loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 1179 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'nguyên lý tu tập'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 08-11-2017

Câu hỏi:

Thưa Sư Ông.
Làm sao để con có trí nhớ tốt? Con hay quên và trí nhớ con kém lắm. Làm sao để con đọc và nhớ kinh?
Ngoài thận trọng, chú tâm, quan sát, làm gì biết nấy thì có cách nào không Sư Ông?
Con 20 tuổi.
Con cảm ơn Sư Ông.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-11-2017

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Xin Thầy cho con được hỏi về “tuỳ duyên” qua một sự việc cụ thể. Chồng con nắm tay người làm (nữ) nói là để chỉ dẫn cách sử dụng phone. Cuộc chỉ dẫn nói chuyện kéo dài khoảng 45 phút. Con thấy rõ tâm mình từ bình thản đổi sang bực tức rồi nhàm chán. Con rất biết ơn Pháp đã cho con một bài học tuyệt diệu. Trong tâm con ý nghĩ ly thân lại càng thúc dục. Như vậy hành động như thế nào trong trường hợp này mới gọi là thuận Pháp, thưa Thầy?
Con cám ơn Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-11-2017

Câu hỏi:

Con xin kính đảnh lễ thầy.
Con có vài ưu tư xin được thầy làm sáng tỏ. Một nửa con đã biết câu trả lời, một nửa lại chưa. Con xin thầy chỉ bày cho con thấy rõ.
Con vẫn nhớ câu nói: "văn minh là sản phẩm của tính dục". Con thấy điều này đúng. Có những thứ càng phát triển thì lại càng rời xa cái gốc tự nhiên bên trong mỗi người. Bên trong con vẫn có mong muốn làm xã hội, tổ chức phát triển ví dụ như văn minh hơn, giàu mạnh hơn... nhưng qua trải nghiệm con thấy văn minh và giàu mạnh chưa chắc đã tốt, nếu không khéo, càng văn minh giàu mạnh lại càng phiền não khổ đau.
Con cũng thấy điều đối lập, văn minh giàu mạnh cũng có cái hay, ai sống đúng tốt thì người đó được, văn minh giàu mạnh chỉ là điều bên ngoài.
Con đã suy nghĩ vấn đề này khá lâu, băn khoăn giữa hai thái cực, một là văn minh giàu mạnh mình muốn làm. Hai là giá trị đích thực mình cũng muốn giữ. Hai điều này có vẻ trái ngược nhau nhưng vẫn có thể hài hoà. Quan trọng là bản thân mình có đủ nhận thức để sống đạo giữa đời hay không. À, vậy thực ra do con không chắc chắn về khả năng của mình. Do con hướng đến cái hoàn hảo mà không thấy ra điều tuyệt diệu trong cái bất toàn Thầy nhỉ?
Vậy chắc con cứ tiến lên thôi phải không thầy?
Con kính đảnh lễ thầy ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-11-2017

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!
Khoảng gần nữa tháng nay thời gian ngồi thiền của con bị hạn chế, chánh niệm, tỉnh giác trong công việc cũng không tốt như trước, ngồi thiền vào buổi sáng có lúc con hôn trầm, và như vô ký nữa ạ. Kính mong Thầy chỉ dạy cho con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-11-2017

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ thầy.
Thưa thầy con xin trình pháp và xin gửi tặng đến các đạo hữu đang nghiêm túc và nhiệt thành trên con đường tu tập về những trải nghiệm của con.
Đầu tiên con xin trình bày về cốt tủy của thiền Vipassana. Theo con thì mỗi người khi nhận ra cốt tủy này thì việc tu tập trở nên vô cùng dễ dàng đó là: “Khi tâm lặng yên thì tánh thấy tự thấy”. Chỉ vậy thôi là đủ. Là đủ là vì tánh biết sẽ tự nhận ra mọi thứ mà không cần bất kỳ kiến thức tu tập hay kinh nghiệm gì, đây là chỗ hoàn hảo của pháp không thể nghĩ bàn. Lặng yên tức là ý thức không chạy theo những phản ứng của cái ta ảo tưởng thì liền bất động nhường chỗ cho tánh biết thấy pháp như nó đang là. Hôm Tết vừa rồi vợ con có được thầy tặng cho bàn kệ:
Khi mê cứ tưởng ta tu
Tỉnh ra mới biết pháp tu một mình
Cái ta mộng tưởng vô hình
Lăng xăng tạo tác tử sinh luân hồi.
Khi cái ta tu thì có tinh tấn miên mật, khi pháp tu thì thực ra là khám phá sự thật.
Khi tâm tĩnh lặng thấy pháp như nó đang là thì đó là an. Chỉ có cái ta mới lăng xăng, ồn ào, sinh diệt, sinh diệt tự tạo ra bất an. Buồn cười là bất an cũng là ảo luôn.
Con thành kính tri ân thầy. Con chúc thầy luôn mạnh khỏe.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-11-2017

Câu hỏi:

Thưa thầy,
Trước tiên con xin sám hối về việc hỏi những câu hỏi mà hay lý luận nhiều, và tính con hay lý luận nhiều.
Sở dĩ con hỏi câu hỏi đó bởi vì con đang thực tập nhận diện cái ta ảo tưởng. Con luôn chánh niệm để nhận diện nó, thỉnh thoảng con thấy tâm mình hay tưởng tượng hay cho là. Nhưng những ngày con thiền định thì con mới thấy được những tâm tưởng tượng và phát hiện nó rất nhanh. Còn khi con chỉ chánh niệm trong cảnh động thì con không thấy được những tâm này, để nó trôi qua một hồi lâu rồi con mới nhận diện được nó. Bởi vậy con mới hỏi thầy làm sao để nhận diện những tâm vi tế này.
Nhờ thầy cho con lời khuyên.
Con cảm ơn thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-11-2017

Câu hỏi:

Con kính chào thầy. Con ở trong một hội chúng đang còn non trẻ nên huynh đệ tu cách nhau chỉ một vài năm. Con không lớn cũng không nhỏ. Các huynh tu trước con thì pháp học pháp hành gì cũng không có tuy đã thọ tỳ kheo rồi nên trong tâm con hoàn toàn không có sự kính trọng dù họ lớn tuổi hơn con. Rồi sau đó con lại có sự coi thường họ, con chẳng kính trọng ai cả. Con phải điều chỉnh như thế nào thưa thầy?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-11-2017

Câu hỏi:

Thưa thầy, sau 1 thời gian ngắn ngưng đọc sách kinh, con lại 'bị' thôi thúc đọc tiếp. Nay con xin trình pháp như sau:
- Ngũ uẩn chỉ giai không khi sắc thanh hương vị xúc pháp qua 6 căn không có ảo tưởng phát sinh, nó chỉ là nó thôi.
- Vọng niệm sinh khởi khi thấy ngay như nó là thì vọng niệm đó cũng chính là pháp.
Con đang tâm đắc câu nói: hãy đi chiêm ngưỡng thế giới nhưng đừng làm rơi những giọt dầu trong muỗng của mình hoặc như người đi xem kịch vậy, biết hết thấy hết là không thật và không bị cuốn vào đó.
Có thể tập khí con còn sâu dày nên đến giờ vẫn lúc được lúc không thầy ạ.
Con có khả năng hiểu ý ngưới khác muốn nói (viết) ám chỉ điều gì, hay con bị vong nhập mà không hay?
Con cám ơn thầy rất nhiều.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-11-2017

Câu hỏi:

Thưa thầy,
Đôi lúc tâm mình thanh tịnh, mình nhìn vào tâm mình không có mặt của tham và sân, nhưng cái đó chỉ bề ngoài nó không có, nhưng bên trong vẫn còn nguyên vẹn và đủ duyên nó sẽ trổi dậy đúng không thầy? Vậy lúc thanh tịnh tỉnh giác không thấy tham và sân, thì tâm tham và sân nó nằm ở đâu thầy?
Nhờ thầy khai thị cho con, con cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-11-2017

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy,
Cách đây vài năm, con có theo mấy người bạn đến chùa, được một vị sư dạy cho phương pháp tu niệm danh hiệu "NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT" theo 5 nguyên tắc cơ bản sau:
- số 1 : biểu tượng cho tánh biết
- số 2 : biểu tượng cho thân
- số 3 : biểu tượng cho hoàn cảnh (trần cảnh)
- số 4 : biểu tượng cho pháp trần (vọng tưởng, chúng sanh)
- số 5 : biểu tượng cho phương pháp tu chuyển hoá (niệm Nam mô A Di Đà Phật)
Bước đầu tiên đặt vị trí ta là tánh biết (tức con số 1), kế đến dùng phương pháp niệm "Nam mo A Đi Đà Phật": trở về với tự tánh ADIDA vô lượng quang, vô lương thọ, vô lượng công đức (tức con số 5), sao cho câu niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT hoàn toàn hoà nhập vào con số 1, thấy rõ số 1 (tức là TÁNH BIẾT). Lúc này ta mới thực sự sống với tánh biết và xử dụng được số 2,3,4 ( nghĩa là không bị Thân-hoàn cảnh-pháp trần chi phối, ràng buộc làm khổ. Trường hợp ta giữ mãi câu niệm Phật đừng để gián đoạn, đưa Tánh Biết nhập vào pháp tu niệm ADIDAPHAT cũng đủ hoá giải số 2,3,4 giải thoát cho ta khỏi khổ đau, như vậy gọi là đắc pháp. Hay còn gọi là nhất tâm bất loạn.
Kính bạch thầy, vấn đề của con là khi áp dụng phương pháp niệm Phật theo 5 nguyên tắc cơ bản này, con luôn cảm thấy đơn điệu, nhàm chán - hay mệt mỏi buồn ngủ, dễ phát sinh suy tưởng không yên, hoặc "chạy theo âm thanh Nam mo ADIDAPHAT " một cách mê mờ. Và sau khi xả thiền thì tâm trí cảm thấy nặng nề trì trệ làm sao ấy, khiến con sau một thời gian thực tập không cảm thấy có kết quả khả quan như các bạn nên con không hành nữa.
Mới đây con có duyên lành, được nghe các bài thuyết pháp của thầy trên mạng, con cảm thấy rất kính ngưỡng thầy, và phấn khởi muốn phát tâm tu hành theo cách thầy hướng dẫn. Nhưng, mỗi khi con thực tập ngồi thiền "tinh tấn chánh niệm tỉnh giác" thì câu niệm NAMO ADIDAPHAT lại cứ lởn vởn trong tâm trí con, rồi con lại bị cuốn theo câu niệm Phật một cách "thiếu tỉnh giác"... như cũ! Kính bạch thầy, xin thầy từ bi hoan hỷ dạy cho con làm cách nào để tu tập được theo cách thầy chỉ bảo hay phương pháp thiền Vipassana ạ.
Xin thầy xá lỗi cho con vì cách trình bày dài dòng, không cần thiết hay không rõ ý, vì con ngu muội sơ cơ. Và con kính cám ơn thầy đã dành thời gian kiên nhẫn đọc câu hỏi của con.
Con xin cung kính tri ân đảnh lễ thầy.

Xem Câu Trả Lời »