loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 551 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'thơ'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 28-10-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, con xin ghi lại đây một câu chuyện do con tự nghĩ ra và xin kính mong Thầy chỉ cho con biết, rằng câu chuyện mà con hình dung ra như vậy là có được không ạ. Con xin sám hối và xin cám ơn Thầy.

Một hôm, Đức Phật cùng thị giả của ngài là Anan đi lên một ngọn đồi. Trong khi yên lặng ngắm phong cảnh xa gần, Anan bạch với Phật rằng:
- Thưa Thế Tôn, con thấy rằng sau này, cùng với việc thực hành theo giáo pháp của Người, chúng sinh sẽ xây dựng hình tượng của Phật để tôn thờ và quy ngưỡng.
- Xây dựng hình tượng của Như Lai để tôn thờ và quy ngưỡng ư? Thày Anan, theo thày thì hình tượng ấy sẽ như thế nào?
Đức Phật, sau khi quán chiếu thấy ra hình ảnh các tượng Phật của chúng sinh mọi miền, bèn kể lại cho Anan nghe. Nghe xong, Anan bạch với Phật rằng:
- Thế Tôn, con thấy những hình ảnh ấy cũng thật là đẹp. Ngài có nghĩ như vậy không?
Nghe xong, Đức Phật yên lặng đồng ý. Một lát sau, Ngài nói với Anan rằng:
- Này thày Anan, thầy hãy nhìn cái cây này xem. Thân của nó thật là vững chãi, và những lá cây này nhìn mới thấy nhẹ nhàng làm sao, tưởng như nó chỉ chơi vậy thôi. Nhưng thật ra nó làm việc không ngừng nghỉ suốt ngày đêm. Vì chỉ cần dừng lại một chút thôi, là nó sẽ bị héo đi ngay.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-10-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy, con lâu nay vẫn theo dõi trang mạng của Huyền Không Sơn Thượng, nhiều khi con thấy có những bài thơ, ví dụ như:

"ta gánh sầu thu lên vai gầy tu sĩ
"nghe nỗi buồn rớt giọt giữa trang kinh
"thiên thâu đó mãi vo tròn hạt lệ
"ta bước qua, ngôn ngữ rụng vô tình
(Minh Đức Triều Tâm Ảnh)

Con xin hỏi: như lời Phật dạy, "thấy cảnh, tâm không động". Với những bài thơ như vậy, phải chăng là có sự đối cảnh sinh tình không ạ? Và thầy có ngại rằng hàng Phật tử chúng con khi đọc thì có bị huyễn hoặc theo không ạ? Xin Thầy thứ cho những ý con đã có như vậy, và mong được Thầy giải đáp a, con đang mong đợi.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-10-2016

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy!
Cuồng phong (cảnh bên ngoài) sắp xảy đến với con rồi, "... chỉ thấy thôi chứ không có bản ngã...", con đang và sẽ ứng dụng lời Thầy. Con cảm ơn Thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-10-2016

Câu hỏi:

Con Chào Thầy!
Con kính chúc Thầy và mọi người luôn khỏe mạnh và An Lạc. Con xin hỏi Thầy, con hiểu có đúng không lời dạy của Đức Phật về nghiệp: "ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo tác..." như sau:
1- Khi trong tâm khởi lên bất kỳ một ý gì: thiện, ác, không thiện không ác thì ứng với các trải nghiệm - quả sẽ đến với người. Vấn đề chỉ còn là thời gian.
2- Nếu ý khởi rằng: tôi không muốn, không thích cái này cái nọ... đến với tôi thì vũ trụ - nghiệp - quả cũng vẫn sẽ gửi đến người trải nghiệm dù không muốn không thích và đó là vì sao dân gian có câu "ghét của nào trời trao của ấy".
3- Việc canh cái tâm để nó không sinh nghiệp là canh để không phát sinh các ý nghĩ ác cũng như thiện, như vậy việc canh thì có thể chủ động nhưng ý khởi lại do pháp làm, dù nó có thể là từ ảo tưởng - bản ngã, canh thì được nhưng làm gì có ai để điều khiển được ngã lúc đó đâu ạ? Con thực hành việc canh nhưng không hiểu ngoài canh ra thì... sao nữa ạ? Con mong Thầy chỉ dạy. Con cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-09-2016

Câu hỏi:

Bạch Thầy,
Con thường nghe Thầy nhắc nhiều lần cụm từ "đa ngôn loạn tâm". Theo con nghĩ điều này cũng tùy trường hợp, nếu đa ngôn chỉ để tích lũy kiến thức, ít trải nghiệm bằng pháp hành thì khó tránh khỏi loạn tâm, đó là sở tri chướng. Nhưng tuần rồi con nghe Thầy dạy nếu đa ngôn mà càng ngày càng nhận ra nhiều sự thật thì càng tốt, như vậy đâu có gì phải sợ loạn tâm. Con nghĩ như vậy có đúng không ạ, xin Thầy chỉ dạy. Con xin tri ân Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-09-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Thực tánh pháp và cái biết rỗng lặng trong sáng không phải là một phải không thưa Thầy?
Con xin cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-09-2016

Câu hỏi:

Ánh sao và Thái Hư
Sao sáng hỏi Thái Hư
Thầy là không hay có?
Không nhận đáp trả nào
Nó khẩn trương quan sát
Chờ xem thử Thái Hư
Có lúc nào chợt hiện
Chăm chăm nhìn hư không
Hy vọng gặp Không Tính
Suốt ngày chẳng thấy gì
Lắng nghe nhưng chẳng có
Nắm bắt chẳng được chi
Cuối cùng Sao than thở:
Đây rồi, cái xa nhất?
Ai đến đó được chăng?
Không có, tôi hiểu được
Nhưng ai hiểu không không
Nếu chừ trên tất cả
Hiện hữu một Thái hư
Ai là người hiểu được?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-09-2016

Câu hỏi:

Con Kính Bạch Thầy !
Trước là, con xin chúc Thầy được nhiều sức khỏe và duyên lành!
Sau là, con có vài dòng cảm xúc và con đã chuyển nó thành vài dòng thơ. Con xin trình:

Gió thổi luôn thay hướng,
Cuộc sống vốn vô thường.
Hãy tùy Duyên thuận Pháp,
Hữu minh chứng Niết-bàn.
Con xin cám ơn Thầy ạ!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-09-2016

Câu hỏi:

Bạch sư Thầy.
Con mong muốn được sư Thầy chỉ dạy cho câu "Phản văn văn tự tánh".
Con nghe nhiều Thầy giảng nhưng chưa hiểu, mong Thầy chỉ dạy cho con.
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-09-2016

Câu hỏi:

Bạch sư. Con cám ơn sư đã trả lời cho con bài thơ nói về vô sư trí. Nhưng con mong sư chỉ dạy cho phương pháp để đạt được vô sư trí. Theo con hiểu, người đạt vô sư trí thì khi ứng đáp không thông qua suy nghĩ nhưng không trái tri kiến Phật. Con xin cám ơn sự chỉ dạy của sư.
Nam Mô Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni Phật.

Xem Câu Trả Lời »