loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 02-06-2014

Câu hỏi:

Kính thưa sư ông, <p>
Con xin cung kính ghi nhớ lời dạy của sư ông. Con cũng có cảm nhận là khi một người đang trên đường tu tập, tạm gọi là chưa thấy pháp tánh thì vẫn phải thường xuyên sử dụng tư tưởng để tu và đôi khi trong một trạng thái thuận duyên hoặc thực hành đúng cách có thể tư tưởng sẽ im bặt một lúc và người đó trải nghiệm được cái nhìn qua tánh biết, và nếu người hành để tâm phân biệt rạch ròi đâu là tư tưởng, đâu là tánh biết thì chẳng có khi nào là tánh biết thật cả nên tốt nhất vẫn là giữ thái độ vô trụ để trải nghiệm. <p>
Nếu con có hiểu sai điểm nào, xin sư ông từ bi chỉ dạy lại cho con. Con xin thành tâm cung kính đảnh lễ sư ông.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-06-2014

Câu hỏi:

Kính bạch sư ông, <p>
Qua câu trả lời của sư ông, con có thể hiểu là "tùy tín hành" là dùng tư tưởng để tu không ạ? Còn "tùy pháp hành" là dùng tánh biết để tu. Và dùng tánh biết để tu là cách mà sư ông đang luôn hướng chúng con đến. Riêng khi dùng tư tưởng để tu thì sẽ phát triễn các loại thiền định do tư tưởng tập trung kĩ, mạnh, lâu, sâu và do đó mà sẽ đắc ngũ thông. Nhưng khi đắc được ngũ thông, nếu chấp đó là ta, của ta thì sẽ lọt vào ngũ ấm ma. Còn nếu vẫn nhận rõ đó là diệu dụng của chân tâm thì không lọt vào ngã tẻ mà đắc luôn cả lậu tận thông. Thưa sư ông, con hiểu như vậy có gì sai lạc không ạ? <p>
Con xin cung kính đảnh lễ sư ông.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-06-2014

Câu hỏi:

Con kính chào thầy. Thưa thầy, thầy từng dạy là tâm vô trụ thì mới trong sáng hồn nhiên, vậy khi con chú tâm quan sát hơi thở ra vào thì không phải là tâm đã trụ vào hơi thở rồi sao? <p>
Con kính ơn thầy chỉ dạy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-06-2014

Câu hỏi:

Kính thưa Sư, Xin Sư hướng dẫn chúng con cách cúng dường, làm phước như thế nào cho đúng pháp. Cúng dường được phước ông chủ hay phước tôi tớ là như thế nào? Khi bố thí, tâm mình như thế nào thì được gọi là bố thí ba la mật? Khi cúng dường, làm phước mình có nên nguyện điều gì không, thưa Sư, chẳng hạn như nguyện cho mình có được phước báu trí tuệ. Con cám ơn Sư và kính chúc Sư luôn được an vui.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-06-2014

Câu hỏi:

Kính bạch sư ông, <p>
Trước tiên, con xin được đem hết lòng thành kính, đảnh lễ sư ông lần thứ nhất, lần thứ nhì, lần thứ ba. Ngưỡng nguyện hồng ân Tam Bảo gia hộ pháp thể sư ông luôn được khinh an trong suốt chuyến hoằng pháp. <p>
Thưa sư ông, xin sư ông từ bi giảng giải thêm cho con về "tùy tín hành" trong kinh Trung Bộ ạ. Con có nghe qua sư phụ con ngày xưa nói ngài Xá Lợi Phất đi theo "tùy pháp hành" hay tứ niệm xứ, tức đi thẳng không lọt vào ngã tẻ. Đây là con đường thẳng chánh pháp đắc lậu tận thông và có tuệ giải thích (không phát triển ngũ thông). Về "tùy pháp hành" con đã nghe các bài pháp của sư ông nên con mới hiểu. Riêng ngài Mục Kiền Liên đi theo tùy tín hành. Đi con đường này nếu không lọt vào ngã tẻ thì sẽ có được cả lục thông. Con không dám bàn hay hỏi về chuyện thần thông, con chỉ chưa hiểu "tùy tín hành" khác với "tùy pháp hành" thế nào và "tùy tín hành" có liên quan gì đến pháp môn tịnh độ không ạ? (Vì con cho chữ "tín" là tin, vậy là đường lối tu tập có dựa trên niềm tin nên sẽ có mối liên hệ với các pháp môn như tịnh độ). <p>
Xin sư ông từ bi khai thị và chỉ dạy con thêm. Con luôn tôn kính sư ông như sư phụ quá cố của con. Thật sự con cũng không biết căn cơ con thế nào, chỉ dò dẫm tự tìm hiểu và tu tập. Gần đây con có phước duyên được nghe pháp của sư ông nên mới dần sáng tỏ nhiều khúc mắc. Con luôn tha thiết mong sẽ được sư ông dạy bảo con nghiêm khắc như một đệ tử để con thấy rõ đường đi của mình hơn. <p>
Cuối lời, một lần nữa con xin thành tâm cung kính đảnh lễ sư ông ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-06-2014

Câu hỏi:

Kính Thầy, <p>
Hôm nay chẳng hiểu sao khi vọng lặng im xuống, không còn thiết bám víu gì thì một nỗi cô đơn vô cùng tận và sợ hãi cứ trào lên trong con sâu sắc, như sợ mình bị hắt hủi, sợ không còn chỗ ấm cúng để nương náu, sợ không còn ai yêu thương, sợ mình không còn thuộc về một nơi nào, khoảnh khắc đó thật yếu đuối, và con cứ ngồi im lặng chẳng biết làm gì. Hôm qua con đọc một cuốn về bà Dipa Ma, trong đó có đoạn đôi khi trong thiền quán, những hình ảnh đầy sợ hãi mà qua bao kiếp sinh tồn tiếp xúc sẽ hiện về, lúc đó cứ ghi nhận, ghi nhận mà thôi. <p>

Hôm trước cũng có người kể cho con về chuyện nuôi ngải, nghe cũng rất sợ. Con nhớ trong một bài pháp thoại, Thầy giảng nếu mình sống đúng tốt và giữ chánh niệm tỉnh giác tốt thì sẽ không phải lo lắng gì. Nhưng nếu đang ở một mình mà quá sợ hãi, con nên làm gì thưa Thầy? Con xin cám ơn Thầy và chúc Thầy đi hoằng pháp tốt đẹp.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-06-2014

Câu hỏi:

Kính Bạch Thầy. <p>
Lời kính đầu tiên con xin chúc Thầy thân tâm thường lạc, chuyến hoằng pháp tại Châu Âu luôn gặp nhiều may mắn. Các Đạo hữu Châu Âu luôn được nhiều sức khỏe và hạnh phúc nhất là hưởng được nhiều An lạc trong nghe và thực hành tốt những bài Pháp thoại của Thầy. Sau con xin trình bày những thấy biết gần đây của con, kính mong Thầy chỉ dạy thêm. <p>

Có một hôm trong giờ thiền định con chợt cảm nhận được những lời Thầy chỉ dạy: chỉ để pháp hiện bày và thấy rõ chúng, như hơi thở, các cảm thọ khổ, lạc của thân, tâm... nhưng sau hơn một giờ thì cảm thọ tê nhức của chân (thường con thích ngồi kiết già) bắt đầu nổi lên con cũng quan sát và hơn nữa giờ thì cảm thọ đau nhức không còn nữa và sự hỷ lạc bắt đầu chu kỳ của nó. Con thường thay quá trình sinh, diệt của các cảm thọ nầy. Xin Thầy chỉ cho con biết nếu mình theo dõi cho hết các quá trình nầy thời gian chắc sẽ lâu, như vậy con có thể tạo ra bản ngã cho mình không? Con rất mong được sự chỉ dẫn của Thầy, con xin cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 31-05-2014

Câu hỏi:

Bạch thầy cho con hỏi, <p>
Bố con vừa qua đời vậy gia đình con phải làm gì, gia đình con muốn hồi hồi hướng phước báu như việc giữ giới không sát sanh, không trộm cắp v.v... đến cho người mất được không? Hay phải làm gì nữa không thưa thầy? Con cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 31-05-2014

Câu hỏi:

Con xin chào thầy ạ. Thưa thầy con có 1chút thắc mắc về thiền. Con kính mong thầy trả lời cho con. <p>
Thưa thầy khi mình ngồi thiền thì nên trú vào phần nào trên cơ thể ạ? Con nghe sách báo nói về phương pháp thiền thì có nhiều cách chú tâm vào hơi thở phồng xẹp ở bụng, chóp mũi, không trú vào đâu, đỉnh đầu, trái tim, chân, đan điền... và cách thức hít thở nhíu hậu môn để tăng cường và cải thiện phần âm. Và con thưa thầy là phần âm trong cơ thể theo con tìm hiểu thì rất quan trọng có đúng không ạ, nếu phần âm cạn thì cơ thể sẽ sinh ra bệnh tật và điên loạn khi hành thiền vì lúc đó trụ tâm quá nhiều về phía trên thì lâu ngày sẽ sinh ra điên loạn. Vậy con kính mong thầy giải đáp cho con ạ. <p>
Tiếp theo con xin hỏi tiếp thầy 1 câu nữa là khi con hành thiền con quan sát sự phồng xẹp ở bụng thì cơ thể con cứ "bình bình", con hình dung như là cơ thể con với tâm con là 1 không có tách rời giữa thân và tâm nhưng được 1 lúc con có vọng tâm khởi lên lúc đó con biết và con đưa sự chú tâm quay về với hơi thở ở bụng. Vậy con mong thầy cho con 1 ít kinh nghiệm, và lời khuyên cho con để con hiểu rõ hơn con đường mình đang thực hành ạ. Con xin cám ơn thầy rất nhiều. Con chào thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 31-05-2014

Câu hỏi:

Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Thầy, lần thứ hai, lần thứ ba. <p>
Thưa thầy, con mong Thầy tư bi giảng dạy cho con nguyên lý thực hành trì chú Đại Bi (Bắc Tông) theo phương pháp thiền nguyên thủy ạ? Con cám ơn Thầy. <p>
Thưa Thầy, theo kinh tạng Nguyên thủy chú Đại bi được hiểu như thế nào ạ? Con cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »