loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 551 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'thơ'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 27-03-2016

Câu hỏi:

Thầy kính,
Con xin gửi tặng thầy một bài thơ trong phút bất chợt con đã viết nên ạ. <p>

Mới mở mắt, bệnh rồi già chết. <p>
Khổ sầu ưu lại đến niềm vui <p>
Vui chơi mãi cũng sinh chán nản <p>
Chán nản rồi tìm lại khổ ưu. <p>

Vòng cảm thọ, kiếp người theo đuổi <p>
Nhàm chán thay cuộc đời trôi mãi <p>
Ta sinh ra chỉ để bấy nhiêu <p>
Ôi thôi! Ta không muốn sanh nữa.<p>

Ta đi tìm hạnh phúc sau cùng <p>
Có nào bằng khoen gãy, xe dừng<p>
Cớ sao không ngẫm nghĩ soi mình<p>
Lời Thánh Nhân còn đó nào phai.<p>

Giã từ ưa ghét, đoạn tham sân<p>
Dắt mũi trâu, ta chủ tâm mình <p>
Không còn chấp trước, bỏ thiên về <p>
Còn gì trở ngại, trời thong dong. <p>

Con.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-03-2016

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy. Kính xin Thầy cho con hỏi. <p>
1. Trước kia con có ngồi Thiền theo kiểu là cố gắng tập trung vào hơi thở để cho Tâm được Định và Tâm con dường như có sự An định hơn sau mỗi lần ngồi như vậy. Khi làm những công việc hằng ngày con dường như ít bị Vọng tưởng hơn trước. Điều đó đem đến cho con một sự An lạc khi Tâm được Định ít bị vọng tưởng. Nhưng từ khi nghe Thầy giảng về Thiền là phải buông xả tất cả không có tập trung làm gì để đạt được gì, dù đó là cố tập trung vào hơi thở để được Định. Thì con cũng làm như lời Thầy dạy là khi ngồi Thiền chỉ để cho Tánh biết thấy tất cả mọi Pháp đến đi mà không can thiệp vào. Khi làm theo cách Thầy dạy con thấy Vọng tưởng trong Tâm con khởi lên nhiều hơn lúc trước kia (là ngồi theo kiểu tập trung vào hơn thở để được Định) và cảm giác An lạc dường như cũng biến mất theo. Vậy xin Thầy cho con hỏi là tu theo kiểu Thiền Vipassana thì nó có sự hấp dẫn, lợi lạc gì khi phải liên tục đối mặt với vọng tưởng mà ít có được An lạc khi Định? Tại vì khi con tu theo kiểu Thiền Định thì Tâm con ít vọng tưởng và khi ngồi Thiền có Định thì cảm thấy An lạc ngay. <p>
2. Thiền Vipassana, khi ngồi Thiền thì mình trụ Tâm ở đâu? <p>
Kính xin Thầy chỉ dạy. Con xin cảm ơn!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-03-2016

Câu hỏi:

Kính bạch thầy,
Con chúc thầy mạnh khỏe và hoằng pháp tại Châu Âu thật viên mãn! <p>
Liên quan tới cuốn Tử thư tây tạng con vừa được đọc, con xin mạn phép trình bày và có 3 câu hỏi xin thầy từ bi chỉ bảo. <p>
Theo như con hiểu thì Nội dung cuốn sách nói về quá trình chết cùng các hoạt động của tâm. Qua nhận thức đó xác định được con đường giải thoát và đưa ra các phương pháp trợ giúp cho thần thức nhận biết được tiến trình chết để có thể tự giải thoát hay nhận sự giúp đỡ từ bên ngoài.
Con xin thầy giải thich giúp con các vấn đề sau: <p>
1. Tiến trình thật sự liệu diễn ra như vậy không hay đây chỉ là một giả định/chia sẻ trải nghiệm của các bậc đạo sư đi trước nhằm giúp cho người theo phái Mật biết thêm thông tin khi thực hành? <p>
2. Con đâm băn khoăn là Ý nghĩa của việc tu tập trước khi chết là gì? Có giúp gì cho tiến trình này không? Bởi vì con cứ y theo lời thầy dạy là được: Sống ngày càng trọn vẹn với hiện tại và tùy duyên thuận pháp vô ngã vị tha.<p>
3. Theo như cách con hiểu thì các phương pháp này đều dựa vào tưởng, việc chuyển tải thông tin như hình ảnh, âm thanh,… đều do tưởng sinh ra. Nếu ở trong tưởng định mà khởi các luồng tư tưởng khác nhau thì có thể tạo ra được sự trao đổi và hỗ trợ về mặt tinh thần như vậy. <p>
Con cám ơn thầy nhiều.
Minh Trí

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-03-2016

Câu hỏi:

Thầy kính,
Con xin sám hối với thầy ạ! <p>
Con đã nhận ra mình mắc các lỗi lầm ạ, cám ơn thầy đã để cho con soi lại chính mình. Con chỉ đang làm dồi dào cái ngã của bản thân, dùng các hý luận để bồi đắp cái ý kiến chủ quan của chính con mà thôi, con đã bị nô lệ cho tâm ý. <p>

Nhiều kiếp trôi lăn nơi sanh tử <p>
Nô lệ của tâm bởi do ta <p>
Minh sát thân tâm không dứt đoạn <p>
Tự mình cất bước, Người bên ta.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-03-2016

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy. Con gặp phải một nan đề chưa giải được đó là: <p>
THẤY "CÓ" THÌ CHẾT MÀ THẤY "KHÔNG" THÌ SỐNG! <p>

Với nan đề này con phải làm sao, kính mong Thầy từ bi hoan hỷ khai sáng giúp con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-03-2016

Câu hỏi:

Bạch Thầy, <p>
Trong quá trình cầu chánh pháp trong đạo Phật, con có duyên nghe được những bài giảng của Thiền Tông và các kinh như Lăng Nghiêm, Kim Cang và Bát Nha Tâm Kinh của các thầy khác nhau trên Youtube. Con thiền mọi lúc mọi nơi bằng cách để tâm mình nhẹ xuống không khởi tâm phân biệt khi tiếp duyên các pháp. Nếu một niệm khởi thì chỉ nhẹ nhàng thấy biết và để cho nó tự rơi rụng. Mấy hôm nay con lại có duyên được nghe vài bài giảng của Thầy, giúp con phần nào thấy được bản ngã của con. Nhưng con lại có điều thắc mắc là, nếu con nhìn thẳng vào pháp để hiểu sự thật về nó thì sự thật của pháp cũng là tướng, mà đã là có danh tướng đều là hư vọng theo con được hiểu. <p>
Kính mong Thầy từ bi dạy cho con.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-03-2016

Câu hỏi:

Kính Thầy, <p>
Nhân lúc Thầy qua xứ tuyết lạnh xin gởi Thầy bài thơ con viết đã lâu mà năm ngoái lúc Thầy qua Mỹ con có đọc Thầy nghe và Thầy có lời khen là rất chấm phá, mênh mang và hài cú. Con kính gởi lên đây để Thầy cùng quý bạn đạo gần xa thưởng lãm. <p>
Moonlight Walking <p>

Walking through the snow <p>
The moonlight was shown <p>
My friend and I... walk <p>
Through the forest... slow <p>

Dạo Trăng <p>
Bước đi tuyết mọi nơi <p>
Trăng vằng vặc trên trời <p>
Tôi cùng người bạn cũ <p>
Dạo rừng cây thảnh thơi. <p>
Kính,
Minh Anh

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-03-2016

Câu hỏi:


Kính thưa thầy, <p>

Hôm nay, con thấy tâm con từ từ xua tan đám mây che kín đã lâu, nó thanh tịnh và trong sáng trở lại. Sau đó con thấy ra vẻ đẹp tuyệt vời của tính 2 mặt của cuộc sống như: Vui- Buồn, Được-Mất, Tốt-Xấu, Hơn-Thua, Thành-Bại... <p>
Con đã thấu hiểu sâu sắc bài thơ này của Thầy: <p>

Trải qua những bước thăng trầm <p>
Mới hay bậc trí giữ tâm hàng đầu <p>
An nhiên giữa cuộc bể dâu <p>
Khổ đau nhẫn được, đạo mầu chẳng xa! <p>

Con thành kính tri ân công đức chỉ dạy của Thầy nhiều.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-03-2016

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ Thầy! <p>
Kính bạch Thầy, hôm nay là sinh nhật Thầy, con chỉ có một tấm lòng để kính dâng Thầy qua vài dòng thơ thôi ạ. <p>
Như vầng mặt trời, <p>
chiếu sáng khắp nơi. <p>
Như vầng trăng tròn, <p>
mát dịu muôn loài. <p>
Như dòng nước chảy, <p>
len lỏi muôn phương. <p>
Như ngọn lửa cháy, <p>
ấm áp tình thương. <p>
Như cơn gió thoảng, <p>
xua tan muộn phiền. <p>
Lòng từ như đất, <p>
miệng luôn tươi cười. <p>
Vất vả Thầy ơi, <p>
giúp chúng con rồi, <p>
Viên tròn cả thảy, <p>
Minh rõ mọi điều. <p>
Công ơn khai sáng, <p>
làm sao đáp đền, <p>
tùy duyên thuận pháp, <p>
Thầy dạy không quên! <p>
Con kính mừng sinh nhật Thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-03-2016

Câu hỏi:

Mừng sinh nhật Thầy, nhân vườn con có giò lan nở con kính dâng Thầy cùng bài thơ chúc khánh tuế Thầy: <p>

Nụ cười vẫn còn đây <p>
Tâm bi mẫn tròn đầy <p>
Người về khung trời rộng <p>
Soi sáng một vầng mây <p>

Mừng Thầy thêm một tuổi <p>
Tăng phúc hạnh đủ đầy <p>
Mừng Thầy thêm hạ lạp <p>
Con xin chắp đôi tay <p>

Vườn sau nhà lan nở <p>
Xin được kính dâng người <p>
Tình thâm xin bày tỏ <p>
Ân đức Thầy muôn nơi <p>

Mừng sinh nhật bảy ba <p>
Vui năm mươi hạ lạp <p>
Con kính thành phương xa <p>
Xin đê đầu vọng bái <p>

Đệ tử Tuệ Quán-Trần Minh Anh kính bút. Mồng 4 tháng 2 năm Bính Thân.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »