loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 661 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'tinh tấn chánh niệm tỉnh giác'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 26-08-2015

Câu hỏi:

Thưa sư, con có vài câu hỏi như sau: <p>
1. Thế nào là chánh niệm? <p>
2. Con muốn tham gia khóa thiền Vipassana nhưng vì mổ cột sống nên con không thể ngồi xếp bàng được, vậy khi con ngồi trên ghế hai chân thẳng xuống thì việc tu tập có hiệu quả không? <p>
Kính nhờ sư chỉ giúp cho con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-08-2015

Câu hỏi:

Mô Phật! Con thành kính đảnh lễ Thầy! Kính bạch Thầy! <p>
1. Hiện nay, có nhiều bài giảng về cùng một bộ Kinh của nhiều tác giả với nội dung có phần khác nhau. Khi con đọc những phần giảng luận như vậy, con có nghi ngờ thì sự nghi ngờ này có sai không? Khi giảng cùng một bộ Kinh tuy tác giả khác nhau nhưng ý nghĩa trong một bộ Kinh luôn luôn có giống nhau không? <p>
2. Thưa Thầy, khi con chú tâm quan sát con nhận thấy khi con làm việc đúng hay sai con đều biết. Trước khi làm một việc gì đó, thì trong tâm đều khởi lên ý muốn, nếu ý muốn này sai mà có lực thôi thúc mạnh thì mặc dù vẫn biết là sai nhưng thân vẫn làm theo ý muốn đó. Có phải ý muốn ở đây là nghiệp lực dẫn con đi vào sự luân hồi không? Có phải vì điều này nên Đức Phật dạy chúng con cần chánh niệm tỉnh giác nhằm tăng thêm sự định tĩnh sáng suốt để không bị ý thức của bản ngã dẫn dắt? <p>
Con thành tâm tri ơn Thầy rất nhiều vì Thầy đã tạo điều kiện cho chúng con có thể thân cận học hỏi dù chúng con vẫn ở xa Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-08-2015

Câu hỏi:

Con chào Thầy. Trong cuộc sống hằng ngày, con vẫn thường thận trọng, chú tâm, quan sát. Con cảm thấy sự cố gắng như vậy làm mất nhiều sức lực. Nhưng có đôi khi con buông luôn cả ý đồ cố gắng thận trọng, chú tâm, quan sát thì con vẫn biết thân, thọ, tâm, pháp mà không cần phải cố gắng để tổn hao sức lực. Thưa Thầy, có phải cái biết này là tánh biết đang biết, còn cái biết trước là bản ngã đang biết? Con cám ơn Thầy ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-08-2015

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy! Con có duyên lành được biết đến Phật Pháp hơn 2 năm nay. Ngay từ những ngày đầu tìm hiểu về Phật pháp con đã thấy mình có căn tính để tu hành theo pháp môn Thiền quán. Trước khi được biết Thầy và website trungtamhotong này con đã thực hành, có thể nói là khá tốt về chánh niệm trong cuộc sống. Bởi có những khoảng thời gian (dù không được dài) con sống được với cái tâm trong sáng, an lạc, tham sân si hầu như vắng bóng trong tâm. Nhớ lại lúc đó con thực hành chánh niệm, nhất là chánh niệm trên tâm, quan sát tâm rất tốt. Mọi suy nghĩ tư tưởng khởi sanh con đều ghi nhận kịp thời, đồng thời cái thấy thấy mọi ý niệm sanh khởi lúc đó rất trong sáng, vì vậy mà các ý niệm bất thiện đều không lôi kéo được con dẫn tới hành động. Gặp được Thầy trong kiếp sống này con biết là con có phước không hề nhỏ. Nguyên lý tu hành mà Thầy chỉ bảo con đã hiểu rõ trên mặt lý. Nhưng vấn đề của con bây giờ lại thật là phức tạp Thầy ạ. Con không thể có được chánh niệm. Khi trở về quan sát thân và tâm con không còn thấy được chúng như chúng đang là, cái tâm con luôn vọng động, không đủ sáng suốt và định tĩnh để nhìn các pháp đến rồi đi một cách an nhiên nữa. Chính vì vậy mà con phải chịu phiền não, khổ sở. Nhiều lúc con thấy thất vọng về chính mình. Con biết là do con đã sai ở chỗ nào đó nhưng con không thấy được. Thầy có thể tháo gỡ cho con chỗ này không và cho con biết nguyên nhân nào dẫn tới con không thể chánh niệm được như trước nữa. <p>
Con xin thành kính tri ân Thầy và mong Thầy có được nhiều sức khỏe!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-07-2015

Câu hỏi:

Con chào Thầy, Thầy cho con hỏi: <p>
1. Làm thế nào để giữ chánh niệm một cách miên mật. Con cảm thấy mình có lúc chánh niệm, có lúc thất niệm. <p>
2. Có đôi lúc dục tưởng, sân tưởng, hại tưởng quá mạnh khiến con không thể trở về, trọn ven, trong sáng thì con có thể tìm cách né tránh như nghĩ về một chuyện khác hoặc tìm một công việc gì đó để làm, không biết con làm điều này có được không ạ? Liệu con có đang đè nén chúng không? Con cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-07-2015

Câu hỏi:

Dạ con chào thầy, <p>

Trong mọi hoàn cảnh dù vui hay không vui con đều cố gắng tỉnh thức ghi nhận mọi trạng thái tâm mà không xen cái ta nắm bắt cho là, phải là, sẽ là... vô trong các sự kiện đó. Trong những sự việc xảy ra ngoài ý muốn, tâm con buông xả để nó tự đến và tự đi, nhưng sao con thấy cái thân con vẫn phản ứng lại với các sự việc đó như là mệt tim, người ngợm uể oải, mỏi mệt mặc dù tâm con đã chánh niệm và buông xả. <p>

Con thấy nó giống như việc mình bị nhéo 1 cái, mặc dù tâm không chấp vào cái nhéo đó nhưng phản ứng sinh học của cơ thể là vẫn cảm thấy đau đó ạ. <p>

Vậy con nên làm sao với sự phán ứng sinh học này của thân ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-07-2015

Câu hỏi:

Kính bach sư, cho con hỏi là làm thế nào để tâm không dao động, không sợ hãi trước lúc lâm chung ạ. Vì hiện tại con vẫn luôn quán tưởng đến cái chết với tâm thanh thản để đón nhận nó. Con chỉ sợ đến lúc lâm chung do đau bệnh hay tai nạn bất ngờ con lại loạn tâm và hoảng sợ làm mất chánh niệm ạ. Kính mong sư khai ngộ giúp con ạ. Thành kính tri ân sư!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-07-2015

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ thầy! <p>

Thưa thầy cho con hỏi là "không dễ duôi trong mọi thiện pháp" nên hiểu sao cho đúng ạ? <p>

Con luôn sống tỉnh thức, trọn vẹn với chánh niệm trong cuộc sống hiện tại, không để tâm mình bị cuốn theo sự buông lung, phóng dật cho là, phải là, sẽ là... của cái ngã ảo tưởng. Bên cạnh việc tu tập đó con còn chuyên cần trong các hoạt động an sinh xã hội, hộ trì Tam Bảo. Như vậy là con có đang "luôn tinh tấn, không buông lung, dễ dãi, làm biếng trong các thiện pháp" không ạ? <p>

Con xin cảm tạ thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-07-2015

Câu hỏi:

Kính Thưa Sư, con có một câu hỏi. Có phải muốn chánh niệm thì đã là thất niệm? <p>

Khi học sống chánh niệm trong đời sống hàng ngày, con hiểu là mình nên niệm là "đang đi, đang ngồi, đang sờ, đang giận, đang ăn, đang nóng ruột", nhưng đôi khi con thấy cái chuyện phải niệm như vậy rất là mất công và tốn sức thậm chí là kiệt sức. Nếu mà mình cứ yên lặng thấy biết là đang đi là được rồi đúng không ạ? Đôi khi niệm như vậy cũng tốt vì nó như cái neo giúp mình đậu lại bến bờ hiện tại để tâm không đi lang thang. Con có nghĩ đến giải pháp là lúc thì niệm, lúc thì không, tùy hoàn cảnh nhưng mà lại không biết khi nên niệm khi nào không. <p>

Sư thấy đó, con thực hành chánh niệm mà rối hơn canh hẹ. Mong Sư giúp con có cách nào đơn giản mà vẫn giữ được chánh niệm ổn định trong đời sống hành ngày. Con kính tri ơn Sư. <p>

Học trò nhỏ, Angulimala.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-04-2015

Câu hỏi:

Kính bạch thầy, con muốn hỏi một câu, chắc hơi ngô nghê nhưng dạo này nó cứ luẩn quẩn trong đầu con. <p>

Mỗi người đều đi theo nghiệp quả của chính mình, nổi trôi trong bể sinh tử luân hồi, những người có phước báu thì được sanh làm người hoặc nơi nhàn cảnh, còn những người ác hoặc thiếu phước thì đầu thai làm súc sanh, ngạ quỷ, vậy những vật vô tri vô giác như hoa cỏ cũng có sinh diệt vô thường thì do nhân nào kết thành hả thầy? Tại nhiều khi con có suy nghĩ phàm là ai, người thánh hay con vật đêù có ý thức, đã có ý thức lúc nào dù muốn dù không đều có hỷ, nộ, ái, ố, chỉ quan trọng là mình điều chỉnh lựa chọn cảm xúc cho mình, nhiều khi mình buồn biết mình buồn là chánh niệm phải không thầy? Nhưng cố gắng thoát khỏi cảm giác ấy thì lại rơi vào tham, vậy những lúc như vậy muốn để thuận duyên là sao thầy, và phải tu tập như thế nào để có tâm không thầy, tức là khi mình làm việc gì cũng không để bị dính mắc, lôi cuốn. <p>
Xin thầy giải đáp giúp con. Con xin cúi đầu đảnh lễ thầy, mong thầy thân tâm thường an lạc.

Xem Câu Trả Lời »