loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 1179 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'nguyên lý tu tập'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 22-07-2016

Câu hỏi:

Con chỉ có 4 câu hỏi xin Thầy giảng giải:
Một bước đi ngàn dặm?
Giếng sâu đến vạn trượng?
Người mò trăng trong nước?
Pháp âm vi diệu nhất?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-07-2016

Câu hỏi:

Bạch Thầy!
Thời gian đầu, con tu thận trọng chú tâm quan sát theo lý trí, nhưng sau con mệt quá vì cái gì cũng quá nghiêm trọng nên con nghỉ thì tự nhiên lại được cái sáng suốt định tĩnh trong lành hay thư giãn buông xả. Con tu một hồi thấy rằng mình chẳng muốn gì nữa, vì cứ khởi tâm điều gì là con trở lại trọn vẹn trong sáng thì chẳng muốn gì nữa. Nhưng giờ con thấy như thế là con trốn chạy cuộc sống, khi tâm khởi lên điều gì con lại trở về trọn vẹn với pháp hiện tại thì tự nhiên lại chẳng thấy muốn gì cả. Mấy ngày gần đây con ứng dụng bài học của 1 vị thiền sư mà con ngẫu nhiên đọc được trên mạng là Vui Thích, đi đứng nằm ngồi đều vui thích thì con thấy ổn hơn rất nhiều và tất nhiên là hoàn toàn tự nhiên và không tham ạ. Con nghe pháp Thầy rất nhiều rồi ạ, có cái hay là cùng một điều Thầy nói con cứ nghe đi nghe lại thì tới một lúc con mới ngộ được ra.
Thầy chỉ dạy giúp con sao con càng tu càng chẳng muốn gì cả, có thể là cả những điều thiết thực của cuộc sống?
Và một điều nữa con mong ước là khi nào đó Thầy có thể giảng cụ thể về sự tác động của một người khi sống đúng tới pháp đối với những người xung quanh, vì con thấy rằng điều này rất quan trọng đối với những người tu đúng hướng ạ.
Con kính mong thầy giải thích cho con càng cụ thể càng tốt những ý con chia sẻ ở trên chứ không chỉ là giải thích về nguyên lý ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-07-2016

Câu hỏi:

Thầy ơi, con chỉ biết theo dõi cảm giác... những lúc buồn giận hay thích cái gi thì con nghĩ đó chỉ là nó, nó không thật sự là mình, nó chỉ che lấp đi cái biết thật sự của mình thôi... thì một lát những cảm giác đều biến mất... và tâm con trở lại bình thường. Nhưng khi con bệnh con cũng theo dõi như vậy mà không được. Chắc có lẽ vì căn bệnh làm con khó chịu quá nên con không làm được. Thầy ơi, vậy con làm sai gì chăng?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-07-2016

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ Thầy!
Thưa Thầy! Con xin thành kính tri ân sự dẫn dắt của Pháp.
Con xin thành kính tri ân sự khai thị của Thầy. Với một đứa con chưa từng tham gia một tổ chức tôn giáo nào hay một khoá tu dưới sự hướng dẫn của một vị thầy nào. Con với một tâm thức như tờ giấy trắng về học đạo không kiến thức, không kinh nghiệm cũng chẳng biết gì về kinh sách. Pháp đã dẫn dắt con, đưa con một đường thẳng tới gặp Thầy để được Thầy khai thị với một nguyên lý sống đạo không phương pháp. Nhưng với con đó lại là phương pháp toàn diện nhất, bởi nó phù hợp với tất cả mọi người dù căn cơ trình độ cao hay thấp, chỉ cần trở về với cuộc sống thực thường ngày đi theo những nguyên lý mà Thầy hướng dẫn thì sớm hay muộn cũng sẽ thấy ra khi nhân duyên hội đủ.
Nhân mùa an cư con xin kính dâng lên Thầy vài câu thơ:

Cuộc đời huyễn thực khó phân minh
Cũng bởi chữ Tôi ẩn trong mình (thân)
Một đời ảo mộng bao đau đớn
Chánh Niệm quay về chính là Minh
Ngay đây thực tại liền thấy rõ
Tâm hồn nhiên trong sáng thơ ngây
Mới vỡ oà bao nhận thức xưa nay
Đang lệch lạc sống xa rời Chân Đế
Tỉnh thức trở về trọn vẹn nơi Tâm
Thời-vị-tính không mê lầm trói buộc.

Con kính chúc Thầy luôn được khỏe mạnh ạ. Con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-07-2016

Câu hỏi:

Thầy ơi, con chỉ biết theo dõi cảm giác. Những lúc buồn giận hay thích cái gì thì con nghĩ đó chỉ là nó, nó không thật sự là mình, nó chỉ che lấp đi cái biết thật sự của mình thôi, thì một lát những cảm giác đều biến mất, và tâm con trở lại bình thường. Những khi con bệnh con cũng theo dõi như vậy, nhưng không được. Chắc có lẽ vì căn bệnh làm con khó chịu quá nên con không làm được. Thưa Thầy, vậy con đã làm gì sai chăng?


Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-07-2016

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!
Con xin trình bày pháp học của con để Thầy nhận xét chỉ dạy.
Con đọc một số sách Thầy viết và nghe pháp thoại thì con thấy thường nhấn mạnh 4 nguyên lý nhưng đã nói lên tất cả sự thật trên đời này (Bao gồm Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo):
1- Tuỳ duyên thuận pháp, vô ngã vị tha.
2- Bốn cách thể hiện giới định tuệ trong tinh tấn chánh niệm tỉnh giác là: a) thận trọng, chú tâm, quan sát; b) trở về, trọn vẹn, tỉnh thức; c) trong lành, định tĩnh, sáng suốt; 4) rỗng rang, lặng lẽ, trong sáng.
3- "Khi xúc chạm việc đời, tâm không động không sầu, tự tại và vô nhiễm là phúc lành cao thượng".
4- "Không bước tới không dừng lại Như Lai thoát khỏi bộc lưu" (trong những điều đó bao gồm Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo).

Trong sách Thầy viết có một đoạn kể rằng Đức Phật trước khi thành đạo đã đắc các tầng thiền nhưng Ngài cảm thấy không giác ngộ giải thoát hoàn toàn nên Ngài vẫn tiếp tục đi tìm chánh pháp. Một đêm trăng tròn Ngài chợt nhớ lại thời ấu thơ được vua cha dẫn đi xem lễ Hạ Điền, lúc đó tâm hồn Ngài còn hồn nhiên trong sáng, thấy chỉ thấy, nghe chỉ nghe, biết chỉ biết... không một chút suy tư, vướng bận nào nên cũng không có gì đau khổ, Ngài liền sử dụng tâm ấy để quan sát các pháp đến đi và ngay trong đêm ấy Ngài đã giác ngộ giải thoát hoàn toàn. Đó chính là thiền tịch tịnh chiếu soi mà Đức Phật giác ngộ và Thầy cũng đã khai thị chỉ dạy cho chúng con, chỉ tánh biết hồn nhiên trong sáng tự thấy biết tất cả, không phụ thuộc hay dính mắc vào bất cứ phương pháp nào.
Con đã đọc và suy ngẫm 4 điều ấy: câu tùy duyên thuận pháp vô ngã vị tha, con thấy rất kỳ diệu và nhiệm mầu, cũng như khi tâm hồn trở về như đứa trẻ thơ hồn nhiên trong sáng thì đạo mầu xuất hiện kỳ diệu. Lòng từ bi đại lượng của Đức Phật cũng như Thầy đã vì Phật tử, chúng sanh mà khai thị chỉ dạy tùy theo trình độ căn cơ của mỗi người. Con ngẫm nghĩ thấm thía lúc ấy nước mắt con tự chảy, con khóc vì thấy vui và hạnh phúc, may mắn duyên lành được gặp Thầy nghe Thầy giảng về chánh pháp. Mà Thầy không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, xuất thân hay địa vị, Thầy đều chỉ dạy như nhau.

Trong 4 điều trên, con còn lờ mờ chưa thấu triệt được đoạn: "không bước tới không dừng lại Như Lai thoát khỏi bộc lưu". Xin Thầy khai thị cho.
Kính bạch Thầy chỉ dạy. Con thành kính tri ân Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-07-2016

Câu hỏi:

Con xin thành kính đảnh lễ Sư!
Mấy bữa trước có vào facebook con tình cờ gặp được bài viết có nội dung như sau:
"Thời Đức Phật Thích Ca tại thế Ngài không nói đến Phật A-di-đà và trước khi ngài nhập Niết-bàn ngài cũng chỉ dạy lấy giới luật, lấy giáo pháp làm thầy và tự đốt đuốc lên mà đi. Hơn 300 năm sau Niết-bàn, khi giáo pháp của ngài được kết tập lần thứ 3 và được ghi chép bằng tiếng Pali thành Đại tạng kinh Nikaya thì cũng không có nhắc gì đến Phật A-di-đà..."
Con không biết nên tin hay không nữa nên đã hỏi một số người. Có người thì bảo đó là lời phỉ báng và tà ma ngoại đạo, người thì 50/50. Con cứ bị dính mắc và không biết làm sao, kính mong Sư giúp con ạ.
Con chúc Sư sức khỏe dồi dào.
Con chân thành cám ơn Sư!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-07-2016

Câu hỏi:

Con xin thành kính đảnh lễ Thầy!
Thưa Thầy! Hôm nay con xin trình bày về đề tài bất an. Với con, việc tu chỉ có một ý nghĩa đó là để chữa bệnh bất an vì con ý thức được bất an từ tâm là chủ yếu, đối cảnh bên ngoài chỉ là phụ. Bất an có hai giá trị.
- Giá trị thứ nhất, bất an là một cái cân để xác định thái độ sống của mình như vậy đã đúng chưa. Không cần biết mình đi theo con đường nào Nho giáo, Phật giáo hay là tu thiền định, thiền tuệ... cái nào cũng được miễn sao tâm không còn bất an là được. Như vậy ngược lại, nếu tâm còn bất an hoặc bất an không giảm đi thì phải xem lại hướng tu và thái độ tu của mình, thậm chí là vị Thầy hướng dẫn mình.
- Giá trị thứ hai, bất an có giá trị thức tỉnh. Còn bất an tức là tâm còn có vấn đề, không có câu trả lời nào chính xác cho một trình độ tu tập bằng chính thái độ của người đó khi ứng tiếp với đối cảnh bên ngoài. Khi ứng tiếp với đối cảnh bên ngoài mà còn bất an lo sợ thì việc học Phật pháp cho nhiều, đắc định này định kia hay thấy này thấy nọ hoăc được Thầy khen tặng, yêu mến... cũng vô ích luôn. Vì ngay nơi đó chỉ có mình mới là nơi nương nhờ. Với con, thái độ tu tệ hại nhất là xem thường cuộc sống này rồi rèn luyện để đạt được một trình độ tâm nào đó và hi vọng rằng với trình độ tâm đó sẽ kiểm soát được mọi thứ và đạt được hạnh phúc tuyệt đối.
Với con tu rất đơn giản:
1. Nắm vững nguyên lý Thầy hướng dẫn.
2. Lấy cuộc sống làm môi trường trải nghiệm những điều Thầy dạy để thấy ra sự thật. Khi ứng tiếp với những nghịch cảnh của đời sống mà tâm vẫn bình thản ứng tiếp như vậy là tu đúng, tu có tiến bộ.
Theo con một số ham thích cần phải loại bỏ:
1. Ham thích hiểu biết nhiều kiến thức Phật pháp mà mục đích là để khẳng định mình.
2. Ham thích đắc tuệ này tuệ nọ để tự thấy mình ngày càng ghê gớm.
3. Ham thích được Thầy biết đến, Thầy quan tâm chỉ là làm giàu cho tình cảm của bản ngã là đầu mối của sự rắc rối.
4. Ham thích được đạo hữu biết đến, tôn trọng chỉ làm bành trướng cái ngã mạn.
Cuối cùng với con mình là nơi nương nhờ tốt nhất, con đường đạo là con đường cô đơn, cô đơn trên tục đế thì mới không cô đơn trên chân đế.
Con xin kính chào Thầy. Chúc Thầy luôn mạnh khoẻ.
Con Trí Chơn.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-06-2016

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!
Con tự cảm thấy thích hợp với Theravada hơn Tịnh Độ Tông. Thế nhưng con "rất cần" một quyền lực siêu phàm, thiêng liêng để cứu độ cho con mỗi khi con bị đau ốm, tật bệnh. Xin Thầy chỉ bảo là con phải cầu xin ai cứu độ: Phật Thích Ca, Long Thần Hộ Pháp, Tứ đại thiên vương hay là...?
Con chân thành cảm tạ Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-06-2016

Câu hỏi:

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Con xin đảnh lễ Sư ông ạ. Sư ông có dạy: "thuận pháp không phải là thuận theo đối tượng mà tuỳ đối tượng để ứng xử cho đúng pháp. Không phải không có thái độ mà là không có thái độ sai xấu. Một thái độ đúng tốt thuận theo Bát Chánh Đạo chính là thái độ thuận pháp", nhưng trong hoàn cảnh này con không biết thuận pháp là như thế nào cả ạ.
Ngày trước, khi có ý định đi tu con đã có ở chùa một Sư cô, sau này con về đi học không đi tu nữa thì con sống ở nhà trọ và vẫn thường xuyên liên lạc với Sư cô. Sư cô giúp đỡ con rất nhiều cả về tinh thần và vật chất trong cuộc sống hàng ngày, dường như con thấy con nợ tấm chân tình từ Sư cô. Trong mỗi lần trò chuyện Cô vẫn hướng con đi tu. Lần này cô mong con lên ở cùng cô và điệu. Thế nhưng có lẽ con không tha thiết với điều đó, một phần vì do đi học thì con muốn chú tâm vào việc học, phần khác nếu con đi tu thì con sẽ chọn con đường khác vì hiện tại con đã thấy con đường, môi trường tu thích hợp với mình. Con cảm thấy rất khó xử, xin Sư ông cho con lời khuyên ạ!

Xem Câu Trả Lời »