loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 661 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'tinh tấn chánh niệm tỉnh giác'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 01-08-2018

Câu hỏi:

Dạ con cảm ơn Thầy rất nhiều ạ.
Như vậy là nếu như dù con cố gắng giữ chánh niệm trong hiện tại nhưng do căn cơ thấp kém con vẫn luôn bị vọng tưởng chi phối làm mất chánh niệm thì con vẫn nên đặt cho mình thời khóa thêm như lạy sám hối, trì trú, hay niệm Phật để có được chánh niệm hơn đúng không ạ? Con bạch Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-08-2018

Câu hỏi:

Bạch Thầy,
Con thường ngủ mơ. Có khi cả đêm suốt giấc ngủ. Mơ toàn thứ tiêu cực Thầy ạ. Có khi thì cãi nhau, có khi thì bị gặp thất bại, có cả lúc khóc lóc... Khi tỉnh dậy thì rất mệt mỏi và còn nguyên những cảm xúc tiêu cực đó.
Bạch Thầy, xin Thầy khai thị cho con ạ!
Con thành tâm đảnh lễ Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-07-2018

Câu hỏi:

Dạ kính thưa Thầy!
Khi vô sự thì sáng suốt, định tĩnh, trong lành. Khi hữu sự thì thận trọng, chú tâm, quan sát, hay tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác. Có những khi hữu sự mà tâm vẫn vô sự phải không Thầy? Khi bận rộn rất nhiều việc, tâm vẫn vô sự hoàn toàn, như thể đang rất nhàn hạ, không có việc gì để làm nên chỉ cần sáng suốt, định tĩnh, trong lành là đủ, nhưng mọi việc vẫn trôi chảy và tâm thấy biết rõ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-07-2018

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ thầy.
Thưa thầy con xin kể một câu chuyện.
Hôm nay vợ con nói là con trai con có biểu hiện ngang bướng, bất mãn… Vì vậy mà sân khởi lên. Khi sân khởi lên thì thái độ tâm lúc đó phát ra lực chánh niệm tỉnh giác và sân biến mất nhưng sau đó thì sân lại bùng bùng khởi lên mạnh hơn, rồi lại chánh niệm tỉnh giác quán chiếu sân. Nhẫn nại chánh niệm tỉnh giác rồi thì tâm trong sáng trở lại và chỉ cho con của con thấy cái sai. Nhờ vậy mà con của con cũng tự biết quan sát lại mình mà thái độ tự dưng tốt đẹp hẳn ra.
Con chia sẻ pháp với vợ con như sau:
Nghiệp: Cái duyên bên ngoài tương tác với cái nhân bên trong tạo ra thái độ và hành vi. Nếu một người không có tu tập gì cả thì sẽ sân lên và có thể la mắng con cái… đó là nghiệp. Nghiệp chính là điều tuyệt vời giúp chúng ta giác ngộ. Nếu không có cái duyên bên ngoài thì làm sao biết được cái nhân bên trong tham, sân, si, ngã mạn cỡ nào, vận hành của nó ra sao. Thầy từng dạy về vô hiệu nghiệp. Nếu cái nhân bên trong là rỗng lặng, trong sáng thì làm gì có tham, sân, si mà khởi lên, làm gì có hành vi sai lầm nào được thực hiện. Mình còn chưa thấu rõ điều gì thì pháp sẽ đem duyên đến đển để giúp mình thấy ra. Thấy ra bên trong (bản ngã sinh khởi) lẫn bên ngoài (duyên).
Tuệ tri: Khi thấy sân khởi lên rồi phát lực chánh niệm tỉnh giác nếu lặng lẽ quan sát sẽ thấy trong đó có cái ý đối kháng với cái sân (muốn không sân). Cho nên chánh niệm tỉnh giác đó vẫn có lý trí chen vào. Cho nên khi bị đè nén sân sẽ bùng lên mạnh hơn, sự bùng lên này thực ra cũng đúng với qui luật của pháp luôn, chứ đừng tưởng cái bùng lên của sân là sai. Vì sao vậy? Vì sự quan sát đó chưa đúng với vận hành của pháp (qui luật tâm). Ngoài ra khi thái độ sân qua rồi nhưng trạng thái sân vẫn còn và lý trí hồi tưởng lại hiện tượng sân khởi để quán chiếu sân cho rõ thì thực ra cũng là lý trí muốn biết pháp qua khái niệm.
Khi rời ra khỏi các thái độ lý trí thì chỉ còn lại là tánh biết không sinh diệt (tận cùng) thì thấy sự sinh khởi như nó đang là. Không có ai trong đó cộng hưởng cùng sự sinh khởi của bản ngã để thế này hay thế nọ thì bản ngã sẽ tự lắng dịu do không sử dụng được năng lực của pháp để tạo tác. Tánh biết không sinh diệt thấy pháp chính là Đạo đế. Thấy sân, thấy lý trí chánh niệm tỉnh giác để không sân chính là thấy Tập đế. Trọn vẹn với trạng thái sân chính là thấy Khổ đế. Trả lại tâm rỗng lặng trong sáng chính là Diệt đế. Tuy nhiên tùy vào mức độ thấy pháp nơi mỗi người mà Tứ diệu đế càng lúc càng vi diệu.
Nghe xong vợ con nói là đã thông suốt.
Con thành kính tri ân thầy.
Con chúc thầy luôn mạnh khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-07-2018

Câu hỏi:

Namo Buddhaya
Con đảnh lễ Ngài Trưởng Lão thượng Viên hạ Minh
Bạch Ngài, con xem câu trả lời của Ngài về quán tưởng khi dùng vật thực: "Vật thực này chỉ là tứ đại, người dùng nó cũng chỉ là tứ đại, không ngã, không nhân, không chúng sinh, không thọ giả", con thấy câu này chính là cây dao bén cắt đứt phiền não của con khi nghĩ đến chuyện dùng chay và mặn. Con xin tri ân Ngài Trưởng Lão nhưng con trí tuệ thấp kém muốn ngài giải thích tường tận cho con hiễu thêm thế nào là không ngã, không nhân, không chúng sinh, không thọ giả.
Con tri ân Ngài Trưởng Lão, kính sức khỏe ngài tráng kiện, là tùng lâm thạch trụ chỉ bảo hàng hậu học.
Đảnh lễ Ngài.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-07-2018

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy!
Từ khi chánh niệm tỉnh giác tốt hơn, con thường thận trọng khi chia sẻ trải nghiệm thiền với người khác, vì khi thấy có xuất hiện tâm ngã mạn, sở tri hay vay mượn cái thấy của người khác, con liền dừng lại để lắng nghe hơn là nói. Nay có duyên nói chuyện với một người bạn thân thiết, con tùy duyên chia sẻ những trải nghiệm của mình (sai đúng đều có). Khi nói thì con bị cuốn đi, nói chuyện trao đổi say sưa. Khi kết thúc thì tâm bỗng chánh niệm trở lại và con thấy hỷ lạc bao trùm. Bỗng mọi thứ lặng đi và trong sáng. Vậy có phải khi con nói say sưa thì tâm định và phát sinh hỷ lạc không ạ? Tâm định mà con mải nói không biết như vậy thì có phải là chánh định không ạ?
Sau đó thì con tưởng nhớ lại câu chuyện, thấy đúng là có hỷ lạc khi nói, không có bóng dáng ngã mạn và kiến thức vay mượn, lời nói chân thật... thì thấy do tưởng nhớ lại như vậy có phải thấy thực không thưa Thầy?
Con xin cảm ơn Thầy ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-07-2018

Câu hỏi:

Con kính bạch Thầy,

"Nói làm thường thận trọng,
Luôn trọn vẹn chú tâm,
Lắng nghe quan sát rõ,
Đến đi pháp lặng thầm"

Thận Trọng là Giới, Chú Tâm là Định, Quan Sát là Tuệ.
Quan Sát ở đây là quan sát tiến trình tâm SÁU CĂN TIẾP XÚC SÁU TRẦN SINH RA SÁU THỨC (18 GIỚI) đúng không ạ?
Con chân thành tri ân!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-07-2018

Câu hỏi:

Dạ con cảm ơn Thầy nhiều ạ. Con sẽ cố gắng tìm biện pháp ạ.
Thầy ơi, nhưng khi bài học này đến con thấy nỗi sợ hãi trong con và mọi người khi nhìn thấy các con gián ạ. Con thấy nỗi sợ rất vô lý vì thực ra nó chưa làm hại gì mình cả mà mình đã sợ rồi. Vậy nỗi sợ này có phải là ảo không ạ? Xin Thầy chỉ dạy con cách đối trị và hiểu về nỗi sợ này với ạ. Thật lòng con rất muốn thân thiện và yêu thương muôn loài ạ. Con cảm ơn Thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-07-2018

Câu hỏi:

Thưa thầy, con có theo học vipassana. Con thấy có giới định tuệ. Phải giữ giới thì mới định được. Thầy có thể giúp con hiểu rõ hơn áp dụng giới định tuệ vào đời sống cũng như trong công việc được không ạ. Con xin cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-07-2018

Câu hỏi:

Thưa thầy con nhận được câu trả lời của thầy!
Dạ con cũng mạn phép muốn thầy giúp cho con hiểu thêm tại vì con cũng chưa biết rõ lắm và đang phân vân giữa 2 trạng thái mà con hỏi thầy và thưa thầy theo như thầy trả lời cho con , tâm an nhiên vô sự , rỗng lặng trong sáng thì không khởi niệm nên gọi là chánh niệm, vậy nó chẳng niệm gì mà cái niệm nó niệm là nó niệm cái sự rỗng lặng trong sáng đó thì là chánh niệm, vậy con niệm hơi thở, con niệm bước đi , con niệm các hành động trên thân của con thì cái niệm đó có được gọi là chánh niệm không ạ ?
Và thưa thầy như thầy nói cho con là Chánh niệm tỉnh giác không phải là niệm sinh khởi, vì dù niệm thiện hay niệm bất thiện sinh và diệt thì chánh niệm tỉnh giác vẫn soi chiếu. Con cũng chưa hiểu ý câu này lắm, tỉnh giác, tỉnh thức thì con hiểu rõ thế nào là tỉnh thức, thế nào là tỉnh giác, như con hiểu như này có đúng không ạ tỉnh thức là 1 trạng thái như thầy nói là thấy biết rõ ràng, không hôn trầm, thùy miên, vô ký, niệm gì cũng biết, niệm thiện, niệm ác đều biết rõ nhưng tỉnh thức biết rõ thì phải có mục đích, ví dụ con thấy niệm khởi của con nó khởi hiện lên hoặc nó sử dụng sự tỉnh thức đó để nó phá đi hôn trầm, phá đi tham sân si đó là con hiểu như vậy. Còn tỉnh giác là cái lý của Phật có ở kinh sách, khi con hành động con làm 1 việc gì đó mà có cái lý của đức Phật nói, ví dụ con ăn chay, tâm con thèm ăn thịt, ngay đó con tỉnh thức nhận biết tâm con đang có ý định muốn ăn thịt nhưng ngay đó con tỉnh và giác được cái lý của đức Phật thì tự dưng lúc đó tâm con không ăn mặn. Dạ thưa thầy con hiểu như thế có đúng không ạ .
Và thưa thầy cho con xin phép hỏi 1 câu nữa ạ
- Khi tâm mình ở trạng thái thấy biết niệm thiện, niệm ác và ở trạng thái không niệm thiện niệm ác, thì tâm con nó niệm các trạng thái không niệm đó chứ nó đâu có phải là không có niệm đâu ạ. Tại vì con thấy niệm không, trạng thái biết cái không, trạng thái tâm có vọng, trạng thái tâm không có vọng vậy cái chánh niệm tỉnh giác đó để làm gì ạ, mà trong kinh đức Phật có nói 1 câu, tâm ly dục, ly ác pháp vậy thưa thầy ly dục, ly ác pháp là mình niệm cái trạng thái không có thiện, không có ác, không có niệm thiện niệm ác, tức là cái niệm nó niệm cái trạng thái , thưa thầy như vậy nó có giúp cho con bỏ được thuốc lá, bỏ được rượu, bỏ được sát hại chúng sanh không ạ, bởi vì những gì là ác thì phải được ngăn và diệt chứ ạ. Vâng con xin phép cảm ơn thầy nhiều ạ .

Xem Câu Trả Lời »