loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 1179 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'nguyên lý tu tập'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 13-02-2018

Câu hỏi:

Con được biết là 1 người sống đến mức toàn chân toàn thiện toàn mỹ (Chuyển luân thánh vương hay Toàn Giác Phật) thì người đó sẽ mang rất nhiều hạnh phúc cho chính mình và người khác, mọi hành động của người đó sẽ đều hoàn hảo như đức Phật Thích-ca. Phải sống thế nào để gặp được người như thế thưa thầy?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-02-2018

Câu hỏi:

Thưa thầy,
Con đang phân vân giữa việc tu là chỉ thấy thôi hay tu là việc thấy và tinh tấn sửa đổi.
Con là người ghiền bóng đá khoảng 20 năm nay. Khoảng 3 năm gần đây sau khi con biết đạo Phật, con cũng vẫn còn xem bóng đá và khi con coi con cũng hiểu được một số điều đạo lý trong bóng đá như được mất đều vô thường. Con cũng hiểu được và thấy ra sự nguy hại của việc ghiền xem bóng đá ví dụ ích kỷ, tốn thời gian... nhưng theo thói quen con cũng sẽ ghiền tiếp tục, có khi lại tăng thêm nếu không tinh tấn thay đổi. Việc ghiền bóng đá chỉ là ví dụ đơn cử, còn biết bao người với bao cái ghiền khác như nghiện thuốc lá, nghiện rượu, nghiện cờ bạc, nghiện dục lạc...
Nhưng trong kinh Phật có nói, tâm tham biết tâm tham không có việc tinh tấn để sửa tham. Điều này làm con rất mâu thuẫn giữa cái trải nghiệm của mình và lời Phật dạy.
Thưa thầy cho con hỏi vậy giữa việc tu là chỉ thấy thôi hay tu là việc thấy và tinh tấn sửa đổi?
Nhờ thầy giúp con sáng tỏ.
Con cảm ơn thầy nhiều.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-02-2018

Câu hỏi:

Con cảm ơn Thầy đã trả lời câu hỏi về đề mục thiền quán. Con cũng vừa đọc câu chuyện về một vị tỳ kheo dốt, mãi vẫn không nhớ pháp được, nên Phật bảo vị ấy lấy khăn sạch, rồi hàng ngày dùng tay chà xát nó dưới ánh mặt trời. Lâu dần, vị ấy thấy khăn dơ do tay mình ra mồ hôi. Sự dơ ấy đánh thức tiềm thức của vị tỳ kheo, vì trong kiếp quá khứ, vị ấy đã từng có tuệ giác về thân bất tịnh. Nay nhờ duyên đó, vị ấy thấy ra pháp sâu hơn nữa và chứng thánh quả giác ngộ giải thoát.
Vậy con hiểu lời Thầy là chỉ có đức Phật mới đủ khả năng giáo hóa linh động như vậy, và chỉ có Phật và vị đó mới hiểu tại sao Phật ra đề mục như thế.
Trong câu chuyện đó, có phải khi chà xát khăn, vị tỳ kheo đã quan sát, suy tư về điều mình quan sát được (như vết dơ), cộng với sự liên quan ở kiếp trước, rồi cuối cùng là tự bật ra, giác ngộ sự thật gì đó trong số các bản chất cuộc sống không, thưa Thầy?
Và đời nay, làm cách nào để con có duyên tìm được vị thầy như vậy ạ?
Con xin cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-02-2018

Câu hỏi:

Con kính lễ Thầy,
Thưa Thầy con xin hỏi là, con hiểu thiền tứ niệm xứ là sống với bốn oai nghi đều tự nhiên, vô tâm, chỉ nên biết tiến trình thân, tâm thực tại nơi mình và tương giao với pháp mà không có cái ta chọn lựa đề mục, tạo tác, phân biệt. Dần dần cái thấy trực tiếp (tuệ giác, chánh kiến) về sự thật, bản chất pháp sẽ tự xuất hiện và ngày càng rõ, sâu hơn. Mặt khác, kinh Phật cũng có những trường hợp đức Phật cho một đề mục thiền quán phù hợp để vị tỳ kheo suy ngẫm và chứng quả. Vậy con nên hiểu việc suy tư, nghiền ngẫm này (có đề mục, có suy nghĩ với chánh tư duy) nên được thực hành, phối hợp thế nào trong tương giao với tứ niệm xứ tự nhiên, vô tâm ạ? Con xin cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-02-2018

Câu hỏi:

Con bạch thầy! Con muốn có pháp môn tu tập để con quay lại chính con đường mà con đang đi một cách chân thật nhất. Dạ ơn cảm ơn thầy ạ. Mô Phật!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-02-2018

Câu hỏi:

Còn là một tu sĩ nhưng trong đời sống tu hành con đã gặp phải rất nhiều chướng ngại. Bây giờ con không có hướng đi và mất niềm tin vào các vị tu sĩ, con rất cần một vị thầy đầy đủ lòng từ bi chỉ dạy cho con đường hướng tu tập. Con phải làm sao ạ? Con xin cảm ơn.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-02-2018

Câu hỏi:

Con tự cảm thấy có lỗi khi chưa hiểu hết lời thầy dạy. Khi tánh biết không chấp thủ thì Niết-bàn hay phiền não có gì khác nhau đâu phải không thầy? Con thấy cốt lõi chuyện tu tập là phát huy tánh biết.
Con xin tri ân thầy.
Sống trọn vẹn tỉnh thức,
Thuận tánh giác vô sanh,
Trôi chảy không bám chấp,
Thôi lăng xăng kiếm tìm.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-02-2018

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy.
Con thấy mình bị bệnh nặng lắm rồi nên xin Thầy kê toa cho con ạ.
Bệnh của con là lúc nào trong đầu con cũng nổi lên những suy nghĩ, lo âu, độc thoại (tự hỏi rồi trả lời) vọng tưởng.
Gần đây con rất lười biếng chuyện đời mà suốt ngày tìm học Phật pháp, chuyện đạo. Ngao du trên facebook tìm đến những nhóm chia sẻ Phật pháp để "đàm thiên, thuyết địa, luận nhân" mà không biết chán.
Ngoài ra con còn hay chiêm nghiệm, suy luận, tưởng tượng ra nhiều việc không tưởng...
Con xin tạ ơn Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-01-2018

Câu hỏi:

Con xin chia sẻ đến đạo hữu vẫn còn lo âu và nghĩ mình đã buông bỏ danh lợi và muốn người khác buông bỏ theo mình.
Bản thân con vốn chưa tới đâu nhưng con thấy lúc trước con cũng có suy nghĩ đó. Con thấy quý bạn còn suy nghĩ nhiều trong đầu và bạn hãy 'nhìn' những suy nghĩ đó và nhìn vào Pháp đang vận hành.
Mình đang sống ở đời thì phải lo chuyện cơm áo gạo tiền là bình thường, tính thì tính mà thấy vẫn thấy (Thấy mình và thấy Pháp). Thấy càng nhiều càng tốt.
Lo âu, sợ sệt, tham lam,... theo mình không phải tu để không còn những điều đó nữa mà là có thấy ra mình đang như vậy hay không, nếu thấy thì sẽ tự chuyển hóa.
(Mình tin là mình có nghiệp sâu dày nên nỗi sợ riêng của mình vẫn còn nhưng mình đang ngày ngày thấy nó mà vẫn không lo, vẫn bình thường. Còn những gì đã chuyển hóa được thì đã chuyển hóa rồi. Đó là chuyện của Pháp nên không còn gì để lo âu).
Không biết con nói có đúng không. Kính thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-01-2018

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Trước hết con xin thành kính tri ân Thầy. Nhờ có những bài giảng của Thầy mà con nghĩ rằng mình đã hiểu ra mình nên sống như thế nào cho trọn một kiếp được làm người.

Có người bạn tu nói với con rằng pháp mà Thầy giảng không dễ mà hiểu và thực hiện cho đúng, chỉ dành cho người có căn cơ cao. Nhưng con lại thấy không phải vậy, chỉ cần không quá sắc sảo, không quá y cứ vào ngôn ngữ thì đều có thể hiểu được. Thực tế con là một người không biết thế nào mới được gọi là tu vì con hầu như chưa thực sự đọc và hiểu cho thấu một bài Kinh, chưa hề biết đến thiền là gì. Con cũng không có một người Thầy ngay từ đầu để hướng dẫn việc tu tập, con chỉ biết tự tìm hiểu qua việc nghe băng giảng của các Thầy.

Con xin được dài dòng kể về quá trình con biết đến, học hỏi và thực hành Phật pháp. Con biết đến Phật pháp qua một lần tình cờ nghe qua radio, rồi con bắt đầu suy nghĩ về Đức Phật. Rằng khi Ngài sinh ra, Ngài có tất cả những gì mà gần như toàn bộ những con người bình thường trên thế giới này mong có được, nhưng Ngài dám bỏ đi tất cả để tìm một điều gì đó rốt ráo hơn. Khi Ngài tìm ra thì Ngài dành cả cuộc đời mình để nói cho mọi người về điều đó, không để đổi lại bất cứ điều gì cho riêng mình. Vậy thì cái điều mà Ngài nói đó phải là một điều Ngài chắc biết nó là vô cùng quý giá, và chắc chắn Ngài hoàn toàn thấu rõ về nó, hay có thể nói một cách bình dân là Ngài đã thực sự nhìn thấy, chạm… vào nó chứ không thể là sản phẩm của tư duy, suy luận… Và việc Ngài mang điều đó để nói cho mọi người chắc chắn phải xuất phát từ một tình yêu thương vô bờ bến mà con tự ví giống như tình yêu của một người mẹ đối với đứa con mình vì người mẹ nói và làm điều gì cho con mình thì chắc chắn người mẹ tin hay nghĩ rằng điều đó là tốt cho con mình.

Đó chính là lý do khiến con có niềm tin với Phật pháp. Và rồi con bắt đầu tìm hiểu Phật pháp, nhưng với hoàn cảnh là con vẫn đi làm đồng thời chăm sóc 3 đứa con còn nhỏ nên con chỉ có thể học bằng cách nghe các Thầy giảng qua băng đĩa, internet, và con nghe mọi lúc, mọi nơi có thể trong khi vẫn làm mọi công việc như nấu cơm, dọn dẹp, lái xe… cho dù không phải lúc nào con cũng nghe hết, hiểu ngay những điều các Thầy giảng. Càng ngày con càng thấy Phật pháp thật kỳ diệu, nó cho con lời giải đáp với mọi chuyện xảy đến với mình, với mọi người, với thế giới… và giúp con hóa giải rất nhiều những bức xúc trong nội tâm mình mà trước đây con không biết cách giải tỏa, chỉ biết nén vào trong để mọi chuyện đỡ phức tạp, đỡ ảnh hưởng đến mọi người xung quanh như bố mẹ, người thân, con cái, công sở… (và có lẽ đó cũng là cái duyên khiến con mắc bệnh ung thư). Càng ngày niềm tin với Phật pháp càng vững chắc và có thể nói đến giờ này chẳng có gì lay chuyển niềm tin ấy.

Rồi cũng như một sự tự nhiên, con cũng tìm hiểu thế nào là tu, phương pháp nào là nên theo, và con biết đến pháp môn niệm Phật, với nhận thức rất đơn giản lúc đó con tin rằng mình phải niệm Phật mọi lúc, mọi nơi, phải có thời khóa thực hiện hàng ngày không được biếng nhác và con cũng cố gắng làm theo. Nhưng khi con làm điều đó đều với một cảm giác như là sợ hãi rằng nếu mình cứ thiếu tập trung thì cũng chẳng đạt đến kết quả gì, ví dụ như trước khi đi ngủ dù khá muộn (thường gần 11h đêm) nhưng con vẫn cố gắng ngày nào cũng lên bàn thờ Phật để niệm được năm ba chuỗi gì đó nhưng quả thực lúc đó trong lòng cứ chộn rộn, hơi bức bối vì nghĩ đến bé nhỏ (khoảng 3 tuổi) đang chỉ mong được nằm ôm mẹ.

Thế rồi, như bây giờ con hiểu, pháp đã vận hành để con được biết đến các bài giảng của Thầy và con bắt đầu nghe. Lúc đầu cũng chưa hiểu gì đâu ạ. Nhưng con cứ như bị hút vào đó khiến con cứ muốn nghe mãi, ngày nào con cũng nghe, từ sáng sớm đến tối (vào những lúc con làm việc nhà). Con thích cách giảng của Thầy nhất là cách cười của Thầy, con không diễn tả được nhưng nó mang lại cảm giác hoan hỉ, thoải mái lắm, và con cũng hay bật cười theo mỗi khi Thầy cười. Rồi con thấy nếu theo cách của Thầy thì thật dễ quá, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, khả năng… của con quá, không nhất thiết phải hiểu kinh kệ, không nhất thiết phải ngồi thiền…, (con cũng vì thế hóa giải được mặc cảm đối với việc mình chẳng thông thạo kinh điển, chẳng có chút kinh nghiệm nào với thiền trong khi nhiều người bạn tu mà con quen biết đều là những người thực hành thiền rất cao sâu, hiểu kinh rất nhiều…) mà điều quan trọng chỉ là luôn nhận biết lại tâm mình đang như thế nào, và không cần mong chờ đến lúc mình trở thành gì cả, không cần tìm cách giải quyết để tâm mình đạt đến trạng thái lý tưởng là không còn tham sân si (mà những người tu đều cho là như thế). Con tự nghĩ, chỉ cần “đối xử” với "nó" như một người bạn tình cờ gặp nhau trên đường là mỉm cười và nói “rất vui vì thấy bạn”.

Cho đến lúc này, qua những bài giảng của Thầy, con tự rút ra bài học như thế này: Xét cho đến cùng tu tập là để mình có một thái độ hoàn toàn bình thản đón nhận tất cả mọi điều xảy đến trong cuộc đời mình (dù là vui hay buồn), ở đây không có nghĩa là mình không có cảm xúc vui hay buồn mà mình nhận thức rằng mình đang vui hay buồn và không có ý niệm mong rằng vui kéo dài thêm và buồn mau qua đi. Và cách thực hành (cũng chính là cách sống) để đạt được kết quả đó trong khi mình vẫn còn là một phàm phu đó là mình nghĩ được thế nào thì cứ hành động trên sự suy nghĩ đó mà thôi, và cho dù kết quả gì có đến thì vui vẻ chấp nhận chứ đừng nuối tiếc, day dứt, ân hận hay oán hận ai đó hay điều gì đó trong quá khứ, cũng như đừng có tự hào, tự mãn… cho rằng mình hay, mình giỏi. Ngoài ra, vì là phàm phu thì chắc chắc còn đầy đủ các cảm xúc buồn, vui, giận, tức, mong, ước… nhưng cũng không cần tự trách mình vẫn còn như thế, và cũng không cần nghĩ rằng phải làm sao cho mình không còn như thế nữa, mà chỉ cần hàng ngày trên từng công việc, sự việc diễn ra quanh mình thì nhận ra được rằng cái gì đang diễn ra trong mình mà thôi.
Con kính bạch Thầy cái nhận thức của con về việc tu tập như vậy, kính mong Thầy chỉ dạy thêm cho con. Con thành kính cảm ơn Thầy và xin Thầy xá tội vì con đã viết quá dài làm mất nhiều thời gian của Thầy ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »