loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 1179 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'nguyên lý tu tập'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 01-11-2017

Câu hỏi:

Dạ thưa thầy, con mới tới với đạo Phật, xin thầy có thể chỉ cho con, con nên bắt đầu từ đâu?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-11-2017

Câu hỏi:

Cho con hỏi làm thế nào vào được các tầng thiền định sắc giới mà vẫn là định vô vi vô ngã ạ?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-11-2017

Câu hỏi:

Con chào Thầy. Bạch Thầy khi con thấy sắc thì con thích, vậy thì con sẽ thấy trọn vẹn cái thích hay trọn vẹn cái sắc đó ạ? Và có phải là nếu con thấy trọn vẹn cứ nhiều lần như thế thì những tham sân si đó sẽ giảm dần phải không Thầy? Con cảm ơn Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 31-10-2017

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy
Xin Thầy cho con hỏi Phước Huệ song tu, nghĩa là gì. Thực hành thế nào ạ?
Con kính tri ân Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 31-10-2017

Câu hỏi:

Dạ con chào Thầy. Con muốn hỏi trong kinh Đức Phật có dạy về cách lấy vợ/chồng sao cho tuỳ duyên thuận pháp và cách sống tuỳ duyên thuận pháp trong hôn nhân không ạ? Con tới tuổi lập gia đình nhưng lại không tin vào tình yêu. Thầy cho con lời khuyên nha Thầy. Con cảm ơn Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 31-10-2017

Câu hỏi:

Kính bạch thầy.
Cuối tuần trước con có nhận được lời khuyên của thầy khi hành thiền để không bị đau đầu, khó chịu là để tâm trong sáng, hồn nhiên và thanh tịnh. Con đã thực hiện theo lời thầy, để mọi việc tự nhiên không gò ép không mục đích thì con thấy những chuyển biến rất tích cực. Con không hề thấy đau đầu như những lần trước mà thấy rất thoải mái và tĩnh lặng. Sau mấy ngày thực hành con xin bạch thầy một số kết quả và các thắc mắc mong thầy từ bi chỉ bày thêm cho con:
1. Cảm nhận không có người chủ tạo tác: Con thấy thật sự chỉ để tâm thấy trong trạng thái tâm hồn nhiên trong sáng tĩnh lặng vô cùng vi diệu. Khi con đau chân con nhận biết rõ cái đau, cái tâm sợ đau, cái tâm muốn thoát khỏi trạng thái đau, con chỉ quan sát chúng. Nhưng cuối cùng con vẫn phải xả chân vì con chưa vượt qua được. Trong tối qua khi thực hành trong lúc sinh hoạt, con thấy rằng các Pháp liên tục sinh khởi, đặc biệt là các tâm. Việc đi, đứng, nói năng, lựa chọn… dường như tự nó tự vận hành mà không có một ai thực sự làm chủ cả. Con cảm nhận thấy hình như đó là một phần của lý vô ngã. Xong con lại băn khoăn, thế mình suy nghĩ, mình làm việc theo nguyên lý gì? Thì con lại lóe lên cảm nhận bởi nhân quả nghiệp lực có sẵn trong con có đủ duyên sẽ trổ quả thành ra ý muốn, tác ý, vận hành… mà mình vẫn dễ bị lầm tưởng bởi cái gọi là MÌNH LÀ CHỦ. Phần này con có cảm giác trong tâm tánh về các cảm nhận đó, nhưng con cũng chưa rõ lắm là Thấy THẬT hay do TƯỞNG THỨC SUY ĐOÁN thầy ạ. Mong thầy chỉ bày cho con.

2. Quán Pháp trên Pháp: Con thực hành tứ niệm xứ, nhưng trong đó, đặc biệt là Quán Pháp trên Pháp, khái niệm Pháp được Đức Phật trình bày dưới nhiều mô thức như năm triền cái, ngũ ấm, thất giác chi, lục căn, tứ diệu đế. Khi con nhận biết một pháp con thường hay bị thói quen là ghép cái mình thấy soi vào lời thầy dạy ví dụ như thấy mình đau, thì con ghép vào phần khổ đế, rồi con suy tưởng nó là thọ uẩn,… Khi làm như vậy con thấy rằng việc ghép và đối chiếu như vậy là các tâm Tầm và Tứ hoạt động. Thực sự con chưa rõ lắm cách thực hành niệm Pháp trên Pháp ra sao cho phù hợp. Mong thầy chỉ giúp con.

3. Cảm nhận tứ đại nơi thân: Trong phép quán Thân trên thân, con cũng muốn cảm nhận tính chất của tứ đại trong cơ thể như sự rắn, sự nóng, sự chuyển động, sự ẩm ướt… Nhưng thực sự con thấy cái thấy về tự đại nơi thân chưa thật rõ ràng và sâu sắc. Kính mong thầy có thể giúp con hiểu rõ vấn đề này hơn.

4. Tâm Từ Bi: theo như con hiểu từ bi và trí tuệ luôn cần được thực hành song hành và cái nọ bổ sung cho cái kia, khi được viên mãn thì hai cái đó sẽ gần như là một. Trong trường phái Bắc Tông lấy phát triển tâm Từ làm căn bản. Trong thiền minh sát con có cảm nhận là con đường làm rõ Tánh biết là trí tuệ, nhưng con chưa tìm hiểu được rõ là theo truyền thống nguyên thủy thì việc tu tập tâm Từ được thực hành ra sao? Con hiện nay vẫn sử dụng các Pháp phát triển tâm từ con hiểu được trong truyền thống Bắc Tông. Kính mong thầy chỉ bày để con hiểu rõ hơn về việc tu tập.

Trên đây con xin gửi thầy 4 câu hỏi, mong thầy từ bi chỉ bày cho chúng con được tiến bộ.
Con cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-10-2017

Câu hỏi:

Con đang thực hành theo cách thiền mà Thầy giảng thuyết trên mạng YouTube. Thiền mọi lúc mọi nơi và thận trọng chú tâm quan sát để trở về với thân tâm an tịnh và rỗng lặng. Tâm của con bây giờ sáng suốt và hấp thụ Phật Pháp và kiến thức đời thường sâu sắc và dễ dàng. Con có thể biết khi nào tâm tham, sân si khởi lên và cảm nhận nó 1 cách tự nhiên. Con có nhiều năng lượng trong cuộc việc, gia đình, xã hội. Những tư tưởng lăng tăng ít khi xảy ra và và những tham sân si giảm dần. Nhưng có đôi khi con cảm thấy mình hình như vô cảm với những niềm vui và nỗi buồn của người xung quanh, mặc dù vẫn hiểu mà con không bị phân tâm hay ảnh hưởng. Con đôi khi nghĩ mình đã bắt đầu vô tâm thì phải hay là tuệ của con quá mạnh cần phải điều chỉnh lại. Thầy có thể cho con lời khuyên để con có thể đi đúng hướng. Việc nhìn và nghe của con bây giờ sáng suốt và rõ ràng hơn trước nhiều, bởi vì con đã không đem theo suy nghĩ của mình vào, mà chỉ cảm nhận. Con đang học cách quay vào bên trong để tự xây cho mình hòn đảo và hiểu về niềm vui nổi buồn của mình. Đó có phải là nguyên nhân mà con trở nên vô cảm không hà Thầy? Mong Thầy giúp đỡ. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-10-2017

Câu hỏi:

Thưa Thầy!
Ngồi thiền lúc đầu cốt lõi là để tĩnh tâm, và khi ngồi lâu ngày sẽ sinh ra tuệ giác, và nếu một người ngồi thiền đủ lâu đã dứt hết những tham ái của thế tục, ví như trái đã chín mùi mà không chịu nhập vào các tầng của thiền định để đạt được quả vị giác ngộ thì cũng như một người học mà không chịu lên lớp phải không thầy?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-10-2017

Câu hỏi:

Bạch Thầy! Thầy có nghĩ tâm tĩnh lặng trong sáng chỉ mới là bước đi đầu tiên của đời người không, thưa Thầy?
Con xin chân thành cảm ơn Thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-10-2017

Câu hỏi:

Thưa thầy, con rất thích thực hành thiền nhưng con có một số băn khoăn thắc mắc dưới đây, mong thầy từ bi chỉ bày giúp con:

1. Cốt yếu của tu tập là tinh tấn, chánh niệm và tỉnh giác. Theo đó có thể thực hành ngay trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên cá nhân con thấy khi ngồi thiền mình sẽ vỡ ra được nhiều điều thầy dạy hơn, vì khi đó mình ở trong trạng thái tĩnh của thân và môi trường nên dễ cảm nhận hơn. Nếu thế thì xin thầy chỉ bày, Phật tử nên thực hành ngồi thiền ra sao cho phù hợp ạ?
2. Con thực hành thiền, theo dõi hơi thở để tâm lắng dịu, bắt chân kiết già và nhận thức về thân thể, nhưng con không thể ngồi lâu được, khoảng 30 phút là chân con bị đau nhức. Kính xin thầy chỉ bày cách để có thể ngồi thiền được lâu hơn ạ?
3. Có một vấn đề con thấy không ổn là con ngồi thiền thì sau đó khoảng 2-3 tiếng con thường bị đau đầu. Mặc dù khi xả thiền con thường xoa đầu để lưu thông khí huyết khá kỹ. Đặc biệt khi con ngồi kiết già. Nếu con ngồi bán già hoặc chắp chân bình thường thì lại không có hiện tượng này. Con cũng không cố gắng đè nén tâm trong quá trình thiền mà chỉ nhắc mình quan sát hơi thở, cảm nhận về cơ thể. Xin thầy cho biết con liệu sai ở đâu không ạ?

Trên đây con có 3 câu hỏi, kính mong thầy chỉ bày cho con.
Con cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »