loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 394 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'vô ngã, bản ngã & đại ngã'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 23-11-2013

Câu hỏi:

Kính thưa thầy! <p>
Con rất đồng cảm với câu hỏi của Anh/chị gửi ngày 22-11-2013. Con cũng đã trải qua cảm giác lo âu, sợ hãi, đau khổ và bế tắc trong cuộc sống. Con cũng điều trị nhiều nơi nhưng không khỏi. Cơ duyên may mắn, con đến được với pháp tu của thầy. Qua những bài giảng của thầy trong mục pháp thọai của trang web, con đã nhìn thẳng vào nỗi khổ của mình và con phát hiện ra rằng những lo âu sợ hãi trong con bây giờ nó xuất phát từ một cái nhân bị tổn thương tâm lý trong quá khứ. Từ một khái niệm được hình thành ban đầu ấy, nó bám lấy con, nó bắt con lúc nào cũng suy nghĩ về nó. Con càng suy nghĩ thì nỗi đau ấy càng lớn và dường như không còn lối thóat. Qua đó, con cũng phát hiện một điều rất quan trọng là khi có những đau khổ xuất hiện thì cái ta lý trí liền muốn dẹp chúng đi nhưng tận sâu thẳm trong tâm hồn mình, ta lại muốn nắm giữ cái nhân đó không muốn buông chúng ra (muốn bỏ mà không buông). Do nỗi đau chất chồng qua nhiều năm đã trở thành uẩn, để buông xuống ngay thì rất khó nên bây giờ mỗi lần nó nổi lên con cứ để yên cho nó tự do họat động, không can thiệp, không thêm bớt thì con cảm thấy nhẹ nhàng hơn rất nhiều. <p>

Con không biết nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm lo âu của Anh/chị là gì, con chỉ có lời góp ý dành cho Anh/chị là hãy nhìn thẳng vào nỗi khổ của mình để tìm ra cái gốc, cái nhân gây bệnh và mỗi khi chúng nổi lên thì hãy trọn vẹn với nó, không dẹp bỏ, không can thiệp, không thêm bớt. Mong rằng những chia sẻ của con có thể giúp ích cho anh/chị nào đã đặt câu hỏi ngày 22-11. Con thành tâm tri ân thầy. Con chúc thầy nhiều sức khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-11-2013

Câu hỏi:

Kính thưa thầy! <p>
Hôm nay, Con xin trình pháp lên thầy, những điều trình bày sau có gì sai con xin sám hối cùng thầy. <p>
Qua quan sát, Con nhận ra rằng điểm mấu chốt khác biệt giữa thấy biết của tánh biết và ý thức của bản ngã là ở chỗ thái độ nơi thời điểm ban đầu khi tiếp xúc với pháp. Khi có đối tượng ở thân thọ tâm, nếu ta có thái độ bám víu nắm bắt qua khái niệm rồi sau đó tư duy thì lúc đó ta đã bị cuốn trôi từ một ý niệm khởi lên ban đầu nó kéo theo rất nhiều suy nghĩ phải làm thế này, phản ứng thế kia v.v... gây ra phiền não khổ đau. Còn nếu ta có thái độ để yên cho pháp đến đi như chính nó mà không khởi lên ý niệm thì lúc đó ta như trút đi một gánh nặng rất lớn. Điểm khác biệt giữa thấy biết của tánh biết và ý thức của bản ngã là bất kỳ pháp nào xuất hiện thì tánh biết biết rất rõ mà không cố giữ lại. Còn bản ngã rất sợ sẽ quên mất đối tượng nên cố tư duy liên tục để tích lũy sự hiểu biết càng nhiều càng tốt. <p>
Con còn bị mắc kẹt chưa thông ở điểm là: Do còn nhiều tập khí nên có những đối tượng ngoại cảnh hoặc một số pháp bỗng nhiên xuất hiện nơi tâm, chúng cuốn con đi rất nhanh, sau một lúc con mới biết được. Tuy biết, nhưng con rất lúng túng, khó khăn để tỏ thái độ không chạy theo nó nữa. Mong thầy hoan hỷ khai thị giúp con. <p>
Con chúc thầy nhiều sức khỏe. Con xin cảm ơn.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-11-2013

Câu hỏi:

Kính thưa thầy!<p>
Con vừa phát hiện một chuyện thật buồn cười là cuộc sống của con từ trước cho đến bây giờ như một giấc mộng hay nói đúng hơn đó chỉ là trò chơi đuổi bắt của bản ngã và pháp. Khi có một pháp xuất hiện thì cái ta ảo tưởng liền được khởi lên chạy theo nắm bắt nhìn nhận rồi đánh giá phản ứng. Pháp liền biến hóa muôn hình vạn trạng. Để cố đuổi bắt pháp, bản ngã cũng cố biến đổi để chạy theo. Quá trình diễn ra liên tục đan xen chồng chất làm cho bản ngã không ngừng giải quyết nhưng đến khi nó quá mệt mỏi với trò chơi đuổi bắt. Cứ để mặc cho pháp tự do vận hành thì pháp lại trở nên hiền lành và trở về bản chất thật của nó.
Con xin cảm ơn và chúc thầy nhiều sức khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-11-2013

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy! <p>
Con là một Phật tử nhưng chưa tìm được thầy để quy Tam Bảo! Bạch thầy, con có một câu hỏi muốn tham vấn thầy! <p>

Số là con có học về tư tưởng và văn hóa phương Tây. Văn hóa phương Tây rất coi trọng tư duy cá nhân, độc lập tư duy. Nhưng khi con học về Đạo Phật thì thấy trong kinh điển và tư tưởng nói về sự vô ngã. Sự độc lập tư duy là nguồn gốc của khoa học hiện đại. Đặc biệt cái tôi cái nhân là nhân tố quyết định trong tư duy của kinh tế học, mỗi con người là Robinson trong cuộc sống. Hai cái nhìn Đông Tây khác nhau nhưng cuộc sống là một phải không thầy? Chính vì sự mâu thuẫn này mà người Anh truyền đạo cho con luôn nói rằng: "Chú lăng xăng quá!" Có phải đây đơn giản là góc nhìn Đông Tây - khoa học và tôn giáo - con không nên tìm cách thống nhất làm gì? Nhưng cuộc đời là một phải không thầy? Mong thầy khai mở cho con! <p>

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 31-10-2013

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, con có được đọc cuốn Thắp lửa tâm linh do Thầy Minh Đức Triều Tâm Ảnh viết. Con thấy trong sách có nói Ngài Hộ Tông thực hành thiền (tọa thiền) một cách miên mật và cũng đắc được trạng thái định. Khi nghe các pháp thoại và câu trả lời của Thầy con thấy lời khuyên là không nên thực hành theo bất kỳ phương pháp có sẵn nào mà chỉ có thấy ra sự vận hành của vạn pháp. <p>
Con có ngồi thiền nên cũng băn khoăn là có nên tiếp tục không hay chỉ cần thấy ra và quan sát hoạt động của thân thọ tâm pháp trong hoạt động đời sống hàng ngày. Con xin Thầy hoan hỉ chỉ dạy. Con cám ơn.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-10-2013

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy! Con xin đảnh lễ Thầy!
1. Thưa Thầy, càng chú tâm quan sát kỹ bản thân sao con thấy đâu cũng toàn là bản ngã sai khiến. Như đơn giản một bước chân trái phải hình như bản ngã đã dẫn trước, khi nhận ra thế con đã buông ra trụ vào hơi thở, nhưng trong tâm vẫn còn vướng một chút gì đó con không buông được, thấy được tại đây rồi chạy đi... <p>
2. Lúc ngồi thiền sao con ngồi được nửa tiếng đầu là có cảm giác thoải mái nhưng qua 5 phút tiếp con bắt đầu bức rức khó chịu, con ghi nhận cái tâm lúc đó rồi con đã trú vào hơi thở nhưng tinh thần lại nản, con cũng ghi nhận trạng thái lúc đó và thế là con xả thiền... Con như thế là thiếu cái gì đó đúng không Thầy? Ngày con ngồi hai thời thôi lúc đi ngủ và sáng thức dậy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-10-2013

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy. <p>
Con có nghe bài pháp thoại của Thầy nói về đề tài hạnh phúc. Con rất tâm đắc quan điểm "Hạnh phúc là ở thái độ sống chứ không phải là điều kiện sống" và đoạn cuối bài pháp thoại của Thầy, "Đừng tin Bồ tát cứu độ chúng ta...". Nhưng trước đó, có một đoạn Thầy có dạy rằng, "càng ngồi thiền càng luân hồi sanh tử". Con cảm thấy phân vân quá. Con nhớ có đoạn kinh Đức Phật nói rằng, đại ý: Hãy tu thiền tịnh, hãy thành tựu hạnh đi đến căn nhà trống, chớ để ân hận về sau... <p>
Kính mong Thầy vui lòng chỉ dạy. <p>
Kính nguyện cho Thầy sức khỏe, an lạc.
Con xin cảm ơn.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-10-2013

Câu hỏi:

Xin sư giảng cho hiểu 2 câu thơ: <p>
"Cái Tôi hoàn lại đất trời <p>
Trả tôi mặt mũi muôn đời chưa sinh." <p>
Xin cám ơn sư.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-10-2013

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, <p>
Các bạn trẻ con quen bên này rất vui khi biết thầy sẽ mở một mục tiếng Anh cho trang web này. Các bạn xin đảnh lễ cảm ơn thầy. Như vậy, các bạn trẻ lớn lên bên xứ người cũng có cơ hội tìm hiểu và ứng dụng pháp hành mà thầy đang hướng dẫn. Con rất vui! Dưới đây, con xin viết dùm 2 câu hỏi cho 2 bạn. <p>

1a- Thưa thầy, con có cái bệnh rất dễ nổi sân. Con nhớ ngay từ nhỏ ở trong gia đình chuyện gì không vừa ý con cũng hay bực tức, khó chịu. Bây giờ, học xong đi làm, có gia đình, có con, có nhiều áp lực hơn thì con lại càng sân hơn. Con biết hậu quả của sự sân hận, con cũng rất khổ vì sự sân giận của mình, vì vậy con đã tìm đọc tất cả sách vở giảng về tâm sân và cách chuyển hóa, kể cả đi gặp bác sĩ tâm lý để tìm hiểu và chuyển tâm sân của mình, nhưng tất cả đều không giúp được nhiều lắm. Con tình cờ được nghe thầy giảng pháp (ở chùa Hương Đạo Dallas) về tu tập tâm từ bằng cách nhìn mọi sự bằng tâm không sân, con có áp dụng "thử" và hình như con đã tìm đúng thuốc cho bệnh của mình. Từ sáng cho đến tối lúc nào sáu căn cũng tiếp xúc với sáu trần, con chỉ làm một việc là nhìn tâm mình xem nó có đang sân với ai, với cái gì không. Thầy ơi con muốn hỏi là nếu như con không thận trọng chú tâm quan sát vào những gì mình làm, mà chỉ nhìn xem tâm có đang sân với cái gì không, con chỉ làm một việc như vậy thôi thì có đúng với lời thầy dạy không ạ? Vì bệnh sân con rất nặng, con muốn tu tập để chuyển tâm sân con trước. Nếu như con nhìn mọi sự với tâm không sân có khác với khi con nhìn mọi sự với tâm rỗng lặng trong sáng không? Tâm không sân chính là tâm rỗng lặng trong sáng, hiểu vậy có đúng không thưa thầy? Xin thầy giảng rõ thêm cho con hiểu. <p>

1b- Nếu như tâm con đang sân với một ai đó, trong hoàn cảnh con phải trả lời người đó, con phải làm sao? Nếu như con trả lời thì con trả lời bằng tâm sân, không tốt. Nếu như con im lặng thì không được (hoàn cảnh bắt buộc phải trả lời), mà cố gắng trả lời bình thường thì trái với cái đang là (đang sân). Xin thầy dạy con phải làm sao? <p>

2a- Thưa thầy, suy nghĩ và những cảm xúc khởi lên lúc đầu chưa phải là bản ngã phải không thưa thầy? Chỉ khi thái độ xuất hiện, bản ngã mới hình thành, con hiểu như vậy có đúng không thưa thầy? Có phải cốt lõi của sự tu tập là buông bản ngã; mà muốn buông bản ngã là phải thấy thái độ của mình ngay khi nó xuất hiện, không biết con nghĩ vậy có đúng không, xin thầy chỉ dạy. <p>

2b- Con không hiểu lắm chữ "pháp" mà thầy thương giảng trong băng. Thầy hay giảng cảm xúc và suy nghĩ chỉ là pháp thôi. Chữ pháp này có giống với chữ pháp mà đức Phật nói "ai thấy pháp tức thấy Như Lai" không thưa thầy? Chữ pháp trong Tam tự qui y, và chữ pháp trong giáo pháp của đức Phật có giống nhau không? Con không rành tiếng Việt nên rất mơ hồ (confused) về chữ pháp này, kính xin thầy từ bi chỉ dạy. <p>
Chúng con cảm ơn thầy rất nhiều.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-10-2013

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, <p>
Con rất thích được người khác quan tâm, nhưng khi được người khác quan tâm, chú ý thì con lại né tránh, sợ. Như vậy là sao thưa thầy? Thầy lý giải giúp con và chỉ con cách quán chiếu. Con cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »