loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 661 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'tinh tấn chánh niệm tỉnh giác'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 10-07-2019

Câu hỏi:

Thưa sư, con nghe một ví dụ của sư, con có thắc mắc này mong sư dạy con. Có người đau khổ, người đó trở về với chính mình từng phút, từng giây, có 1 đêm người đó thấy quá khứ quay về như cuốn phim, người đó sáng suốt định tĩnh, trong lành. Vậy sáng suốt định tĩnh trong lành này là cảm nhận những gì đang diễn ra hay là quay về với thực tại như nó đang là? Vậy quá khứ đó là vọng niệm hay sao ạ? Mong sư dạy con ạ, kính sư, chúc sư luôn khỏe mạnh.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-07-2019

Câu hỏi:

Bạch thầy, con đang có chỗ mắc xin thầy giải đáp.
Chuyện là con có một người bạn chơi từ năm cấp 3, cũng ở cùng phòng 4-5 năm rồi, không hiểu sao nhưng con rất dễ sinh tâm ghen tị với người bạn đó vì con thấy con làm gì, học gì bạn cũng làm theo, học theo con. Con đã làm như lời thầy, khi có tâm sân nổi lên thì hỏi cái gì biết sân; con cũng rèn luyện để chánh niệm trong những việc mình đang làm để không chú ý đến người bạn đó nữa nhưng cũng không được vì chúng con ở cùng nhau.
Thưa thầy cho con hỏi con có nên tách ra k ở với bạn đó nữa, vì con thấy con chưa đủ lực... mà nó cứ nổi lên khó chịu hoài...

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-07-2019

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!
Chánh niệm tỉnh giác là trong thấy chỉ thấy, trong nghe chỉ nghe, trong biết chỉ biết mà không có nỗ lực của bản ngã. Nhưng theo con để thấy nghe như thế lại cần nỗ lực thận trọng chú tâm quan sát, nếu lơ là sẽ bị vọng tưởng dẫn đi rất xa. Vậy chú tâm quan sát thế nào để không là nỗ lực của bản ngã, không rơi vào cái bẫy của bản ngã?
Mong Thầy từ bi chỉ dạy cho con ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-06-2019

Câu hỏi:

Dạ, Thầy cho con xin lỗi, Thầy thông cảm chỉ rõ giúp con, con chưa hiểu lắm. Con xin cám ơn Thầy!
"Trong cả ba trường hợp con chỉ nên biết và kết hợp với niệm Phật “Araham Sammã Sambuddho” thôi. Biết giúp con sáng suốt và niệm Phật giúp con định tĩnh. Chỉ cần tâm sáng suốt định tĩnh là được, đừng cố giải quyết một cách chủ quan chỉ sinh rắc rối thêm."

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-06-2019

Câu hỏi:

Thưa thầy khi trọn vẹn với thực tại thì sẽ dần buông ra, chứ không phải buông theo cái ý muốn chủ quan phải không ạ.
Và một chút kinh nghiệm con thấy hữu ích với con, xin gửi đến các quý đạo hữu. Khi ta phiền não khổ đau, chính là pháp đang muốn chúng ta quay trở lại với thực tại, trọn vẹn với thân thọ tâm pháp. Ấy cũng chính là buông ra cái nguyên nhân của khổ đau phiền não.
Con cảm ơn thầy rất nhiều. Khi nào thầy trở về chùa Bửu Long ạ? Con muốn vào thăm thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-06-2019

Câu hỏi:

Con nghe pháp và đang thấy khó hiểu vài chỗ mong được Thầy chỉ bảo.
1. Bởi bản ngã nó gốc rễ của khổ đau, nên con muốn nhìn ra mặt mũi nó. Nhưng con không thể hiểu nổi là tại sao chỉ cần thận trọng, chú tâm, quan sát mà ta có thể thấy ra. Con muốn tìm ra gốc rễ của mọi vấn đề là bản ngã để không có dính mắc, khổ đau và mọi rắc rối.
2. Làm sao con có thể thấy ra cái đau khổ tâm lý là ảo?
Con xin Thầy chỉ bảo.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-06-2019

Câu hỏi:

Thưa Thầy cho con hỏi.
1. Làm sao con có thể nhận biết được mình có chánh niệm hay không? Chánh niệm của mình lúc đó mạnh hay yếu?
2. Làm sao con có thể giữ chánh niệm được liên tục?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-06-2019

Câu hỏi:

Thưa Thầy quý kính.
Thưa Thầy, trong cuộc sống hằng ngày con thường linh cảm được những việc không tốt đối với bản thân, cho dù không ai mách bảo nhưng con cũng cảm nhận được những điều đó ạ. Những lúc như vậy con rất là khổ sở ạ, đứng ngồi không yên, bồn chồn và lo lắng rất là nhiều ạ.
Dạ con kính mong Thầy giúp con là khi con đối diện với những lúc như vậy thì con phải làm sao ạ. Con chỉ mong mình đừng có linh tính như vậy để mình đở khổ hơn. Con cũng không biết vì sao mà con bị như vậy nữa Thầy ạ. Những việc con cảm nhận hầu như là đúng hoàn toàn Thầy ôi.
Con kính mong Thầy hướng dẫn giúp con cách nào để con được bình tỉnh khi đối diện với những lúc tâm con bị như vậy ạ. Vì khi bị như vậy con không còn tập trung làm được việc gì hết ạ. Con kính cảm ơn Thầy !
Sau cùng con kính chúc Thầy nhiều sức khỏe .
Con thành kính đảnh lễ Thầy ạ.
Con Tâm Liễu Như

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-05-2019

Câu hỏi:

Thưa Thầy con thực hành thế này.
Khi có việc gì cần làm thì con làm, nhắc mình hết lòng với nó, nhưng sự hết lòng được 1 chút thôi là con bị hút vào trong việc đang làm, quên lãng thực tại vài phút, rồi con nhớ ra và quay về, nhưng xẹt 1 cái thôi, sau đó là quên lãng vài phút, con không kiểm soát được, nó muốn khi nào nhớ thì nhớ, khi nào quên thì quên, vậy trong khoảng 10 phút con chỉ xẹt xẹt vài giây tỉnh thức thôi. Đó là lúc con tu mà không có cảm xúc, nếu có cảm xúc thì ít hơn nhiều. Vậy một ngày, con chỉ tu không biết được 1 phút không nữa! Con nhìn lại con thấy con đường thăm thẳm xa.... Không biết lúc mới bắt đầu tu Thầy có gặp khó khăn như vậy không? Và nếu chánh niệm quá ít như vậy, ngày trồi ngày sụt thì làm sao đủ để học?
Cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-05-2019

Câu hỏi:

Con kính bạch Thầy.
Mấy ngày qua do công việc, cuộc sống gây cho con nhiều phiền não, cùng với do ảnh hưởng thời tiết nên con thấy trong người khó chịu, mệt mỏi khiến giấc ngủ không ngon. Trưa nay con tác ý chánh niệm tỉnh giác cũng từ câu nói của Thầy: "Nếu ta còn tìm kiếm cái tốt hơn những gì đang xẩy ra thì ta sẽ không thể sống một cách trọn vẹn và chân lý đang hiện hữu ngay tại đây và bây giờ như nó đang là thì đối với ta vẫn "Trùng trùng xa cách".". Trước đây con chỉ sử dụng sự căng thẳng, khó chịu là đề mục duy nhất để chánh niệm thư giãn, buông xả nhưng chắc vẫn còn bản ngã xen vào muốn giải quyết nên giấc ngủ của con không ngon, ngủ dậy vẫn bị mệt. Trưa nay từ câu nói trên của Thầy, con dùng sự thở vô ra làm đề mục chính, nhưng đồng thời con cũng trọn vẹn với sự khó chịu, căng thẳng. Khi trọn vẹn với sự thở vì thật khó để làm sao cho sự trọn ven với thức tại sự thở, sự căng thẳng như nó là một cách tự nhiên nên con có tác ý thêm là khi hít vào muốn dễ chịu hơn một chút xíu với thực tại như nó là, còn khi thở ra muốn tệ hơn một chút xíu như nó là thì như nó là một cách tự nhiên ở trong khoảng hít vô, thở ra đó, còn ở đâu thì không biết và con tác ý thêm là khi mình tác ý như vậy sẽ có bản ngã xen vào nhưng tâm mình thư giãn, buông xả thì bản ngã cũng sẽ tự vơi dần đi một cách tự nhiên, con còn tác ý thêm là mình tác ý như vậy là để cơ thể tự vận hành (ngủ, hay không ngủ được không thành vấn đề). Thì tuyệt vời thay con đã ngủ được một giấc ngon lành và khi thức dậy người khỏe khoắn, đầu óc thư thái, sáng suốt dễ chịu, con cảm thấy như giũ bỏ được gần như 80-90% sự mệt mỏi, căng thẳng. Có phải là trưa nay con đã chánh niệm, trọn vẹn triệt để hơn những lần trước đó phải không Thầy? Có phải là con đang sử dụng kết hợp cả phương pháp chế định và không phương pháp như Thầy đã giảng phải không Thầy? Con mong Thầy nhận xét và cho con thêm lời khuyên.
Nhân mùa Phật Đản con chúc Thầy thân tâm thường lạc, có chuyến hoằng pháp viên mãn ạ.

Xem Câu Trả Lời »