Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 11-01-2015
Câu hỏi:
Kính thưa Sư Ông, <p>
Trong cuộc sống khi nào thì chúng con nên giữ giới chế định, khi nào thì không cần ạ? Khi nào thì cần dùng pháp môn phương tiện, khi nào thì không cần ạ? Giả sử khi tâm tham nổi lên mạnh mẽ mà con không đủ định tĩnh, sáng suốt để lặng yên quan sát thì con có nên dùng pháp môn phương tiện để đè nén tạm thời không ạ? Vì nếu không đè nén thì con sẽ bị cuốn trôi. Nhưng nếu đè nén các tâm bất thiện vào vô thức thì con lại mất đi cơ hội để học ra bài học giác ngộ từ đó. Đây là điều con băn khoăn đã lâu, xin Sư Ông khai sáng thêm cho con. Con xin cảm tạ và đảnh lễ Sư Ông từ xa.
Ngày gửi: 11-01-2015
Câu hỏi:
Bạch Thầy, <p>
Đây là lần đâu tiên con lên trang web này để tâm sự nỗi trắc ẩn trong lòng con. Tâm con lúc nào cũng cảm thấy bất an, đôi mắt lúc nào cũng u buồn (ai cũng nhìn và nói vậy). Con đang làm công việc mà con cảm thấy rất áp lực và quá tải với cái đầu của con (con có chứng bệnh rối loạn tiền đình). Công việc của con mang tính chất công tác xã hội nhiều, con là người hay quá cầu toàn và trách nhiệm trong công việc nên thấy mệt mỏi và mong muốn thay đổi công việc nhưng con không biết làm gì đây (trước khi qua đây làm con là giáo viên mầm non). Quay lại công việc cũ thì chỉ làm bên trường tư thôi, vào trường công trước đây con làm thì không dễ dàng nữa. Công việc không thoải mái, tình cảm của con cũng không được như ý. Đã hơn 40 tuổi nhưng tình duyên con luôn lận đận, nhiều lúc con ngồi niệm Phật mà nước mắt cứ chảy dài, ngồi thiền hít thở thì bao nhiêu tạp niệm cứ nhảy múa trong đầu con và nỗi niềm đau khổ thương cho thân phận mình. Có phải nghiệp con còn quá nặng phải không Thầy. Xin Thầy cho con đôi lời để tâm con được sáng. Con cảm ơn Thầy.
Ngày gửi: 11-01-2015
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, má của con muốn xin trình pháp với Thầy qua những trải nghiệm của má con thấy là: <p>
Lúc mới vô ngồi thiên thì tâm của má con rất yên lặng không bị phóng dật, chỉ nhận biết hơi thở ra vô. Sau một khoảng hơi lâu thì má của con thấy cái khổ nhức mỏi như tê chân, cứng cổ, rồi đau bụng, thấy những mạch máu 1 bên tim bị nghẹt, khoảng 1 lúc thì tự động những mạch máu 1 bên tim nó thông dần dần. Có những lúc khổ quá má của con phải xả. Khi xả ra thì bình thường trở lại. Có những lúc thì má con thấy khổ quá rồi cũng tự nhiên hết khổ mà không cần xả. Vì má của con có bệnh tim hơn 10 năm nay rồi. Những lúc hoạt động thì má con nhận thức cái tâm thọ nóng, thọ lạnh, có lúc thấy mệt, thấy khỏe, thấy vui, thấy buôn... <p>
Bạch Thầy, như vậy má con hành đúng hay sai? Vì má con ít biết trình pháp, má con già rồi nên những gì má con thấy được nhờ con viết để gửi cho Thầy. Có những lúc có người đến chơi má con tiếp xúc 1 lúc thì thấy đầu căng thẳng và lên huyết áp như vậy là sao má con không hiểu. Kính mong thầy hướng dẫn để má con được thực hành tốt hơn. Con xin cám ơn Thầy.
Ngày gửi: 11-01-2015
Câu hỏi:
Kính bạch thầy, con xin phép được trình bày những trải nghiệm khi học thầy từ những pháp hành. <p>
Thưa thầy, con thật là may mắn được nghe được học và được hỏi thầy khi vướng mắc cũng như lúc được cho là hiểu. Năm nay thầy đã lớn tuổi rồi, mọi sự vô thường, một ngày nào đó không còn thầy để hỏi nữa nên con không dám lơ là. <p>
Thưa thầy, con là người mang nhiều bệnh. Trong cuộc sống vợ chồng, con bị bệnh lâu ngày quá như vậy nên tình cảm vợ chồng cũng mòn theo năm tháng. Trong 6 năm nay, con nhớ không nhầm là những lúc con đau yếu kể cho chồng nghe, con không được 1 lời hỏi han chia sẻ, không được tới 5 tiếng "ừ". Anh ấy là người thật thà tốt bụng, vì cuộc sống từ nhỏ anh ấy đã phải trải qua những cảnh nghèo khó cơ cực nên cuộc sống đã huân tập anh ấy thành 1 người chắt chiu, bủn xỉn, lúc nào cũng sợ hết tiền và sợ đói khổ. Lúc trước con khỏe gia đình rất hạnh phúc, từ khi con ốm yếu thì không còn được như vậy nữa. Giờ đây anh ấy hay cáu gắt, chỉ cần 1 sơ hở nhỏ của con là bị chỉ trích đay nghiến, nói những lời khó nghe. Nhớ lời thầy dạy những gì đã qua cho qua luôn, những gì của phút trước hay ngày giờ trước cũng đã thuộc về quá khứ, các pháp vận hành không bao giờ ngừng nghỉ, không nên kéo nó lại để mà khổ, buông hết cái ta bản ngã ra thì ngay đó là giải thoát, cứ như vậy mà con thấy các pháp luôn mới mẻ. Những gì chia sẻ được thì con uyển chuyển tham gia bằng không pháp nó như vậy là như vậy, khởi đầu lúc nào hay kết thúc lúc nào con tùy ý, không thêm, không phê phán, không bỏ bớt, luôn nhớ lời thầy dạy, cái ta với khó chịu hay bất mãn, thấy mình nhục với phải nhẫn, không có nhục khỏi phải nhẫn, cứ trở về với thái độ bình thản, tĩnh lặng trong sáng, trong nghe không thấy ta nghe, trong biết không thấy ta biết, trọn vẹn pháp như nó đang là, tức khắc thoát ra khỏi áp lực, không gian và thời gian. Vẫn tình thương ấy, giờ đây con thương anh ấy nhiều hơn, tình thương không đòi hỏi sự đền đáp và từ đây con yêu thương tất cả mọi người cho tới muôn loài, mà không thấy ta yêu thương ai cả. <p>
Thưa thầy, có lần con trai con nói với con: "Mẹ ơi, sao ba cứ nói những lời khó nghe và thích nói những lời làm cho người khác khổ vậy mẹ nhỉ, khi người ta đau khổ thì ba lại hối hận", con mỉm cười và hỏi ba làm ai khổ, con trai của con trả lời ba làm mẹ khổ đấy, lúc đó con ôn tồn nói: "Mẹ đâu có khổ, mỗi người đều có viên ngọc quý, ba đang bào gọt giúp mẹ đấy chứ." Mỗi lần như vậy con lại khuyên các con của mình không được có thái độ không đúng với ba, công ơn dưỡng dục sinh thành không bao giờ các con trả hết đâu, nếu các con thấy đó là sai thì đừng học cái đó là được, ai gieo nhân nào ắt sẽ gặt quả đấy, nhưng đừng thấy thế mà coi thường ba con, rồi pháp sẽ nhắc ba con, mỗi người phải tự học ra bài học của chính mình. Về phần mẹ nhìn ba con mồ hôi đầm đìa mệt nhọc, mẹ cũng thương và biết ơn ba con không hết nên không buồn giận ba, các con nói rất khâm phục mẹ. <p>
Thưa thầy, trong cuộc sống hằng ngày con luôn lấy mình làm gương để dạy chúng, sống sao cho hiếu nghĩa thuận hòa và chỉ cho chúng thực nghĩa của sự tu hành mà thầy đang giảng nói. Thưa thầy, rồi cứ như vậy mà ngày qua ngày con an vui trong sự tĩnh lặng vi diệu ấy, có những lúc con thốt nhẹ lên rằng: "Thầy ơi, đây chính là ý tứ mà thầy đang truyền trao cho mọi người, con sung sướng và thầm tri ân thầy". Con cũng cám ơn chồng con rất nhiều, anh ấy đã giúp con 1 phần học ra bài học giác ngộ. Giờ này con không còn đau khổ nữa, ai thương cũng được, không thương cũng không sao, con bằng lòng với tất cả những gì đang hiện hữu với mình, không oán trách, không giận hờn, tùy duyên thuận pháp vô ngã vị tha. Từng giây phút trải nghiệm đúng là không thể nghĩ bàn, trọn vẹn với đang là để đền đáp công ơn của thầy. <p>
Tận đáy lòng sâu thẳm, con thành kính tri ân thầy.
Ngày gửi: 11-01-2015
Câu hỏi:
Thưa Thầy, con năm nay 18t, con muốn trở thành 1 Phật tử tu tập theo Bát Chánh Đạo. Con có tìm hiểu thì ở nước ta có ít chùa theo Phật giáo Nam tông quá nên con tìm mãi mới ra được chùa Bửu Long. Con tìm thấy trong lúc tuyệt vong nhất vì không tìm ra nên cũng tính bỏ cuộc nhưng cuối cùng cũng tìm ra nên con muốn hỏi Thầy con có thể quy y Tam Bảo tại chùa Bửu Long và sinh hoạt cùng với các nhóm Phật tử đang sinh hoạt tại chùa không ạ? Nếu được ra Tết con lên ôn thi ĐH rồi con xin được sinh hoạt tu tập cùng các nhóm Phật tử. Con cảm ơn Thầy.
Ngày gửi: 10-01-2015
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy! Vừa xong trong khi đang nằm nghe pháp thoại, con cảm nhận được sự chú tâm của mình lúc nghe pháp. Lúc đó tự nhiên thân tâm con thấy nhẹ nhàng, sảng khoái và an lạc vô cùng. Con cảm giác rất rõ về toàn thân, hơi thở con trở nên nhẹ nhàng, đầu óc rất tỉnh táo nhận biết các pháp xung quanh. Trước đây khi ngồi thiền và quan sát hơi thở cũng có vài lần con trải qua trạng thái này rồi, hình như nó đến khi tâm con có một sức định. Và có thể con biết đây không phải định do tưởng sinh, bởi lúc đó con cảm thấy rất tỉnh giác. <p>
Hôm nay sau khi quan sát trạng thái này thêm một lần nữa con mới xin được trình pháp lên với Thầy. Con xin Thầy hướng dẫn thêm cho con.
Con thành kính tri ân Thầy!
Ngày gửi: 10-01-2015
Câu hỏi:
Mô Phật kính thưa sư! Con biết sư công việc rất nhiều nhưng vì những gút mắc của chúng con không biết hỏi ai, hơn nữa từ khi con biết được website trungtamhotong đã giúp con tháo gỡ rất nhiều những vướng mắc trong giáo pháp và cũng như hành pháp. Con thấy sư tận tình chia sẻ cho rất nhiều Phật tử, hơn nữa sư trả lời rất linh hoạt và trung thực giúp cho chúng con đi đúng đường, chúng con vô cùng cảm ơn sư và cố gắng tu hập để không phụ công sư dạy dỗ. Chúng con rất có phước báu mới gặp được sư, nếu không chúng con cứ mãi loanh quanh trong niềm tin tín ngưỡng. <p>
Thưa sư, trước đây chúng con có thờ Phật bổn sư Thích-ca Mâu-ni, nhưng gần đây có một số quý thầy nói chúng con là Phật tử tại gia không được thờ ngài, chỉ có chùa mới thờ, nếu con thờ thì có những chuyện không tốt xảy ra. Con có hỏi tại sao thì quý thầy không nói rõ và khuyên con nên thờ bộ tam thánh là Di-đà, Quan Âm, Thế Chí và thầy giải thích Quan Âm thì luôn cứu khổ cứu nạn khi gặp nguy tai, còn Di-đà thì thờ ngài để khi lâm chung được Phật tiếp rước về Tây phương. Con thấy thầy giải thích cũng có lý vì con thấy đa số Phật tử Việt nam ít ai thờ Phật bổn sư, đa số là thờ bồ tát Quan Âm còn Di-đà sau này mới thờ theo bộ tam thánh. <p>
Con có một chút suy nghĩ, tôn giáo bạn nhà nào cũng phải thờ đấng giáo chủ của họ và thường xuyên niệm dến danh hiệu để tưởng nhớ tri ân. Trong khi đó đạo Phật thì khác hẳn, hình như ít ai biết đến đức Phật lịch sử và giáo lý của ngài, chỉ thờ tự và tưởng niệm những Phật và bồ tát ở huyền thoại, vậy thì sự truyền thừa làm sao có sự chính xác. Nếu mà thờ đức Bổn sư thì có ảnh hưởng gì đến cuộc sống gia đình không thưa sư mà con nghe một số quý thầy nói làm con hoang mang vì đa số chúng con chỉ biết đi chùa đại thừa không được gần gũi các sư Nam tông để học hỏi thêm giáo lý nguyên thuỷ, nhờ có website này mà chúng con mới có cơ hội tiếp cận với những lời gốc Phật dạy. <p>
Cúi xin sư hoan hỷ cho chúng con vì chúng con còn lơ mơ trong pháp học nên không biết thế nào là đúng sai. Mỗi thầy nói mỗi kiểu, mỗi chùa nói một hướng khác nhau, chúng con thật sự bối rối, chúng con rất tha thiết gởi đời sống tâm linh vào sư mong được sư chỉ dạy ạ. Cầu nguyện cho sư có nhiều sức khoẻ để giúp chúng con và cho những ai có duyên để đi đúng con đường mà Phật đã tận tâm chỉ dạy.
Ngày gửi: 10-01-2015
Câu hỏi:
Kính thưa thầy, đầu tiên con xin kính chúc thầy dồi dào sức khoẻ! <p>
Thưa thầy, có đôi khi con thấy nghi ngờ không biết đây có phải là bình an không khi mà có nhiều lúc con thấy trống rỗng không có bất kỳ một cảm giác nào, bất kỳ một tư tưởng nào trong đầu mà chỉ còn lại cảm nhận nhịp đập của trái tim, nhịp đập của mạch máu toàn thân và âm thanh toàn thể, sau đó tư tưởng bắt đầu trỗi dậy: sao mà vô vị thế này! Và nó bắt đầu tìm kiếm đối tượng để mà suy nghĩ để mà hành động. Nếu là sự bình an thì tại sao nó không có sức hấp dẫn đối với con người để cho con người cứ mãi loay hoay tìm kiếm đối tượng bám víu để rồi tạo tác để rồi đau khổ và rồi lại muốn bình an? Có khi điều con hỏi là ngớ ngẩn xin thầy tha lỗi! <p>
Con kính ơn thầy!
Ngày gửi: 10-01-2015
Câu hỏi:
Con chào SƯ. <p>
1) Mẹ con quy y cho con (và gia đình) cách đây 4 năm, con không được dự buổi quy y của bổn sư, nhưng may mắn cách đây 2 năm con đã có duyên với Phật pháp, đã tìm hiểu và thực hành theo lời Phật dạy. Bố mẹ con tu theo Tịnh Độ tông nhưng riêng con, con cảm thấy pháp môn này đè nén tâm chứ không phải là biết và buông xả ra, con thấy bố mẹ con mỗi khi tức giận thì niệm A DI ĐÀ PHẬT nhưng con cảm thấy bố mẹ con đang đè nén chúng. <p>
Thật hữu duyên hơn nữa con tìm hiểu và được biết các kinh đại thừa do các tổ chế ra để hợp căn cơ mọi người (con cũng không chê bai hay phân biệt gì cả). Con tìm và biết đến Phật pháp nguyên thủy. Con thấy những giáo lý và đặc biệt là thiền rất hữu ích cho con và thay đổi các tư tưởng của con theo hướng tích cực. Con thấy lỗi của con nhiều hơn, con hay nhìn vào mình hơn là người khác và con biết chúng rồi buông chúng dần dần, cũng dần tu tập. <p>
Con giờ có ý định nói cho bố mẹ con biết về sự thật các kinh, và khuyên bố mẹ biết nguyên thủy, nhưng con sợ niềm tin (tín nguyện hạnh trong kinh Vô Lượng Thọ) của bố mẹ con lung lay, rồi sinh ra những cái tiêu cực, nhưng con rất muốn nói, vậy mong SƯ cho con lời khuyên để con có thể tâm sự với bố mẹ con ạ. ,p>
2) Như SƯ nói: thận trọng - chú tâm - quan sát mọi sự vật hiện tượng đến với mình, khi thực hành con cố gắng hành động chậm lại rồi con thận trọng, chú tâm vào đó. Nhưng khi quan sát nó con lại suy nghĩ thêm các niệm khác (ví dụ con quan sát cái bút thì con lại suy nghĩ bút này hãng nào viết đẹp không...), như thế con đã sai đúng không sư? Xin sư hoan hỷ chỉ cho con thêm một chút về điều thận trọng, chút tâm và quan sát? <p>
3) Trong lúc ngồi thiền, con ngồi một hồi lâu, con thấy cảm giác đau, tâm con liền đến đó và quan sát nó và ghi nhận đau đau... Vậy con ghi nhận nó xong con quay lại với hơi thở, hay con quan sát cái đau khi nào hết mới quay lại hơi thở, hay là cái nào nổi trội nhất thì tâm tự dưng đến và xem nó là đề mục quan sát và ghi nhận? <p>
Kính mong SƯ hoan hỷ chỉ dạy, con kính đảnh lễ SƯ. Sadhu sadhu!
Ngày gửi: 10-01-2015
Câu hỏi:
Bạch Thầy,
Trong tu tập, lấy cái gì để làm thước đo là mình có tiến bộ và đi đúng đường?
Con xin cám ơn Thầy.