vài tháng tình cờ con gập một phụ nữ trên Facebook, con đọc các lời bình và các bài người ấy đưa lên trang fb mà thấy ngưỡng mộ vô cùng. Tình yêu thương chúng sinh của người ấy làm con thật sự cảm kích. Và khi người ấy đồng ý kết bạn với con thì là lúc trái tim con đập loạn nhịp. Từng giờ từng phút con mong ngóng người ấy xuất hiện trên fb để được trò chuyện. <p>
Con cho rằng đó là nhu cầu tất yếu của con người và cũng là thuận theo quy luật tự nhiện. <p>
Con mong thầy chỉ cho con biết cái đúng cái sai của sự việc trên. <p>
Con xin đội ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-11-2014

Câu hỏi:

Con kính lễ Thầy. Hiện giờ con đang rơi vào nghiệp ái nặng với một vị xuất gia. Chúng con nghĩ chúng con sẽ nương tựa nhau để cùng tu tập cho đến ngày giải thoát ngã chấp. Nhưng con cảm giác ý đó không ổn. Con muốn thoát ra, không tiếp tục nữa nhưng con không đủ lực để thoát ra. Con xin Thầy cứu giúp con. Con có nghe rất nhiều bài giảng của Thầy trên mạng. Con nắm những ý chính Thầy dạy là "thận trọng, chú tâm, quan sát; sáng suốt, định tĩnh, trong lành; tùy duyên thuận pháp, vô ngã vị tha..." Con đang thực hành lời dạy của Thầy nhưng chưa trọn vẹn được. Con nhớ ngày xưa con có đến thăm Thầy một lần. Thầy có dạy con là "Học đạo quý vô tâm/ Làm nghĩ nói không lầm/ Sáng trong và lặng lẽ/ Giản dị mới uyên thâm". Con nghe qua là nhớ liền và con thực hiện từ đó đến nay trong cuộc sống. Thầy dạy hãy sống trong thực tại, không nuối tiếc dĩ vãng, không vọng cầu tương lai. Con xin thành tâm kính lễ và tri ân Thầy. Con kính chúc Thầy thân tâm thường an lạc để làm bóng mát Bồ Đề cho chúng con nương tựa.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-11-2014

Câu hỏi:

Bạch Thầy, trong quá trình hành pháp con cảm nhận rằng tâm của con an hơn trước kia rất nhiều, vì con không có lo lắng hay mơ mộng về đều gì cả, nếu có những gì khởi lên trong tâm, con đều tỉnh giác và biết được sự hiện hữu của chúng, con phát hiện ra một điều, sở dĩ có đau khổ do tâm vô minh chấp ngã nên khi thấy hay nghe liền bị dính mắc. Bản tâm vốn thanh tịnh, trong sáng đâu có niệm lăng xăng hay dính chút bụi trần nào. Bạch Thầy nhưng đôi lúc con hành pháp tỉnh giác trong mọi hành động, dường như con lại bị vướng vào sự tỉnh giác hay sao ấy, lúc đó con không thấy được bản tâm thanh tịnh nữa. Bạch thầy, xin thầy cho con một lời khuyên, con kính đảnh lễ tri ân thầy.

Xem Câu Trả Lời »