loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 1179 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'nguyên lý tu tập'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 27-11-2017

Câu hỏi:

Con kính bạch Thầy,
Sáng nay con có đọc về Tính Không trong Phật giáo trên trang wiki. Con nghĩ việc tranh luận của các nhánh về Tính Không này là một trong những điều bi hài nhất trong lịch sử Phật giáo. Và có lẽ nhầm lẫn lớn nhất là việc phát triển các phương pháp tu tập để tiếp cận, trực ngộ tính Không này, và từ đó đạt Niết-bàn, giác ngộ giải thoát.
Con xin trình bày cách con hiểu, nhờ Thầy chỉnh giúp con nếu có sai để con hiểu sâu hơn và tu tập tốt hơn.
Đức Phật đã chỉ ra Tứ Niệm Xứ là con đường duy nhất dẫn đến giác ngộ, thành tựu Niết-bàn ngay trong đời sống bình thường.
Việc tu tập Tứ Niệm Xứ cũng không phải quá khó khăn, con xin lấy một ví dụ. Một người chỉ cần duy trì Chánh niệm tỉnh giác trong các hoạt động, tiếp xúc thường ngày. Khi một sự việc xảy ra làm cho cái sân lộ diện lên bên trong, với chánh niệm tỉnh giác, anh ta biết/tuệ tri cái sân khi nó vừa xuất hiện bên trong, anh ta tuệ tri tiến trình sân đó thuộc Khổ Tập đế, anh ta quan sát nó với thái độ buông xả, không bị lôi kéo theo, không đè nén nó xuống, chỉ quan sát với sự tỉnh giác và tiến trình sân sẽ tự diệt, tự tan biến.
Với Chánh Kiến, anh ta nhìn thấy sự việc bên ngoài như nó là. Nếu có lòng từ bi, anh ta có thể thấy người kia, người gây ra sự việc, đang bị cái ta bản ngã ảo tưởng, với tập hợp các ngũ uẩn như đám mây mù chi phối. Thấy được vậy sẽ giúp tâm anh ta định tĩnh, quân bình.
Chánh Tư Duy sẽ giúp anh ta suy nghĩ lựa chọn cách hành xử đúng đắn. Từ đó anh ta nói Chánh Ngữ, hành động đúng đắn Chánh Mạng, tiến trình mới này tạo ra Chánh Nghiệp.
Khi thực tập Chánh Tinh Tấn đi kèm với Chánh niệm tỉnh giác, nếu những lần sau sự việc tương tự xảy ra, cái sân khởi lên với cường độ yếu dần và mất hẳn. Như vậy anh ta đã vô hiệu hóa được một hành uẩn.
Tương tự như vậy, duy trì Chánh Tinh Tấn, Chánh niệm tỉnh giác, anh ta sẽ dần vô hiệu hóa những ngũ uẩn khác mà đã bị hình thành và tồn đọng lâu nay. Ngũ uẩn tan biến, và không còn bị trói buộc, anh ta chứng nghiệm Niết -bàn ngay trong đời sống thực.
--
Khi quán tự tại, sự vắng bặt của ngũ uẩn ở một người giác ngộ là tính Không trong Đạo Phật.
Ngoài ra con thấy đối với người đã giác ngộ không còn ngũ uẩn, nhưng để "vừa lòng" những quan điểm cố chấp về tính Không, cũng có thể xem những điều do duyên hợp cấu thành thân tâm anh ta, đều có tính Không:
+ sắc: không sanh không diệt, duyên hợp mà thành. Hiện hữu, không phải ảo tưởng, nhưng luôn biến đổi không ngừng. Vậy nếu nói tính Không nghĩa là không bất biến, không tồn tại cố định mãi.
+ thọ, tưởng, hành, thức: như những dòng biến đổi liên tục, tính Không nếu quy kết cũng là không bất biến, không tồn tại cố định mãi.
--
Tranh luận về tính Không này thật phí sức và vô nghĩa. Cố chấp vào việc chứng ngộ tính Không để tu tập giác ngộ, sẽ khiến người ta như đi trên những con đường khó khăn, mịt mù, khiến việc giác ngộ loại bỏ ngũ uẩn, giải thoát khổ trở nên khó khăn gấp bội. Làm sao có thể thoát khổ khi cứ ngồi đó chiêm nghiệm công án "Mu là gì?"
Trầm trọng hơn nữa là hình thành ảo tưởng nói rằng mọi thứ xung quanh đều là ảo, là không. Đúng là nên tự vả một bạt tai nổ đom đóm mắt xem cái đau có ảo không.
--
Tóm lại Đức Phật đã chỉ sẵn con đường Tứ Niệm Xứ thì hành giả nên theo đó tu tập để giác ngộ sẽ dễ dàng hơn nhiều.

Con xin trình bày cách con hiểu như trên, con nhờ Thầy chỉ bảo để việc tu tập của con được đúng đắn.
Con chân thành tri ân Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-11-2017

Câu hỏi:

Dạ thưa thầy!
Con hiện có tu tập trì chú của mật tông, và trì chú đại bi bên bắc tông và cũng có tu tập ngồi thiền cho tâm tỉnh lặng. Còn về mặt đời sống thì con thực tập cách quán của thầy chỉ dạy nhìn mọi thứ diễn ra chung quanh như nó đang là.
Dạ thưa thầy, con tu tập nhiều tông phái quá có ổn không? Kính mong thầy chỉ dạy ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-11-2017

Câu hỏi:

Thưa thầy, thầy cho con hỏi thời gian trong tu tập đóng vai trò như thế nào ạ? Có cần thiết hay không ạ?
Con cảm ơn thầy ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-11-2017

Câu hỏi:

Con xin thành tâm đãnh lễ thầy.
Con xin hỏi thầy về 1 vài vấn đề mà con gặp trong khi hành thiền.
Con đang tập từng bước 1 trong việc chánh niệm tất cả mọi hành động và việc làm của con trong công việc, trong cuộc sống và ngay cả trong lời nói. Mặc dù con chỉ đang tập như 1 đứa trẻ lớp mầm và con thấy nó thật khó khăn vì tính chất công việc con luôn luôn ồn ào và bận rộn. Nhưng thưa thầy, con thật sự thấy hoan hỷ vô cùng với những gì thầy dạy bởi vì con đã thu nhận được sự lợi lạc trong việc đó mặc dù chưa nhiều, bên cạnh đó con vẫn đang cố gắng giữ thói quen hành thiền vào mỗi buổi sáng.
Sáng nay con có ngồi hơn 1 tiếng và con thấy tâm con lăng xăng rất ít. Con lấy hơi thở làm đề mục và mọi thứ tụ động quay về hơi thở rất nhanh, con không phải cố gắng. Con có quan sát sự phóng tâm thì thấy chỉ còn nghĩ về tương lai hoặc tưởng tượng ra 1 sự việc gì đó ở tương lai nhưng nó không đáng kể, còn những chuyện trong quá khứ hầu như không còn trạo dậy nữa. Vậy thưa thầy trong sự tu tập hành thiền của con có gi sai không thưa thầy?
Và con muốn hỏi thêm vấn đề về Định. Con bị dính vào cảm giác thoải mái khi con không còn cảm giác ở tay chân và cả thân con nữa (con thường xuyên có cảm giác đó ở nhiều lần hành thiền). Cứ trú vào hơi thở khoảng 10p là chân tay và thân con cực kỳ thoải mái thưa thầy, con không biết đó có phải là cảm giác của Định không? Con không hề bị đau nhức hoặc tê khi ngồi lâu, chỉ là cảm giác rất thoải mái. Con thấy sự ham muốn và dính mắc của con vào chuyện đó nhưng con không biết phải làm sao với nó. Con luôn tự nói voi mình: "à mình thích cảm giác này, à mình đang cố gắng đi tìm cảm giác này như vậy là không đúng bởi vì theo con biết là phải giữ tâm quân bình không ham muốn, không dính mắc."
Con mong thầy hoan hỷ chỉ dạy cho con biết đúng sai của con trong sự tu tập này.
Con xin cầu chúc thầy luôn có sức khoẻ và sự an vui.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-11-2017

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy, hôm nay trong khi con thư giãn buông xả con thấy nội tâm con rất mạnh, chúng ùn ùn khởi sanh lên, ôi là đủ thứ con không biết goi đó là gì con tạm gọi đó là tạp khí. Chúng thật dữ dằn làm con phải bị căng thẳng nhưng không sao, con cứ coi chúng hiện hữu, tồn tại và hoại diệt ra sao, chúng rất mạnh Thầy ạ. Nếu không nhờ nắm được nguyên lý mà Thầy dạy thì con nghĩ rất dễ bị tẩu hỏa. Sau khi chúng diệt thì con thấy rất nhẹ nhàng. Nội tâm mình sao lạ quá, con nghĩ chắc do mình sống vô minh lâu quá nên những tạp khí này tích lũy giờ chúng thoát ra để cho mình xem thì phải. Con xin cảm ơn Thầy đã chỉ dạy nguyên lý cho chúng con rồi từ đó chúng con tự học nơi chính mình.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-11-2017

Câu hỏi:

Con kính bạch Thầy,
Con viết đây là để chân thành cảm tạ công đức của Thầy trong tiến trình làm rõ, sáng trong, đưa Đạo Phật về với nguồn gốc nguyên thủy, từ đó chỉ ra con đường giác ngộ giải thoát khỏi bể khổ thế gian cho những người tìm sự thật, tìm Đạo như con và những người có duyên với Đạo Phật khác.
Con hiểu ra, tu tập mới thấy Đạo Phật thật ra gắn bó rất sâu sát với đời sống thường ngày, lấy chính cuộc sống đang diễn ra trong và ngoài thân tâm để làm chất liệu, yếu tố then chốt cho quá trình tu tập giác ngộ giải thoát. Chứ không phải Đạo Phật là phải vào rừng ở ẩn xa lánh cõi đời, không phải thần thông kiểu Như Lai Thần Chưởng, không phải lánh vào trạng thái định phi tưởng phi phi tưởng, đến nổi chim ỉa lên đầu cũng không biết, không phải vào chùa thắp vài nén nhang cầu tiền tài hạnh phúc, hay tạo nghiệp khi mua chim, mua cá phóng sanh để chúng bị bắt lại...
Con đang tu tập và nhận thấy Đạo Phật đem lại cho người tu tập cũng có phần giống như Cửu Dương Thần Công trong kiếm hiệp. Hơn ở chỗ cái kia chỉ hộ thể, còn Đạo Phật hộ cả thân tâm.
Con mong một ngày sẽ không còn phân biệt sâu nặng giữa các nhánh khác nhau trong Đạo Phật, chỉ còn lại một Đạo Phật duy nhất, đó là con đường giác ngộ giải thoát mà Đức Phật Thích Ca đã chỉ dạy.
Những người bắt đầu muốn tu tập thực hành sẽ chỉ cần biết những gì cốt lõi nhất mà có thể gói gọn trong một quyển sách mỏng, chỉ cần tin và thực tập, ví như không hiểu điện hoạt động ra sao, nhưng biết bật công tắc cho đèn sáng, cho chánh niệm tỉnh giác được bật lên xua đi bao nỗi khổ không cần thiết của thế gian. Con hiểu là kinh sách và các phương tiện tu tập vẫn duy trì cho người cần nghiên cứu hay hợp căn cơ của họ, nhưng sẽ không dọa người có lòng cầu Đạo chạy mất dép vì hoảng trước núi kinh thư ấy, hay lạc lối giữa mê cung những lý luận lý giải cao siêu huyền bí.
Con cung kính tri ân Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-11-2017

Câu hỏi:

Hôm nay ngày nhà giáo 20 tháng 11, con kính chúc thầy được nhiều sức khỏe.
Con luôn ghi nhớ lời thầy dạy "cho dù con đi nhà thờ nhưng nếu con luôn giữ tâm mình sáng suốt, định tĩnh, trong lành thì con vẫn là Phật tử quy y Tam Bảo".
Con thành kính tri ân.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-11-2017

Câu hỏi:

Con xin thành tâm đảnh lễ Thầy.
Bạch thầy cho con xin hỏi.
Cách đây không lâu con có tham dự 1 khoá thiền Vipassanā. Trong 10 ngày đó, mọi thứ được quay nhìn vào bên trong chính con, con thấy thật tĩnh lặng, nơi đó chỉ có chính con. Con ngộ ra được 1 vài thứ như trước giờ con hay chấp tại sao người đó cứ như vậy, cứ làm điều xấu, tại sao mình cứ dính mắc vào người này quá người kia quá... nhưng do cuộc sống con với bộn bề lo toan con không thấy rõ. Sau khoá thiền con ngộ ra có những con đường mình phải đi 1 mình, không thể dựa dẫm và dính mắc ai cả; những thứ mà con hay nhìn vào người khác và trách móc họ, giờ đây con thấy con sai hoàn toàn, họ làm sai là duyên nghiệp của họ không phải của mình sao mình cứ phải đau khổ với lỗi lầm của họ... Và con đã buông ra được sau khoá thiền 10 ngày.
Sau khi về nhà, con cảm nhận mình hạnh phúc va an lạc vô cùng, ít nhất cũng hạn chế được cơn sân, quay về hơi thở khi cần thiết, và đặt biệt trong tâm trí con buông bỏ được 60% nhìn ra xung quanh. Mọi thứ bây giờ con vẫn luôn nhìn vào thân tâm con, con vẫn quan sát nó "như nó đang là".
Nhưng con vẫn có 1 vấn đề thấy đang rất phân vân thưa Thầy. Con là người kinh doanh và mua bán nên khi con quay về với công việc thì mọi thứ con lại phải đối mặt với nhiều loại cảm xúc từ khách hàng và những sự lo toan nên cảm giác an vui và quay về nhìn chính thân tâm con dần dà bị mờ nhạt. Bây giờ con chỉ có thể nhìn về chính hơi thở của con những lúc tâm con không vui và bất an về điều gì đó. Vậy thưa Thầy, mong thầy chỉ dạy cho con biết con phải giữ tâm mình như thế nào mới có thể giữ được sự an vui mà vừa có thể dung hoà trong công việc thưa Thầy? Và con cũng đang có ý định đi thêm nhiều khoá thiền khác vậy con có nên không ạ?
Con xin cầu chúc Thầy luôn được dồi dào sức khoẻ và an vui ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-11-2017

Câu hỏi:

Con kính bạch Thầy!
Thưa Thầy, con xin được hỏi, con có nghe pháp thoại của Thầy nói đến phần cách tu học là có hai cách, thứ nhất là lấy cái này bỏ cái kia. Cách thứ hai là nhận thấy ra tất cả.
1/ Thưa thầy con chưa hiểu lắm về cách thứ nhất ạ? Xin Thầy chỉ giúp con với ạ.
2/ Kính bạch Thầy! Con có biết Thầy đã từng nghiên cứu qua kinh dịch. Thưa thầy con có thể nghiên cứu giống Thầy được không ạ? Chúng có ích gì nhiều cho sự giúp mình và giúp đời không ạ? Xin Thầy cho con lời khuyên.
Con chân thành tri ân Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-11-2017

Câu hỏi:

Con chào Thầy. Bạch thầy con nhìn mọi việc như nó đang là thì đó là tu, nhưng khi con phải tìm kiếm công việc ngoài xã hội thì phải có sự tưởng tượng nhạy bén thì đó là sự thông minh của thế tục và thuộc về sự tham muốn phải không Thầy? Con thấy nhiều người không tu Phật họ rất là thông minh mà con từng rất ngưỡng mộ họ thì có phải là họ là người có định tâm rất vững phải không Thầy. Con cảm ơn Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »