loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 04-11-2017

Câu hỏi:

Namo Buddhāya
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Con chào Sư Ông
Xin Sư Ông cho con biết thế nào là Chánh niệm (Sammāsati) và thế nào là Niệm (Sati).
Con thường nghe mọi người nói "Làm ... trong Chánh niệm". Chánh niệm ở đây là như thế nào thưa Sư Ông? Dùng từ chánh niệm hay là Niệm mới đúng ạ? Vì làm gì biết nấy, ăn biết ăn, đi biết đi... đó là sự tỉnh giác hay là niệm, chứ dùng từ Chánh niệm con thấy không hợp lắm ạ. Con thường tự tác ý là "Làm việc trong từng tâm niệm" chứ không dùng câu "Làm việc trong Chánh niệm". Con chưa thông suốt chỗ này. Mong Sư Ông chia sẻ kinh nghiệm cho con hiểu đúng để hành đúng. Con cảm ơn Sư Ông.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-11-2017

Câu hỏi:

Thưa thầy, sau 1 thời gian ngắn ngưng đọc sách kinh, con lại 'bị' thôi thúc đọc tiếp. Nay con xin trình pháp như sau:
- Ngũ uẩn chỉ giai không khi sắc thanh hương vị xúc pháp qua 6 căn không có ảo tưởng phát sinh, nó chỉ là nó thôi.
- Vọng niệm sinh khởi khi thấy ngay như nó là thì vọng niệm đó cũng chính là pháp.
Con đang tâm đắc câu nói: hãy đi chiêm ngưỡng thế giới nhưng đừng làm rơi những giọt dầu trong muỗng của mình hoặc như người đi xem kịch vậy, biết hết thấy hết là không thật và không bị cuốn vào đó.
Có thể tập khí con còn sâu dày nên đến giờ vẫn lúc được lúc không thầy ạ.
Con có khả năng hiểu ý ngưới khác muốn nói (viết) ám chỉ điều gì, hay con bị vong nhập mà không hay?
Con cám ơn thầy rất nhiều.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-11-2017

Câu hỏi:

Thưa thầy, việc phẫu thuật của con sáng nay đã được tốt đẹp ạ. Con kính cám ơn thầy!
Thưa thầy, vào ngày mục Hỏi Đáp đăng nội dung con xin thầy giúp con, thì ngay tối hôm đó con mở máy nghe thầy giảng. Con đang suy nghĩ nên bấm số nào thì con nghĩ đại đến số 55, khi đưa tay bấm thì con thoắt đổi ý bấm số 60. Và vừa nghe giảng 1 đoạn, đến chỗ thầy dạy rằng cái đau chứ không phải cái khổ thì con giật mình bắt đầu nhận diện được nỗi sợ hãi của mình. Và con nghẹn ngào lặng người một lúc xin được đón nhận từ lực từ thầy vừa nghĩ đến câu “thầy sẽ hỗ trợ tinh thần cho con”. Nào ngờ con được tốt phước đến như vậy!
Vậy là bấy lâu nay do đồng nhất cái đau là cái khổ đã làm con sợ hãi như thế. Con chỉ biết sợ mà chưa bao giờ trong đời lắng nghe xem nó sinh ra như thế nào. Những ngày tiếp theo con tiếp tục quan sát, lắng nghe. Và đón nhận được sự vận hành của pháp, con nhớ lại những lời giảng của thầy con nghe trước đây nên con nhận diện tiếp những vấn đề liên quan. Thì ra con đang kéo dài trạng thái, con thường bị chìm đắm trạng thái phiền não khi nhớ tới những việc quá khứ, phấn khích kéo dài khi mơ tưởng đến một việc tốt đẹp chưa xảy ra. Thế nên con vừa tập lắng nghe cảm thọ, vừa trở về với thực tại… nên con trở nên trầm tĩnh và nỗi sợ dần vơi đi. Con đã nghĩ rằng, chuyện phẫu thuật là chuyện của pháp tương lai, còn pháp hiện tại là giây phút con đang sống đây. Những ngày sau đó, chuyện không tin được là con sinh hoạt bình thường, thời gian không là sự kinh khủng nữa. Thì ra đủ thứ chuyện trên đời là do không chánh niệm tỉnh giác mà ra cả. Thưa thầy, đây là một cái Thấy vô cùng lớn lao đối với con ạ!
Sáng nay khi phẫu thuật, con đã có được sự bình tĩnh mà những người biết con chắc không tin nổi đâu thầy ạ. Lúc thì con quan sát mình đang chết như vị Phật tử bên Mỹ đã chia sẻ, lúc con nói thầm “xin lỗi bạn và cám ơn bạn đã vì mình mà chịu đau” như chia sẻ của bạn Thanh Trang. Con lắng nghe nhịp tim của mình nên nó đập bình thản, có lúc thì như có một cái thấy ngoài con đang nhìn việc phẫu thuật. Mỗi khi căng cơ là vài giây sau con nhận ra ngay nên chuyển sang thư giãn liền. Và nhớ đến lời thầy giảng vô thường có vẻ đẹp của nó. Dạ đúng vậy, nhờ vô thường nên lát nữa nỗi đau sẽ qua thôi và pháp khác lại đến. Ôi chao, con đang thực hành lời thầy giảng ngay trong cuộc phẫu thuật. Đúng ra là ta chỉ tương giao với Pháp đến pháp đi thôi, vậy mà vì đâu nên nỗi…
Thưa thầy, con nhận ra sự lắng nghe, quan sát giúp ta sáng tỏ nên thoát khỏi vô minh. Những bài pháp của thầy đã giúp con thoát bao nhiêu cái kẹt. Nếu không nghe được chánh pháp, con có thề là một người sống tốt vì biết nhân quả, tin nghiệp báo, hay như nhiều người nhận xét bản tính con rất hiền nhưng con không thể giác ngộ được. Con thành kính đảnh lễ thầy! Con xin phép thầy cho con được trình lên bài kệ của thầy như lời tạ ơn của con:
Nói làm thường thận trọng
Luôn trọn vẹn chú tâm
Lắng nghe quan sát rõ
Đến đi pháp lặng thầm.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-11-2017

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Con thường nghe Pháp thoại của Thầy, nhưng chưa có cơ duyên được trực tiếp nghe Thầy giảng. Con có thắc mắc sau mong được Thầy chỉ bảo:
Trong "Bát-nhã tâm kinh", bài kinh mà con thường tụng và chiêm nghiệm để mong hiểu được lẽ nhiệm mầu của Phật pháp mà răn mình, hoàn thiện mình. Nhưng chợt hôm qua con nhận ra một sự mâu thuẫn trong bài kinh. Phật vừa dạy "... vô trí diệc vô đắc" thì sau đó lại dạy tu theo bát-nhã sẽ "đắc a-nậu-đa-la tam-miệu-tam-bồ-đề". Vậy cũng là một "hứa hẹn" về sở đắc! Phải chăng Đức Phật biết "lòng tham" của con người khó thoát (ngay cả tham đắc đạo) nên cũng phải dạy vậy để khuyến khích người tu học?
Con xin Thầy giảng giải giúp con. Con thành kính cám ơn Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-11-2017

Câu hỏi:

Con kính chúc thầy nhiều sức khỏe an lạc. Trước đây con có tu bên đại thừa thực hành thiền và tụng kinh. Sau này con có duyên lành gặp pháp thiền nguyên thủy và con có thực hành.
Hôm nay con xin hỏi thầy một việc là khi con tập trung tâm hành thiền thì con có hiện tượng cái đầu bị căng. Lúc đầu tâm con khó chịu và thấy nó, con nhìn nó và con niêm "căng à căng à" như vậy thôi, con không làm gì cả, chỉ ngồi như vậy hơn một tiếng và con xả thiền, và con vẫn chánh niệm hằng ngày mọi công việc nhưng con không chánh niệm được liên tục. Còn nữa, cái căng trên đầu không phải lúc hành thiền ngồi mà tất cả khi con đang viết tin nhắn hoặc con chạy xe trên đường con tập trung vào lái xe thì nó cũng căng, có khi nghe pháp thoại cũng vậy, hầu như con chú ý vào một việc gì, có để ý tới một điểm thì cái đầu con nó căng, còn khi con lạy phật đứng lên ngồi xuống thì nó không bị và con đi bộ cũng không bị, như vậy cho con hỏi có phải con thực hành sai pháp phải không thầy vì trước đây con có đau bệnh viêm xoang mãn tính con nghỉ cái đau này do viêm xoang. Thầy hoan hỷ giúp con và con cảm ơn thầy rất nhiều.
Namo Buddhāya.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-11-2017

Câu hỏi:

Con kính bạch thầy!
Con xin kính chúc thầy được nhiều sức khoẻ, an lạc!
Con có 1 thắc mắc xin kính mong thầy giải đáp!
Con đi làm đã được gần 15 năm, từ khi bước chân vào làm đến giờ, con luôn cố gắng học hỏi, trau dồi kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn của mình để cố gắng hoàn thành tốt công việc. Kết quả là con cũng được cấp trên biết đến năng lực của mình. Nhưng con cũng không hiểu tại sao con cứ phải thay đổi công việc liên tục, lúc thì làm việc này, lúc lại làm việc khác, hoặc chuyển công tác từ huyện lên Thành phố, rồi lại từ thành phố về huyện để làm. Cách đây hơn 1 năm con đang làm việc ở Thành phố thì cấp trên lại điều con về 1 huyện xa nhất của tỉnh cách nhà con hơn 50km. Lúc đó con đã nghĩ đến lời dạy của thầy cố gắng chấp nhận khó khăn, để học lấy bài học cho riêng mình. Con không dùng cách mà mọi người vẫn thường làm là chạy chọt để được ở lại, để có được những điều kiện thuận lợi cho mình và gia đình của mình. Nhưng đã hơn một năm nay con vẫn chưa hiểu mình có gì cần phải học hỏi từ những khó khăn con đang phải đối diện hằng ngày. Con không hiểu cái cách mà con đang làm đi ngược lại với cách làm của mọi người bây giờ là đúng hay sai. Con kính mong thầy giải đáp giúp con! Câu hỏi của con nếu có làm mất thời gian của thầy, kính mong thầy lượng thứ!
Con xin chân thành cảm ơn thầy ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-11-2017

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy!
Trong quyển sách "Thực tại hiện tiền", chuỗi vận hành sự sống thì "lục căn" là: nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn, ý căn.
Trong 37 phẩm trợ đạo, "ngũ căn" là: tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn.
Thầy cho con hỏi chữ "căn" trong 2 trường hợp này khác nhau như thế nào? Con cảm ơn Thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-11-2017

Câu hỏi:

Con kính chào Sư Ông.
Sư Ông ơi! Cho con xin hỏi Tất cả mọi thứ không phải của ta, dù là Niết-bàn cũng không phải của ta. Vậy ta là gì? Có ta không? Theo con hiểu hiện tại thì không có ta. Ta chỉ là tên gọi để phân biệt. Ta là sự chấp trước, dính mắc và ước muốn. Ta là ảo tưởng không thật phải không thưa Sư Ông. Vì ĐẠO là vô ngã! Vô ngã nên không có ta phải không thưa Sư Ông? Con chưa hiểu rõ điều này. Mong Sư Ông chỉ con thấy rõ. Con cảm ơn Sư Ông.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-11-2017

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy,
Thầy cho con hỏi phật tử đến lễ Dâng Y cần chuẩn bị gì. Vì đáng lý con có lịch đi công tác nhưng giờ hủy rồi nên con đi lễ Dâng Y được. Nhưng con không biết phải chuẩn bị gì. Bình thường con đi đặt bát, con chỉ đem bánh trái hoặc trà sữa.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-11-2017

Câu hỏi:

Con xin kính chào thầy.
Mong thầy luôn an lành khỏe mạnh.
Mong cho nhiều người có duyên nghe được, khéo tư duy, thực hành theo lời giảng của thầy để được an lành trong cuộc sống.
Thật sự là con có duyên biết được trang web này và nghe được những bài giảng của thầy. Sau khi sống với sự hiểu biết của con theo lời thầy dạy (con cũng không biết con hiểu đúng hay sai) khoảng 2 ngày qua con có một nghi ngờ con sẽ trình bày bên dưới. Mong thầy từ bi hoan hỷ giải nghi cho con.
- Con có cảm giác dường như trong con có cái rõ biết và cái rõ biết này không có cái gì xảy trong con người con mà nó lại không biết.
Ví dụ như: Khi con vui thì nó biết con vui, khi con buồn nó biết con buồn, khi con giận nó biết con giận thậm chí một ý nghĩ nhỏ, một chút xíu rất nhỏ xảy ra trong con nó cũng biết nốt. Con thấy cái rõ biết đó thật là kì diệu, lúc đó con khởi nghĩ vậy thì sống với cái rõ biết này thôi thử xem sao.
- Rồi tối hôm qua có một việc như sau. Vợ con có một chuyện không vừa ý với mẹ của con, đem chuyện không vừa ý đó nói với con. Thay vì bực mình, nóng giận, cãi cọ với vợ như mọi khi, con thấy cái giận đó khởi lên rồi xẹp đi rất nhanh, cùng lúc xuất hiện ý nghĩ, sao vợ con lại chấp lấy cái giận đó rồi bị cái giận đó gây khổ đau như vậy? Rồi mẹ của con nữa, sao hai người bị những cái không vừa ý gây khổ đau như vậy? Còn con thì thấy rõ biết mà không thấy gì khác.
Vậy khi sống với cái rõ biết đó thôi thì dường như con người trở nên lạnh lùng, nhưng lại đồng thời cũng xuất hiện sự yêu thương đối với những người bị cái giận hờn, cái vui, buồn trói buộc. Thầy thấy con có lạ lùng không vậy? Con sợ rơi vào tà kiến mất. Mong thầy từ bi chỉ dạy.

Xem Câu Trả Lời »