loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 1179 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'nguyên lý tu tập'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 22-06-2016

Câu hỏi:

Thầy cho con hỏi là có vài câu trả lời của Thầy về Định Hữu Vi Hữu Ngã và Vô Vi Vô Ngã.
Hữu Vi Hữu Ngã có phải là cố ép tâm tập trung vào một điểm nào đó ví dụ như giữa hai chặng mày hoặc là một đề mục nào đó do tâm trí biến hiện ra. Định Vô Vi Vô Ngã là thả lỏng cả thân lẫn tâm, mặc kệ Pháp đến đi đúng như Thiền Tông có nói "vạn pháp như thế nào thì cứ để nó như vậy, không thêm bớt tăng giảm điều gì. Nhìn vạn vật như nó vốn là".
Lúc này con cảm nhận rõ những niệm niệm sinh diệt kia chỉ là sản phẩm của tâm, thậm chí việc cố ép tâm tập trung cũng chỉ là sản phẩm của tâm. Thực hành theo cách thứ hai dễ dàng và tuyệt vời hơn cách 1 rất nhiều Thầy ạ. Lúc đó tâm trí đầu óc rất thư thái, minh mẫn, tỉnh táo, dường như Định Tuệ đã là một chứ không còn phân ra Thiền Định hay Minh Sát gì nữa. Dù không chú tâm nhưng cũng chẳng nhầm lẫn. Những bài giảng, câu kinh về Pháp về Ngã cũng chẳng còn văng vẳng trong đầu nữa. Những từ ngữ "tâm, Phật, Thiền,..." cũng bặt tăm. Trong ngoài đều quên mà chẳng phải là đãng trí hay lầm lẫn. Cảm giác như con chả còn tu Phật nữa rồi nhưng lại tuyệt vời hơn rất nhiều so với lúc khởi tâm tu Phật.
Trải nghiệm thực hành của con như vậy có đúng không ạ?
Xin Thầy chỉ giáo thêm ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-06-2016

Câu hỏi:

Kính Thưa Thầy!
Con cảm ơn Thầy đã trả lời câu hỏi của con. Thưa Thầy con tu Thiền như sau: Khi đi đứng nằm ngồi con luôn quan sát tâm mình và nhận ra cái tham sân si… trong từng niệm để buông xả. Khi nói chuyện với ai đó thì con quan sát xem lời nói của mình có xen cái tôi vào không. Khi ngồi thiền thì con quan sát thân thọ tâm pháp tự nhiên, chỉ khi nào tâm loạn quá thì con mới trụ tâm vào hơi thở bằng cách theo dõi hơi thở vô ra. Thỉnh thoảng con có tự nhắc nhở là “buông bỏ vạn duyên". Trong cuộc sống thì bớt nghe, bớt nói, bớt thấy bằng cách tránh tất cả các giao tiếp không cần thiết. Các ngày lễ tết con vào phòng riêng tắt điện thoại đóng cửa tịnh tâm.
Nhờ tu tập như vậy mà con vượt qua bệnh hiểm nghèo khởi phát từ năm 1998. Nay con không bị xỉu vì những cơn tụt máu não nữa, thành mạch máu của con bền trở lại không còn bị vỡ mạch máu như trước. Sự nguy hiểm của bệnh qua rồi, chỉ còn lại cái đau thể xác (thỉnh thoảng làm việc quá sức, bị lên cơn thì con nhận biết trước khoảng 4 – 5 phút nên xử lí kịp thời tránh được nguy hiểm).
Khi dạy học mệt (con là giáo viên cấp 2) con tranh thủ mấy phút thả lỏng toàn bộ cơ thể, từng cơ bắp từng khớp xương và giữ cho đầu óc thanh thản, yên tĩnh, không khởi niệm thô là bớt mệt liền. Khoảng 1 năm nay thì thời gian đó chính là lúc con thấy cái đau bên trong.
Con hiểu bệnh là do nghiệp nên lo tu tập và sám hối chuyên cần. Nhưng nghiệp của con quá nặng nên con vẫn còn nhiều vất vả về bệnh tật.
Kính xin Thầy hoan hỷ chỉ dẫn cho con. Con thành kính đảnh lễ Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-06-2016

Câu hỏi:

Thưa Sư, con là Phật tử tại gia luôn học và hành theo lời Phật dạy. Trong quá trình tu học, có lúc tâm rất an nhàn thanh thản, có lúc lại gặp nghịch cảnh không thể ngờ được (thậm chí muốn buông tay, không thể tu được). Rồi con cứ tự hỏi mình, soi lại tâm mình và đánh dấu hỏi "tại sao như vậy?"
Rất mong Sư chỉ dạy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-06-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy!
Sau khi nghe qua vài bài giảng của Thầy con hiểu như sau:
Chánh niệm tỉnh giác = Trọn vẹn tỉnh thức trong hiện tại. Tỉnh giác bất cứ cái gì khởi trên nhận thấy và biết sự hiện diện của nó không cần tìm hiểu xem đề mục thuộc loại nào hay chọn đề mục nào để quan sát. Dù cái gì nổi lên trong 4 xứ này, thì chỉ cần chánh niệm tỉnh giác, ghi nhận để khỏi tham đắm, dính mắc hoặc ưu phiền sân hận trên đối tượng mà mình đang quan sát này. Ðể khỏi bị tham, sân, si chi phối phải tinh tấn chánh niệm tỉnh giác.

Nhưng thưa Thầy, hình như cái Thầy nói là chánh niệm, trong Bát Chánh Đạo có Chánh Định tức là Tứ Thánh Định... Xin hỏi Thầy tu tập chánh niệm như vậy đến khi nào mới có thể tu tập Tứ Thánh Định ạ?
(Theo con hiểu Thiền ngoại đạo khác với Tứ Thánh Định của PG)

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-06-2016

Câu hỏi:

Bạch Thầy Viên Minh,
Theo như con hiểu. Kiến thức để giác ngộ giải thoát khác với kiến thức chuyên ngành. Kiến thức chuyên ngành ví dụ như Toán Lý Hóa thì càng học nhiều càng tốt và càng giỏi và cách thức là áp dụng. Còn kiến thức giác ngộ giải thoát không phải cứ cố ép bản thân học nhiều là được, mà cần thay đổi thái độ bên trong rồi tự động sẽ thay đổi hành vi bên ngoài. Và cách thức là ứng dụng. Con hiểu như vậy giữa 2 loại kiến thức như vậy có đúng không thưa Thầy?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-06-2016

Câu hỏi:

A Di Đà Phật!
Kính bạch Thầy.
Con đã đọc lời khuyên của Thầy. Đúng như Thầy nói, con muốn tâm an tịnh mà rốt cuộc nó càng rối tung lên, còn phân biệt Thiền-Tịnh là còn loay hoay trong cái kén do mình tạo và chỉ làm cho mình thêm phiền não. Con biết điều đó mà vẫn không cách nào thoát ra.
Có một lần, duy nhất-thời gian đó, con mới bắt đầu tập ngồi thiền, toàn thân ê ẩm, đầu óc lúc nào cũng căng như dây đàn, vì sợ mình ngồi dở, và vì không biết nên niệm Phật hay quán sát hơi thở. Như thường lệ, tối đó con lên thiền đường, chuẩn bị sẵn tinh thần "chiến đấu". Thời gian trôi chậm thật chậm, rồi bỗng nhiên con thấy 1 cảm giác thật kỳ lạ. Con thấy như mình đang ở trong 1 vùng sáng, cả thân tâm mình như nhẹ bỗng. Con còn thấy rất rõ 2 người ngồi bên cạnh dù con không liếc mắt nhìn. Lòng con dâng tràn 1 cảm giác khinh an, hoan hỷ lắm. Con nghĩ rằng dù lúc đó con niệm Phật hay quán hơi thở cũng đều sẽ không chướng ngại. Và con thử, con niệm Phật, con nghe rõ từng tiếng trong tâm. Con quan sát hơi thở, con biết rõ hơi thở đang ra vào. Không lẫn lộn, cũng không ngăn ngại. Thật hoan hỷ làm sao. Và con giữ được trạng thái đó cho đến cuối giờ ngồi thiền hôm đó. Con tiếc thời gian lúc đó sao mà trôi nhanh quá. Con cứ tủm tỉm cười suốt, nhưng con cũng không bám víu vào điều đó, cũng không mong cầu nó đến trở lại. Mặc dù con không biết vì sao điều đó xảy ra, và nó cũng chỉ "đến 1 lần rồi thôi". Có lẽ do quá mệt mỏi trong việc phân biệt Thiền-Tịnh, nên khi con không để ý đến, thì sự khinh an, định tĩnh đến với con chăng?
Thế nhưng mọi người đều nói con phải quyết định dứt khoát, tu thiền thì lựa chọn thiền, còn nếu tâm nghiêng về niệm Phật thì nên tìm 1 ngôi chùa Tịnh độ để xuất gia. Con càng suy nghĩ càng chẳng tìm ra cách nào cả. Con không biết mình thật sự hợp với cái nào, nên đâm ra giận chính mình, sao đến cái gì mình thích cũng không biết.
Thầy khuyên con buông ra ngay đó, có phải là buông cái ý niệm Thiền-Tịnh kia? Nhưng buông ra thì cuối cùng vẫn phải chọn lựa? Con thật thấy rối quá. Con ngu muội, xin Thầy chỉ dạy thêm cho con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-06-2016

Câu hỏi:

Con xin cung kính đảnh lễ Thầy! <p>
Thầy ơi, người xưa nói "Giang sơn dễ đổi, Bản tánh khó dời" là có ý gì vậy ạ? Phải chăng ngụ ý là con đường tu tập sinh tuệ, vô ngã, Niết-bàn là tinh vi, vô cùng khó khăn gian khổ, lâu dài, phải không ạ? <p>
Con xin cung kính đảnh lễ Thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-05-2016

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy, con năm nay 18t con có duyên biết đến chùa từ nhỏ nhưng mà chỉ là đi chùa theo cách truyền thống được người lớn chỉ dạy là cầu xin. Sau dần lớn lên con có duyên nghe thầy PT có giảng và đọc 1 số bài viết thì biết những cái xin cho đấy là không thật, pháp môn Tịnh Độ cũng không có. Chỉ có học theo Phật giáo nguyên thủy, học Tứ thánh đế mới có thể lên bờ giác. Nhưng sao con cảm thấy nó hụt hẫng và nó rất xa xôi khó với, rất nhiều thông tin. Thưa thầy con nên bắt đầu từ đâu để tu cho đúng đắn bên cạnh đó tuy là thầy PT đã nói không có thánh thần nào ban phước giáng họa nhưng mà Thầy vẫn chia sẻ Chú Đại Bi vẫn có công năng nhất định là sao ạ? <p>
Con cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-05-2016

Câu hỏi:

Thưa thầy! Đêm qua trước khi ngủ, khi trong con tạm lắng những dục lạc thế gian, con dự định nằm quán tử khi. Nhưng khi đó, con chợt thấy về sự vĩ đại của pháp. Tất nhiên là qua kiến thức. Và rồi con thấy pháp thật vĩ đại, vĩ đại đến mức vô cùng tận thưa thầy. Con cứ nằm không, quán sát và biết ơn pháp như thế. Vậy mà lúc đó trạng thái hỷ và khinh an cũng xuất hiện thầy ạ. Con thấy lạ quá vì lúc đó con chẳng tu tập gì, chỉ đơn giản là thấy kính trọng và biết ơn thôi. Vậy nên con mạo muội chia sẻ sự ngạc nhiên này với thầy. Chúc thầy khỏe! Con Bảo Minh.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-05-2016

Câu hỏi:

Kính bạch thầy, <p>
Cảm ơn thầy đã cho con một pháp tu đơn giản nhưng đầy sức mạnh, cho con một niềm tin mạnh mẽ để đương đầu với cuộc sống chông gai. <p>
Ban đầu, con đã bước đi với một niềm hứng khởi. Nhưng càng bước đi giữa dòng đời xuôi ngược con lại càng nhiều bất an. Sống giữa cái xã hội, vận hành bằng lòng tham ích kỷ, nếu không có một định lực phi thường thì khó bề đứng vững trước những cám dỗ. Đôi khi con cảm thấy lạc lõng giữa chốn phồn hoa đô hội ấy. Đôi khi con nghĩ mình như một đứa con phương xa, mặt quay nhìn về núi Thứu mà chân thì lại đang đi lùi, ngày qua ngày con cứ bị những ham muốn trần tục lôi đi, cảm giác như nếu mình không thích nghi sẽ bị nó đào thải. Nhiều khi mệt mỏi quá chỉ muốn chạy trốn thật xa, tìm cầu đến những an nhàn. <p>
Xin thầy cho con chút niềm tin để con vững tin để bước tiếp trên con đường đã chọn. <p>
Chúc thầy sức khỏe và bình an.

Xem Câu Trả Lời »