Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 11-07-2020
Câu hỏi:
Con xin đảnh lễ thầy,
Con năm nay 26t, không biết khi nào thân người con luôn vác theo tâm tự ti, sợ hãi. Đến khi ra trường tự ti, ảo tượng mình không làm được việc mà chấp vào đó mà không dám đi xin việc. Chỉ biết tự rèn luyện một mình và xin làm các công việc đơn giản, ít thách thức. Đến lúc điều đó như một khối u nhọt, nhớ tới lại ray rứt. Con mới biết chữ Nghiệp lôi mình đi và cho lại cái mình đã tạo. Con thấy tâm thức mình lúc sáng lúc tối. Lúc tự an ủi và quán sát để tin tưởng hơn vào mình, thì có chút niềm vui, nhẹ nhõm. Nhưng con biết, một khi chưa đối diện được với nỗi sợ mặc cảm tự ti bằng một việc cụ thể thì bài học sẽ mãi không được học ra. Nói thì rất dễ, nhưng lỡ mang tâm này người con vô minh thấy khó vô cùng.
Thưa thầy, con nên làm sao để thấy ra được cái tâm sợ hãi tự ti như nó là mà bước qua chứ không nhìn nó với thái độ sợ hãi khổ đau như con đang phải? Con cám ơn thầy, con chúc thầy nhiều sức khoẻ!
Ngày gửi: 26-06-2020
Câu hỏi:
Dạ con chào Sư Ông.
Thưa Sư Ông, khoảng một thời gian trước đây con có triệu chứng của bệnh trầm cảm, sau khi nghe Pháp của Sư Ông bệnh của con cũng nhẹ đi nhiều. Nhưng mấy ngày gần đây con có tìm hiểu sâu hơn về Phật Giáo thì tâm còn lại cảm thấy sợ hãi và phiền muộn, buổi tối con hay bị đau dạ dày và mất ngủ nên sức khỏe không được tốt. Rồi tâm con lại bất chợt nãy lên những ý nghĩ phỉ báng Phật, con rất sợ và tối nào con cũng sám hối, nhưng những ý nghĩ đáng sợ đó vẫn không mất đi. Con xin sám hối trước Sư Ông và xin Sư Ông từ bi chỉ dạy cho con làm sao để ngăn những suy nghĩ đó ạ?
Con xin cảm tạ Sư Ông.
Ngày gửi: 27-05-2020
Câu hỏi:
Bạch thầy!
Năm nay con 21 tuổi. Con thường xuyên sống trong sợ lo sợ, còn sợ về mọi thứ, sợ học kém, sợ về tương lai thất nghiệp, con sợ hãi rằng mình không vượt qua những dự tính sắp tới của mình mặc dù con luôn cố gắng hết sức. Gần đây con mới nghỉ công việc cộng tác viên cho một tờ tạp chí vì con cảm thấy rất stress. Thầy cho con lời khuyên để vượt qua sự sợ hãi này với ạ.
Con cảm ơn thầy nhiều !
Ngày gửi: 14-05-2020
Câu hỏi:
Dạ thưa thầy con không hiểu sao dạo gần đây con vẫn như hằng ngày đi làm đọc pháp mà bản thân con lại xuất hiện hiện tượng như bị ai ở xa mình kêu và nói lên những suy nghĩ của mình ạ. Con sợ lắm thưa thầy nhưng không biết là mình đang gặp vấn đề gì ạ
Ngày gửi: 14-05-2020
Câu hỏi:
Dạ Sư Ông cho con hỏi thêm câu hỏi là bản chất nỗi sợ đều giống nhau. Những vấn đề hay những đối tương bên ngoài chỉ là duyên còn bản chất thực vẫn là sự sợ hãi bên trong đều giống nhau nên khi sáng suốt biết mình và trọn vẹn với nỗi sợ hãi đến khi dần rồi tập khí sợ hãi được chuyển hoá hay yếu đi thì lúc này các đối tượng bên ngoài dù là gì thì cũng không còn là vấn đề? Con xin cám ơn sư ông!
Ngày gửi: 22-04-2020
Câu hỏi:
Con xin thưa thày!
Thày có nói rằng đừng lo lắng, mọi cái đã có pháp lo rồi, lo lắng không giải quyết được gì, mà con vẫn không sao bớt lo được. Nhất là trong lúc này, con không biết phải làm thế nào để vượt qua cơn bĩ cực này, tâm có an thì giải quyết mọi việc mới tốt. Thưa thày! Con rối bời...
Ngày gửi: 02-04-2020
Câu hỏi:
Dạ thưa Thầy sau khi trình với Thầy con vừa nằm xuống ngủ con nhận thức được rằng là thái độ của con lúc tốt lúc không tốt, khi thái độ tốt con chấp nhận mọi sự đau đớn ngay cả cái chết đến với con thì làm gì có sự bất an ở đó. Chính vì thái độ chưa tốt chưa chấp nhận nghịch cảnh đến với mình nên còn nhiều cái cho là phải là nên tự chuốc lấy sự bất an căng thẳng mà thôi tại con chưa có thái độ tốt với pháp đến đi còn theo ý của con nhiều quá. Cái gì con theo ý mình thì còn bất an lo lắng. Tự nhiên nằm xuống ngủ con nhận thấy như vậy nên con trình Thầy. Nên Thầy khỏi trả lời cho con ạ. Con biết con đường con chọn theo Thầy con phải tự đi Thầy là người mở đường con là người tự đi. Con biết con sẽ té dài dài. Vì bệnh lo âu của con đã trở thành pháp rồi con cứ soi sáng nó thôi Thầy ạ. Hết hay không là chuyện của pháp ạ.
Ngày gửi: 02-04-2020
Câu hỏi:
Dạ thưa Thầy hoan hỉ cho con được hỏi là khi con trở về với thân thọ tâm pháp này con thấy con còn chấp quá nhiều về sắc này như vậy con cứ bất an hoài con lại trở về soi sáng sự bất an ấy thì bất an dịu xuống khi bất an sanh lên con hơi bị căng thẳng (vì trước đây chưa hành theo pháp Thầy thì con có bệnh lo âu sợ hãi). Nhờ con biết chánh niệm nên bệnh cũng tương đối đỡ. Nên so với các bạn đồng đạo thì con thường sống khổ hơn các bạn. Con biết đây cũng là duyên nghiệp của con tuy con cũng uống thuốc và nghe pháp Thầy con đã thuần thục nguyên lý nhưng bất an này nó luôn dính vào thân này khi thân này bệnh khởi sanh thì nó liền sanh lên 1 cách nhanh chóng, tất cả con đều thấy nên con thường soi sáng sự bất an ấy thì nó dịu xuống cứ như vậy con biết con chưa được tư nhiên vô tâm như Thầy dạy, con còn bản ngã và lý trí nhiều, con vẫn soi sáng. Đôi khi con nghĩ như vậy thì hơi mất công mà cứ soi sáng lại bất an ấy khi nào không còn chấp vào thân này nữa thì bất an ấy tự mất. Con phải làm sao để không con chấp vào thân này. Hay con cứ tiếp tục soi sáng như vậy rồi đến giai đoạn nào ấy pháp sẽ giúp con tự buông dạ Thầy (vì trình độ con như vậy thì con phải chấp nhận cái khổ đế này). Con xin cảm ơn Thầy
Ngày gửi: 19-03-2020
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy xin cho con được hỏi:
Câu 1. Câu hỏi này con biết chỉ là hỏi theo kiểu lý trí thôi, nhưng xin Thầy giúp con vì con muốn có động lực để tiếp tục tu tập. Bản thân con mặc dù là người nam nhưng rất yếu đuối về mặt cảm xúc, do vậy cuộc đời con luôn tự ti và sợ hãi về nhiều thứ. Con muốn hỏi rằng vì sao một bậc giác ngộ lại không còn sợ hãi (vô uý) trước mọi hoàn cảnh, đối tượng kể cả khi đó là những con người độc ác nhất, hoàn cảnh hiểm nguy nhất ạ?
Câu 2. Như con nói ở trên, do tự ti nên con không tự tin về chính mình điều gì cả, hầu như cuộc đời con luôn bắt chước theo một hình mẫu nào đó. Gần đây con mới nhận ra sự thật này, bởi vì con luôn sợ hãi dẫn đến tự ti, nên ko tự tin và trong mọi quyết định đều theo ý người khác hay bắt chước mà không hề có sự độc lập. Qua những lời giảng của Thầy và đọc về những gì Đức Phật dạy con thấy các vị giác ngộ đều tự tin, và sự tự tin này rất độc lập không bị lay chuyển, không dựa trên tự cao ngã mạn. Thầy có lời khuyên nào cho con không ạ vì con muốn thay đổi chính mình.
Ngày gửi: 11-02-2020
Câu hỏi:
Thưa thầy,
Con nhận thấy mình dễ dàng có cái tâm âu lo, sợ hãi. Từ nhỏ cho đến hiện tại phản ứng tâm con thường sợ hãi việc chưa đến, việc có tính không chắc chắn, hay điều không biết. Tâm ấy thường khởi bất giác, dù con có nhận ra nhưng vẫn không hiểu được nguyên do rốt ráo của tính hay sợ hãi của tâm. Xin thầy giảng thêm cho con đường hướng để tâm dũng cảm hơn, bớt đi những ảo tưởng sợ hãi không đáng có.
Và, xin thầy chỉ thêm cho con về thái độ tâm trước những điều mình không thể biết, hay chi phối trong thế giới rộng lớn này.
Con xin cám ơn thầy!