loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 1179 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'nguyên lý tu tập'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 11-01-2016

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, trước đây con rất tinh tấn hành thiền, nhưng từ khi gặp được thầy, thâm nhập nguyên lý tu tập của thầy thì con lại không muốn ngồi thiền hay lễ lạy nữa. Con trở về sống tự nhiên và rất vui. Con luôn sống trong cái biết trong sáng, ở đâu con cũng nhận thấy nó lặng lẽ chiếu soi, chỉ dạy mọi điều cho con trong mọi oai nghi. Nhưng trong con vẫn phân vân, sao mình lại không lễ lạy pháp? Con bị kẹt ở chỗ nào? Xin thầy chỉ dạy cho con, con tri ân thầy.


Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-01-2016

Câu hỏi:

Thưa sư, con có học thiền và có thử nhiều phương pháp thiền. Con lãnh hội về pháp cuả sư trao truyền có thực tiễn có đạo lý cao thâm. Con thấy phương pháp tu trong cuộc sống thì rất hay. Nhưng thiền thì con còn có thắc mắc là cách thiền tịch tịnh này nó không tầm không tứ tức không phải thiền định. Không theo dõi đối tượng đề mục chỉ có tánh thấy thấy gì thì thấy. Đây là dùng tâm xả của nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý thọ xả của tâm quả vô nhân dục giới dùng nó thì rất thoải mái yên bình. Nhưng sư dạy không thiền chỉ sống tuỳ duyên thuận pháp vì vậy con thấy nó không đủ. Vì làm sao có tuệ, làm sao phá triền cái kiết sử ngủ ngầm? Con thắc mắc vậy con mạm phép thất lẽ hỏi sư.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-01-2016

Câu hỏi:

Sadhu lành thay! Con xin cám ơn Thầy nhiều lắm. Thì ra hành thiền thật rất đơn giản là mình không cần làm gì cả, không có sự nỗ lực nào cả, chỉ cần thái độ buông xả để tánh biết tự thấy chính là thiền. Khi buông hết ý chí của bản ngã thì tánh biết tự biết các pháp đến đi mà không cần bận tâm đến đối tượng chọn lựa nào. <p>
Từ tối qua đến giờ con trải nghiệm lời Thầy nhắc nhở thì sự thấy của con rất nhẹ nhàng, thoải mái. Không có sự bận tâm đến đối tượng nào cả. Thì ra bấy lâu nay con nghĩ mình đã thấy nhưng vẫn còn xen vào cái thấy của bản ngã nên mới có sự nỗ lực quá nhiều. Thí dụ con thấy con bệnh nhưng con lại dụng tâm quá nhiều đến cái bệnh nên làm cho bệnh càng thêm bệnh. Giờ con bệnh tánh biết vẫn biết nhưng không để tâm vào cái bệnh ấy nữa thì con thấy tâm con nhẹ nhàng hơn. Tuy thái độ đã buông nhưng những trạng thái tập khí vẫn còn, lúc đó tánh biết chỉ biết mà không cần bận tâm đến những tập khí ấy. Giờ con đã hiểu rồi Thầy ơi. Con xin cám ơn Thầy đã nhắc nhở con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-01-2016

Câu hỏi:

Kính thưa thầy! Trong tứ niệm xứ" thân-thọ-tâm-pháp" Nếu chỉ niệm thọ không thôi thì có đưa đến giải thoát không ạ? (vì con hiểu cắt đứt mắt xích thọ thì 12 nhân duyên sẽ tan rã). <p>
Thực tập Thiền định thì đóng cửa các căn, còn thiền vipassana thì mở cửa các căn. Thực tập thiền vipassana, khi đang quán xét tâm mình thì bên ngoài có tiếng chim kêu hoặc tiếng mở nhạc gần đó mãi không dừng xen vào thì vừa quán xét tâm, vừa quán xét tiếng động bên ngoài hay chỉ quán xét tâm hoặc chỉ quán xét tiếng động bên ngoài thôi ạ? <p>
Con tập ngồi thiền, để tâm ở cửa mũi, cả buổi 1 tiếng đồng hồ chỉ thực tập 2 hơi thở đầu tiên "vào-ra, dài-ngắn" trong 16 phép niệm hơi thở. Như vậy là đưa đến định hay tuệ ạ? <p>
Con đọc một số quyển sách như Tìm hiểu pháp hành thiền tuệ, phân biệt thiền định và thiền tuệ, hoặc một số quyển sách thầy viết và của các vị thiền sư khác. Nhưng con chưa hiểu hết, vẫn còn lờ mờ và không chắc chắn lắm (đặc biệt là về các loại tâm, có bao nhiêu tâm, khi nào đồng sanh hay đồng diệt với tâm nào,...) nên những thắc mắc trong lúc ngồi thiền khi có ngoại cảnh chi phối như trong câu hỏi bên trên con mong được thầy giải đáp ạ! <p>
Con xin cảm ơn thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-01-2016

Câu hỏi:

Kính bạch thầy! <p>
Con có học nhiều khóa thiền quán và định. Con hành thiền định tập trung vào hơi thở hoặc đề mục. Con thấy trong lúc hành thiện có một cảm giác an lạc nơi thân tâm nên cứ muốn trú vào đó, nhưng khi xả thiền rồi thì nó lại lăn tăn xao động. Hành một thời gian thấy rất an lạc, hiện tượng nổi da gà và xuất thần xuất hiện, nhưng trí tuệ không phát triển, không quán chiếu và thấy ra sự thật được. Từ đó con hạn chế và bỏ không hành thiền định theo cách đó nữa. Từ lúc con có duyên lành được gặp thầy nghe thầy khai thị chỉ dạy cách hành thiền ngồi tịch tịnh - tịnh mà không tịnh - không tập trung vào một đề mục hơi thở hay gì cả..., ngồi chỉ ngồi, thấy chỉ thấy, nghe chỉ có nghe... biết chỉ có biết, định tĩnh, trọn vẹn, trong sáng, thì tánh biết tự động thấy và biết sự thật vạn pháp một cách chân thật nhất. <p>
Con thành kính tri ân thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-01-2016

Câu hỏi:

Kính bạch thầy! Con thường xem mục hỏi đáp, nghe một số bài pháp thầy giảng và đọc một số sách thầy viết. Thời gian vừa qua con được dự trà đạo, được nghe thầy giảng pháp, giải thích và khai thị trong giờ trà đạo. Con không thuộc nhiều kinh điển, chỉ có thuộc bài Bát-nhã ba-la-mật-đa tâm kinh, rất tâm đắc và ngộ ra câu pháp thầy giảng là trở về trọn vẹn trong sáng, thận trọng chú tâm quan sát...! <p>
Con xin trình pháp cùng thầy. Con thật sự hạnh phúc và may mắn có được duyên lành gặp được bậc thầy thiện tri thức, thấy ra sự thật khi nghe giảng pháp! Con đã lột xác và phá đi bức tường vô minh bao lâu nay. Con có duyên lành được thầy chỉ dạy nên con đã thấy được sự thật của vạn pháp. Tất cả các pháp là tịch tịnh, chỉ có tâm chúng ta lăn tăn bị động mà thôi. Chỉ cần chúng ta trở về trọn vẹn trong sáng, thận trọng chú tâm quan sát mọi hoạt động của thân và tâm thì sẽ thấy thường trực an lạc ngay tại đây và bây giờ chứ không phải đâu khác. <p>
Mà cách để nhận và thấy ra sự thật nhất chính là hành thiền định tuệ, tịch tịnh, tịnh mà không tịnh. Thấy chỉ có thấy, biết chỉ có biết, nghe chỉ có nghe. Rồi tánh biết và thấy tự nó sẽ biết và thấy hết tất cả vạn pháp một cách chân thật! <p>
Con đã thấy và ngộ ra như vậy rồi mà con vẫn còn dính mắc, chưa chịu buông bỏ xả ly đến mức không còn gì để xả ly thầy ạ! Con vẫn còn dính mắc trong đường công danh, danh lợi, vậy thì làm thế nào thầy? <p>
Kính bạch thầy nhận xét chỉ dạy. Con thành kính tri ân thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-01-2016

Câu hỏi:

Con đã suy nghĩ về những điều thầy chia sẻ. Vậy là chỉ thấy thôi, không làm gì mà vẫn đạt đạo phải không thầy? Thấy và thấu hiểu, chấp nhận sự có mặt của tất cả các pháp là cách đưa đến thảnh thơi ạ? Con cũng thấy vậy, chấp nhận nó, thấu hiểu nó, không tác động gì đến nó, coi nó xảy ra như lẽ tất nhiên, mình sẽ nhàn vì "không phải làm gì". Nhưng con có một băn khoăn, mai này chết có còn luân hồi không ạ, hay là mình vẫn mặc kệ nó, coi nó như một lẽ tất nhiên. Mong thầy đừng trách con nhé, con biết con đang hỏi ngu ngơ lắm ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-01-2016

Câu hỏi:

Bạch Thầy,
Thầy cho con hỏi về ứng dụng của pháp "Không Nói" trong Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức là như thế nào?
Con xin cám ơn Thầy rất nhiều.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-01-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy, cho con hỏi. Khi con cảm thấy bứt rứt trong người, khi con bệnh hoặc khi con đói, hoặc đang ở chỗ đông người con thường xuyên bị mất chánh niệm. Nhờ Thầy chỉ cách cho con luôn giữ chánh niệm trong những trường hợp như vậy. <p>
Con cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-01-2016

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, con hết sức cảm ơn thầy, nhờ thầy và trang web mà con nhận ra những nguyên nhân của khổ đau trong con. Hằng ngày con chủ yếu buông thư, việc gì đến con biết nó đến trong sự tương giao với thân thọ tâm pháp... và lạ kỳ thay con sống thảnh thơi hơn. Con cảm ơn thầy rất nhiều. Nhưng con còn một khó khăn chưa vượt qua được là con còn bị ám ảnh bởi một số đối tượng và nhiều lúc cứ lo sợ không đâu, ví như có người trái duyên với con, bình thường không gặp thì thôi nhưng chỉ cần nghe giọng nói của người đó là con cảm thấy bất an. Và con sống trọn vẹn với cảm giác bất an đó, nhưng vẫn lúng túng trong ánh nhìn, lời nói, việc làm... Mong thầy cho con một lời khuyên, con làm vậy đã đúng hay chưa?

Xem Câu Trả Lời »