loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 19-01-2015

Câu hỏi:

Con đang tìm hiểu và thực hành chánh niệm tỉnh giác. Con cám ơn thầy vì thầy đã viết và giảng về thiền rất hay. Tuy nhiên, con chưa hiểu lắm nên có mấy thắc mắc, mong thầy giảng cho con. <p>

Về thực hành, khi ngồi thiền hay trước khi ngủ vào mỗi tối, con thấy vọng niệm khởi lên rất nhiều. Con tập để tâm tỉnh giác vào các vọng niệm (chỉ biết các vọng niệm khởi lên và tắt đi mà không có tác ý gì). Nhiều khi vọng niệm tự tắt. Nhưng nhiều khi vọng niệm kéo lên quá nhiều, làm con khó tỉnh giác. Trong những lúc như vậy, con thực tập quán niệm hơi thở hay niệm Phật. Tuy nhiên, đôi lúc con mất tỉnh giác một vài phút mới nhận ra. Không biết con thực hành như vậy có đúng không ạ? <p>

Còn về lý thuyết, con chưa hiểu thực hành chánh niệm tỉnh giác đến lúc nào thì phá được ngũ uẩn? Nếu phá thì phá từng uẩn hay phá cả 5 uẩn một lúc? Hơn nữa, làm sao hay khi nào hành giả biết mình chứng hay trải nghiệm các Thánh Quả (như Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm,..)? <p>

Con cám ơn thầy rất nhiều!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-01-2015

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy, <p>
Trong chuyền hoằng pháp tháng 4 và 5 năm nay ở California Mỹ Thầy có dự định kết hợp sang Canada không hả Thầy? Chúng con ở Toronto và Montreal rất mong được gặp mặt Thầy. Kính chúc Thầy sức khỏe an khang.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-01-2015

Câu hỏi:

Xin Sư chỉ dạy thêm cho con ạ. <p>
Hôm trước vì rất mệt mỏi nhưng thay vì nằm nghỉ ngơi như mọi khi thì con tọa thiền. Con không đi theo từng bước như một số phương pháp hành Tứ Niệm Xứ về quán thân, mà chỉ theo dõi, quan sát, nhận biết cái mệt mỏi ở toàn thân. Một lúc sau cơ thể được thư giãn, vùng ấn đường thấy tức nhẹ rồi phát sáng rất rực rỡ, càng sáng bao nhiêu thì mệt mỏi bị xua đi bấy nhiêu (con nhắm mắt). Do đã có kinh nghiệm một vài lần nên con không đi theo ánh sáng nữa mà chỉ nhận biết ánh sáng và trạng thái thư giãn của thân tâm. Người rất khỏe liền đi chơi thể thao và thấy mình hoạt động được với cường độ cao hơn bình thường. Chưa chắc những gì được cho là khỏe hơn, thư giãn hơn cả về thân và tâm đã là tốt, là đi đúng đường nên con xin được sự chỉ bảo của Sư cho sự thực tập của con được sáng tỏ hơn. Xin luôn thận trọng - chú tâm - quan sát cúng dường lên Sư!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-01-2015

Câu hỏi:

Sư kính! <p>
Con là Phật tử trước đây đã xin sự chỉ dạy từ Sư về việc bản thân có những tâm hành xúc phạm đến ngôi Tam Bảo. Sau một thời gian thực tập lạy và sám hối nay những tâm hành ấy đã giảm đi nhiều, điều con thu lượm được hay nhất có lẽ là luôn ý thức được mỗi khi những dòng tâm ấy xuất hiện và không sợ hãi. Quan sát nhiều nên con cũng nhận ra ở thời điểm nào và trạng thái thân tâm ra sao thì tâm bất thiện ấy thường khởi lên. Trong khi thực tập con cũng nhìn ra một vài nguyên nhân tại sao mình có những tâm hành như vậy, như hồi còn nhỏ hay học những bài vè, những câu nói bông đùa xúc phạm đến chư Tăng, về dòng họ Thích hay như khi biết đạo rồi mà nghe người khác xúc phạm tới Tăng đoàn mà mình im lặng, im lặng nhưng không quyết chí thực tập để người đó nhìn vào mình mà thay đổi cách nhìn... còn nhiều điều nữa mà con cho là nguồn cơn tạo ra những tâm hành có trong con. Con không mừng vui vì biết rằng còn nhiều điều khác sẽ tới, chỉ dặn lòng phải cẩn trọng hơn trong những gì mình tạo tác. Nay con xin được báo cáo thực tập với Sư. Xin tri ân Sư bằng sự thực tập.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-01-2015

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, đúng như thầy đã dạy tất cả các pháp đều là Phật pháp, muốn rời thế gian này mà tìm giác ngộ giải thoát sẽ không bao giờ có. <p>

Thưa thầy cách nay 2 hôm con đã chuẩn bị sẵn sàng và viết thư để lại rồi ra đi, lúc đó thoáng qua trong con như cảm ứng được cái gì đó từ thầy là đi như thế này là chưa đúng lắm, suy ngẫm mấy phút rồi con ra chỗ anh ấy với tấm lòng vị tha con hoàn toàn nhận lỗi về mình và nói rằng, cám ơn anh bao năm qua đã lo lắng giúp đỡ cho em những lúc ốm đau bệnh tật giờ đây không muốn anh khổ nữa em tự lo được cho mình... Con nhớ lời thầy dạy, mỗi người đều có tánh biết trong sáng nên con đã trở về với tâm chân thật, với tấm lòng bi mẫn để anh ấy cảm nhận được mà sống cho vui. Con thật bất ngờ đúng là vạn pháp vô thường biến chuyển, anh ấy cầm tay con lại mà nói, em đi như vậy anh suy nghĩ đến chết không ngày nào sống yên ổn được, mấy hôm nay anh biết anh sai rồi. Lúc đó cả 2 chúng con thi nhau nhận lỗi, chưa bao giờ anh ấy có thái độ khẩn cầu trung thực như vậy cho nên con lại tùy duyên mà thuận pháp. Con cảm ơn thầy đã hướng dẫn chúng con tu học từ xa. Con thành kính tri ân thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-01-2015

Câu hỏi:

Con kính lễ Thầy! Từ khi con bắt đầu thực tập "THẤY PHÁP NHƯ NÓ ĐANG LÀ", tâm con rất an ổn. Nhưng con có một thắc mắc là trước kia mỗi ngày con có thói quen là 3,4 giờ sáng con hay thức dậy ngồi thiền khoảng 1 tiếng, mỗi lần ngồi gặp phải con ma hôn trầm đến viếng là con cảm giác nặng nề như núi Tu Di đè trên đầu con vậy. Thầy ạ, con phải chiến đấu quyết liệt để chiến thắng nó (để ngồi đúng 1 giờ mới nghỉ). Nhưng khi con thực hành theo pháp của Thầy thì con không còn chiến đấu gì nữa, khi nào tâm tĩnh sáng lặng lẽ thì ngồi tiếp còn buồn ngủ thì cứ ngủ. Như vậy không biết con có rơi vào buông lung không Thầy? <p>

Câu hỏi thứ 2 là khi tâm con rơi vào trạng thái cô đơn, cái cảm giác trống vắng mặc dù chung quanh con thấy rất đông người, nhưng con có cảm giác con đang đi trên sa mạc cô đơn. Hiện giờ con đang sống một mình tại phòng thuốc cũ ngày xưa con đã từng làm từ thiện ở phòng thuốc này, sau khi tốt nghiệp khoảng 20 năm (lãnh lương của gia đình). Bây giờ, phòng thuốc nghỉ làm, con rất rảnh rỗi, chỉ chuyên lo tu học. Ngay khi con rơi vào trạng thái cô đơn đó, lúc trước con sẽ đi tìm một thứ gì trám vào chỗ trống đó như gọi điện thoại cho người thân, bạn bè, hay mở pháp nghe, hoặc đọc sách... nhưng bây giờ con chỉ nhìn thẳng vào cái cảm giác đó thì nó tự tan biến, nên con có làm 2 câu tự đọc thầm trong tâm là: Độc hành độc bộ thì đi trên Niết-bàn lộ/ Song hành (đa hành) đa bộ thì đi trên sanh tử lộ. Rồi con tự mỉm cười nhìn thấy tâm mình như khỉ vượn, chuyền níu tứ lung tung. Ngày xưa con rất lo sợ mỗi khi gặp những con ma tán loạn, hôn trầm... nhưng bây giờ tạm thời tâm con yên ổn, con nhìn nó hiện khởi lên rồi tự nó biến mất, con không bận tâm đến nó nữa, như vậy con có thực hành đúng như Thầy dạy con không? <p>

Sáng nay con còn chiêm bao thấy một dòng nước bao la nhưng con không bơi lội trong nước mà bay trên nước mà đi. Ngay khi đó con có cảm giác như kể từ hôm nay về sau con không con bị nước ái dục lôi cuốn con nữa có phải không Thầy? Giống như câu Thầy dạy con khi con hỏi Thầy câu hỏi đầu tiên, Thầy trả lời câu cuối cùng là "CON ĐÃ NGHE GIẢNG VÀ BIẾT ĐƯỢC HƯỚNG TU, VẬY CỨ THẾ MÀ TU TẬP THÌ SẼ THOÁT KHỎI MỌI RÀNG BUỘC TRÊN ĐỜI". Con xin chân thành tri ân Thầy đã dạy con. Con kính chúc Thầy thân tâm thường an lạc để dìu dắt chúng con qua bờ sông sanh tử.


Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-01-2015

Câu hỏi:

Thưa thầy, sau khi tìm hiểu giáo pháp một thời gian thì con có nghe đến một khái niệm là "tánh biết". Theo như con hiểu thì tánh biết này tồn tại độc lập với các cảm xúc của con người như vui thích, hờn giận, đau khổ... tánh biết này lấy sáu căn làm phương tiện để nhận biết thế giới bên ngoài, nó tồn tại ngay cả khi sáu căn mất đi (tức là khi chết) vậy con muốn hỏi thầy là khi sáu căn hư hoại thì tánh biết thể hiện như thế nào ạ? Và thứ hai là nếu ta cứ bám vào tánh biết ấy, không rời nó ra (như là biết đẹp, biết xấu, biết nóng, biết lạnh... nhưng chỉ là biết mà thôi, không khởi tâm thích thú hay chán ghét...) thì cách tu tập đó có đúng không ạ? Làm theo cách này (tức là chỉ "biết" mà thôi) thì có tới được Niết Bàn không ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-01-2015

Câu hỏi:

Thưa thầy, anh con mới đọc 1 câu trả lời của Thầy về vô ngã cách đây cũng khá lâu, sau khi đọc xong anh con muốn nhờ thầy giải thích giúp anh ấy khúc mắc về vô ngã ạ: <p>

1. Dù pháp là vô ngã, nhưng con người là tự do ý chí. Mà tự do ý chí thì chắc là không phải vô ngã? <p>
2. Nếu con người là vô ngã thì sao vẫn làm sai và ngụp lặn trong luân hồi sinh tử? <p>

Con xin Thầy chỉ dẫn, con cảm ơn Thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-01-2015

Câu hỏi:

Kính Bạch sư! <p>
Con là Phật tử nhưng con cũng tin có Chúa (hồi nhỏ con có ở trong Trường Mai Khôi Huế).
Con ước mong có duyên lành gặp được Sư và nghe pháp ở California. Thời gian gần đây con thường vào trang Trung Tâm Hộ Tông nghe pháp và đọc vấn đáp rất thường xuyên. Con đựơc sống an ổn và hạnh phúc nhờ những lời nhắc nhở đầy tình thương của Sư rất nhiều, vậy nên hôm nay con xin trình pháp với Sư! <p>
Bạch Sư! Bấy lâu nay con cứ trôi nổi trên buồn và vui, con thấy cái gì rồi cũng qua! Bây giờ có kim chỉ nam lời Sư dạy là Tùy Duyên Thuận Pháp, con không thấy có vấn đề gì to lớn trong cuộc đời này nữa thưa Sư! Con xin ứng dụng lời sư dạy hằng ngày để cúng dường lên sư và cảm tạ ơn đức sâu dày mà Sư đã cho các con! Con cầu mong Sư có hoài sức khỏe để hoằng dương Phật pháp! Con xin đảnh lễ Sư và cám ơn Sư nhiều!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-01-2015

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, <p>
Con 60 tuổi, 2 đứa con đã lớn, còn mẹ 84 tuổi và một người em. Con sống với chồng nhưng có ngăn cách về nhiều thứ, con sống với nhau 30 năm nhưng vẫn không hòa hợp được. Con muốn đi tu nhưng còn thương mẹ già. Con biết mình cũng đã khá già để tu, nhưng con nghĩ xin quét lá sân chùa hay lau chùi bàn thờ ngôi chánh điện để được gần các Tăng, được chỉnh sửa thường ngày thì tu mau tấn tới, nhưng con không thể bỏ đi được. Xin Thầy chỉ giáo cho con.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »