loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 226 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'bất an & sợ hãi'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 10-07-2011

Câu hỏi:

Kính Bạch Thầy, vậy Thầy có thể chỉ cho con một cách cụ thể nào, giả dụ như một phương pháp thiền nào đó để thoát khỏi ám ảnh không ạ? Vì với tâm trạng của con bây giờ thì thực sự là con không thể nào nhiệt tình với thứ gì được, dù là khi làm những chuyện vốn khiến con thấy vui. Con vẫn biết và vẫn cố sống sao cho tốt, nhưng mỗi khi đêm về hay mỗi khi rảnh ra một thoáng thời gian rỗi là con lại chìm vào những ám ảnh như Thầy nói. Và thế là con cứ đau khổ, sợ hãi; rồi lại tạm kìm nén những cảm xúc này lại mà sống; rồi lại đau khổ, sợ hãi... Con thấy mệt mỏi quá Thầy ạ...

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-07-2011

Câu hỏi:

Kính Bạch Thầy, con đang rất cần một lời chỉ dẫn của Thầy. Trước nay con vẫn luôn tìm hiểu về Phật Pháp, nhưng chỉ dừng ở mức "thấy" Phật Pháp có lý mà thôi. Nhưng cách đây không lâu, trong một lần con suy tưởng về sự Chết và sự Sống, về cái Bản Ngã (do con có tìm hiểu Phật Pháp nên con cũng có thường xuyên suy tưởng nhũng khái niệm này) thì đột nhiên con cảm giác như mình đã hiểu ra trên mặt lý trí về Tứ Đế. Nói như vậy vì từ khi ấy con nhìn đâu cũng thấy khổ. Ngay cả khi con tự ép mình đọc những sách trước nay con thấy hay, xem những phim trước nay khiến con vui thì con vẫn thấy khổ, một cảm xúc vẫn vui mà vẫn khổ con không thể giải thích nổi. Rồi sau đó một đoạn thời gian thì gần như loại trừ lúc ngủ hoặc lúc nào con ép mình không suy nghĩ gì cả, ngoài ra thì lúc nào con cũng chỉ thấy khổ. Vào lúc ấy con chỉ muốn vứt hết tất cả, chỉ muốn đến ngay một ngôi chùa để quy y, chỉ muốn được giải thoát khỏi nỗi đau khổ và sợ hãi này. Rồi sau đó một thời gian nữa thì mọi chuyện trở nên "đỡ" hơn. Có lẽ là do đoạn thời gian khổ kia khiến đầu óc con kiệt quệ chăng, giờ tuy con nhìn đâu vẫn thấy khổ, nhưng chỉ là khổ trên nhận thức thôi, còn "cảm xúc" khổ thì không nhiều. Bây giờ cảm xúc chủ yếu của con là một loại cảm xúc như buông xuôi, như không có cảm xúc mà con không thể giải thích được. Con chỉ biết là bây giờ dù con làm gì đi nữa thì cũng sẽ có cảm xúc vui vui buồn buồn mơ hồ không rõ. Có những khi con muốn suy tưởng thêm về Phật Pháp, nhưng không được. Bổ sung thêm kiến thức về Phật Pháp thì con làm dễ dàng, bây giờ thì con đã nắm trên mặt tri thức gần đủ các Pháp cơ bản nhất rồi. Vô Thường, Khổ, Vô Ngã, Tứ Thánh Đế, Bát Chính Đạo, Duyên khởi, Nghiệp, Tam Độc, Luân Hồi, Tam Giới, Niết bàn, những khác biệt cơ bản giữa Phật giáo Thượng Toạ Bộ và Phật Giáo Đại Thừa... con đều có thể "giảng giải" cho những người chưa biết được. Nhưng thực sự "suy tưởng" như trước kia con vẫn làm thì bây giờ con không làm nổi. Chưa bao giờ con thấy mình chỉ đang sống "qua ngày" như thế này. Một ngày bây giờ với con thì gần như chỉ là "À, đến lúc ăn rồi"; "À, đến lúc giải trí rồi"; "À, đến lúc nghiên cứu về Phật Pháp rồi"; "À, lại một ngày mới rồi"... Con bây giờ có cảm giác thật kiệt quệ. Muốn dùng trí tuệ thì không được, muốn cảm xúc thì cũng rất phù du... Bây giờ con thật sự không biết phải làm thế nào cho phải. Kính mong Bạch Thầy chỉ cho con một con đường.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-01-2011

Câu hỏi:

Thưa thầy, con đọc Kinh, nghiên cứu Phật Pháp, muốn thực hành để chứng nghiệm ý Kinh, nhưng trong quá trình thực hiện cũng không phải dễ dàng. Thưa thầy, khi sự lo âu sợ hãi diễn ra, mình phải làm thế nào? Xin thầy cho con biết quá trình tu tập các sư có gặp như vậy không? Con xin cảm ơn

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-11-2010

Câu hỏi:

Thưa thầy, dạo này tâm con bất an. Con cảm thấy hình như có 1 cưỡng lực làm cho thân tâm con mệt mỏi. Con cảm thấy con ghét cái bản ngã. Nhưng khi con muốn diệt trừ nó, thân tâm con lại càng bất an. Xin thầy chỉ cho con 1 nguyên nhân nhất định tại sao tâm con lại như thế? Cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-11-2010

Câu hỏi:

Con có một câu hỏi rất quan trọng đối với việc tu tập của con, xin Thầy cho con lời chỉ dạy. Vốn con rất sợ cảm giác đau đớn nên từ lâu con đã chuẩn bị bằng cách tu tập thiền định để khi chết tâm con không tán loạn vì sự đau đớn. Nhưng khi nghe Thầy giảng về thái độ buông rỗng lặng trong sáng tự nhiên của tánh biết, thì con lại thấy nhất niệm hay nhất tâm của thiền định vẫn còn chỗ dính mắc bám trụ, tuy tâm không tán loạn nhưng cũng không thật sự nhẹ nhàng thanh thoát. Vậy con có nên buông luôn cả Thiền Định để cảm nhận rõ mà không đối kháng với sự đau đớn, hay sự chết hầu thấy sự sinh diệt của tất cả các Pháp lúc đó? Như con đã nói con rất sợ đau đớn, liệu bài học đau đớn (nếu có) cuối cùng này con có thể kham nổi hay không? Sự phân vân của con là nên duy trì hay nên bỏ thiền định để đối mặt với nỗi đau và cái chết?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-08-2010

Câu hỏi:

Thưa thầy, con có đôi điều mong được thầy giải đáp. Thứ nhất là nhiều khi con thấy xấu hổ và hối hận về những việc trong quá khứ do sinh những tâm sân, si, mạn, nghi. Điều này khiến con lo lắng bất an vậy làm sao để hết? Thứ hai là với một đời sống bận rộn như con phải học 15, 16 tiếng mỗi ngày thì con nên dành ra bao nhiêu tiếng để ngồi thiền là hợp lý, cũng như nên ngủ bao nhiêu tiếng một ngày để giữ tỉnh táo mà không bị rơi vào giải đãi? Thứ ba là khi làm những công việc về trí óc đòi hỏi suy nghĩ nhiều thì con làm sao có thể tập trung được vào hơi thở để giữ chánh niệm, hay là do con hiểu sai ạ? Con hỏi có gì sai sót xin thầy chỉ dạy. Con xin cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »